08/12/2022

Quy trình làm tổ của chim yến và sự thật thú vị về loại chim này

Yến sào đã không còn xa lạ gì đối với mỗi người chúng ta khi nó đã trở thành một món ăn mang đến nhiều dưỡng chất cho nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chim yến đã làm tổ ra sao. Dưới đây, Thế Giới Điện Giải sẽ chia sẻ đến bạn những điều thú vị về tổ chim yến nhằm giúp các bạn hiểu rõ về loại thực phẩm hữu ích này!

1. Thành phần cấu tạo nên tổ chim yến

Hình ảnh tổ chim yến

Tổ chim yến từ thiên nhiên

Tổ chim yến có thành phần chính là dịch được tiết ra từ nước bọt của chim yến. Sự thật là sau khi chim yến tiết ra nước bọt, phần nước bọt này sẽ dần dần đông cứng lại và trở nên chắc chắn, từ đó tạo thành tổ của chim yến. Tổ của chim yến sẽ được thu hoạch và chế biến thành các món ăn chưng cùng với yến sào thơm ngon bổ dưỡng như hiện nay.

Nói thêm một chút về chim yến, thì đây là loài chim thường sống trong các vách đá hang động. Chúng thường sinh sản vào mùa xuân bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 3. Chim yến thường lựa chọn những nơi có độ ẩm cao cũng như thoáng gió để sinh sống và làm tổ.

Chim yến cũng là loài chim báo hiệu cho một mùa xuân đang về với câu thơ của Nguyễn Du như sau:

"Ngày xuân chim én đưa thoi, 

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi"

2. Vị trí chim yến thường chọn để làm tổ

Hình ảnh nơi chim yến làm tổ

Hình ảnh nơi chim yến lựa chọn làm tổ

Chim yến thường lựa chọn làm tổ ở những vị trí có chỗ bám tốt hoặc những khe, vách đá. Còn đối với nhà yến thì chim yến thường lựa chọn làm tổ ở các vị trí chắc chắn nhằm giúp yến có thể thoải mái định cư lâu dài, đó là các vị trí không bị lung lay hoặc những nơi không dễ bị xâm nhập bởi các kẻ thù.

Tương tự như nhiều loại chim hiện nay, chim yến thường lựa chọn làm tổ ở cùng một vị trí trong nhiều lần. Nếu không thu hoạch tổ yến thì chiếc tổ sẽ ngày càng to dần ra do sự bồi đắp thêm nước bọt của chim yến lên tổ. Vì thế, cần phải thu hoạch tổ yến vào đúng thời gian tránh việc thu hoạch quá sớm cũng như quá lâu.

Bí quyết về cách chưng tổ yến giữ được nhiều dưỡng chất mà ít ai nói cho bạn

Bằng việc sử dụng nước iON kiềm nhằm giúp chiết xuất dưỡng chất từ yến sào tốt hơn cũng như giúp cho mùi vị của món yến chưng trở nên thơm ngon hơn, lý do đơn giản là vì trong nước iON kiềm có chứa cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ cùng với tính kiềm tự nhiên như rau xanh có sẵn trong nước và hàm lượng dưỡng chất tự nhiên, từ đó giúp món yến chưng trở nên thơm ngon bổ dưỡng hơn. 

3. Quy trình chim yến làm tổ

Như chúng ta đã biết, hiện nay có 2 loại tổ chim yến phổ biến gồm: Yến đảo và Yến nuôi (Yến nhà), cách làm tổ của 2 loại yến này có nhiều nét tương đồng nhau, tuy nhiên vì không gian và điều kiện khác nhau nên chúng tôi sẽ gửi đến bạn quy trình chim yến làm tổ theo 2 loại dưới đây nhé!

3.1. Quy trình làm tổ của chim yến đảo

Hình ảnh tổ yến đảo

Tổ yến đảo

Bước 1: Chim yến lựa chọn nơi làm tổ

Khi bước vào quá trình làm tổ, chim yến thường lựa chọn những nơi có cường độ ánh sáng với độ rọi khoảng 2 lumen/m2 nhằm mục đích phòng tránh những kẻ thù như chim cú mèo, dơi,… Ngoài ra, chim yến cũng thường lựa chọn những nơi đã từng có chim yến khác đến làm tổ, bởi đó thường là dấu hiệu cho sự an toàn.

Đối với chim yến đảo, những vị trí mà chúng thường lựa chọn là hang động, vách đá, gió thoáng với điều kiện tự nhiên phù hợp.

Bước 2: Làm tổ

Vào mùa sinh sản, ban ngày chim yến sẽ bay đi kiếm ăn và ban đêm chim yến sẽ tiến hành làm tổ. Lúc này, tuyến nước bọt của chim yến phát triển, cơ hàm chim yến sẽ ép nước bọt tiết ra và yến dùng lưỡi để đưa nước bọt lên mép tổ nhằm làm thành tổ chim yến.

Ban đầu, tổ chim yến trông giống như xơ mướp nhưng dần dần về sau các sợi được liên kết một cách chặt chẽ. Thời điểm tổ yến hoàn thành cũng là lúc mà chim yến sắp đẻ trứng.

Sau nhiều đêm miệt mài xây tổ thì dần dần tổ yến cũng được hình thành, trung bình mỗi đêm chim yến xây được 1 mm tổ yến. Sau khi tổ yến đã đủ lớn, lúc này chim yến sẽ quẹt nước bọt vòng trong lòng tổ yến để làm nơi đặt trứng. Dấu hiệu để nhận biết yến sắp đẻ trứng là trong lòng tổ chim yến có các lớp xơ mướp.

3.2. Quy trình làm tổ của chim yến nhà

Hình ảnh tổ yến nhà

Tổ yến trong nhà nuôi

Bước 1: Chim yến chọn nơi làm tổ ở nhà yến

Đầu tiên, chim yến nhà sẽ được dẫn dụ về nơi làm tổ trong nhà yến bởi những âm thanh. Thông thường, các nhà yến này thường được xây gần biển và phải đảm bảo an toàn để chim yến có thể đến trú ngụ, làm tổ. Tổ yến nhà thường có hình dáng cong như hình cánh cung, trong khi tổ yến đảo thường lớn hơn với hình dáng giống chiếc chén.

Bước 2: Chim yến làm tổ

Vào ban ngày, chim yến sẽ bay ra ngoài biển để kiếm ăn như yến đảo thông thường. Sau đó, vào ban đêm chúng sẽ quay trở về nhà yến và bắt đầu làm tổ trên vách nhà, đây sẽ là nơi chim yến làm tổ cố định trong suốt cuộc đời của chim yến nếu chúng an toàn và không có sự thay đổi từ con người.

Khi tổ chim yến hoàn thành thì cũng là lúc mà chim yến chuẩn bị sinh đẻ, trong quá trình này chim yến vẫn có thể tiếp tục xây tổ với độ dày từ 1 - 2mm. Lần đầu làm tổ, chim yến có thể cần đến 4 tháng để làm xong tổ trong khi đó những lần tiếp theo chỉ mất 1 tháng để chim yến có thể làm xong tổ.

4. Hình dáng của tổ chim yến

Hình dạng tổ chim yến

Tổ chim yến có hình dạng như một nửa chén trà

Tổ chim yến có hình dáng như một nửa chén trà được úp trực tiếp vào phần vách hoặc thành đá. Tổ chim yến có nhiều lớp xếp chồng lên nhau như xơ mướp và mỗi đêm yến lại quẹt thêm một lớp mới khi phần yến cũ đã khô lại.

Về kích thước, tổ chim yến có nhiều kích cỡ khác nhau. Mặc dù có nhiều kích thước nhưng chúng đều có chung một hình dáng nửa cái chén, hoặc nếu là yến nhà thì đó là hình dáng vòng cung.

Kích thước và độ sạch của tổ yến cũng tác động trực tiếp đến giá thành, một tổ chim yến với kích thước càng to và độ sạch cao thì sẽ có giá cao hơn những tổ yến thông thường khác.

5. Chim yến nào tham gia vào quá trình làm tổ?

Hình ảnh chim yến

Hình ảnh chim yến

Chim yến trống là chim sẽ đảm nhiệm chức vụ làm tổ cho chim yến, không như những loài chim khác khi nhiệm vụ làm tổ thường dành cho chim mái.

Theo như nhiều người từng nói rằng có thể do việc làm tổ khá là đau đớn và cần nhiều sức, nên chim yến trống sẽ đảm nhiệm chức vụ này và việc đẻ trứng là dành cho chim yến mái.

Thời gian để hoàn thành một tổ chim yến sẽ kéo dài trong khoảng 35 ngày. Tuy nhiên, thời gian để có thể thu hoạch được tổ chim yến là từ 3 - 4 tháng nhằm giúp cho tổ yến có được điều kiện tốt nhất để phát triển về sau.

Trên đây là những thông tin về tổ chim yến mà Thế Giới Điện Giải vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thể hiểu được tất tần tật những thông tin về tổ yến. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về nước và máy lọc nước iON kiềm thì có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline miễn phí cước hoặc đến trực tiếp Showroom để được hỗ trợ. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công!

Tác giả: Chuyên gia Nguyễn Đức

Xem thêm:

Nước yến có công dụng gì? Nên sử dụng nước yến vào lúc nào?

Bí quyết bảo quản yến tươi, yến thô và yến sơ chế đúng cách