09/12/2022

Bí quyết bảo quản yến tươi, yến thô và yến sơ chế đúng cách

Yến sào hiện nay được xem như một loại thực phẩm cao cấp với nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, rất nhiều người hiện nay khi sử dụng xong đã không biết cách bảo quản yến sao cho phù hợp, từ đó gây hỏng hóc và gián tiếp làm lãng phí nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe này.

1. Cách bảo quản yến tươi hiệu quả

Hình ảnh yến tươi

Bảo quản yến tươi đúng cách giúp cho thời gian có thể sử dụng được tối ưu

Để có thể bảo quản yến tươi - loại yến đã qua sơ chế nhưng chưa được sấy khô, thì bạn có thể để ráo nước và bảo quản theo 3 cách sau:

Cách 1: Cho yến tươi đã sơ chế vào hộp hoặc túi zip rồi bịt kín miệng lại, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh và tiến hành bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4 độ C, với cách bảo quản này thì thời gian sử dụng có thể lên đến hơn 7 ngày.

Cách 2: Cho yến tươi đã sơ chế vào túi zip hoặc bịch nilon bịt kín miệng và để vào ngăn đông của tủ lạnh, phương pháp này giúp yến tươi có thời gian bảo quản tăng lên từ 3 đến 5 tháng.

Cách 3: Sử dụng quạt để sấy hoặc đem phơi khô trong khoảng thời gian từ 30 - 45 tiếng, rồi sau đó đem bỏ vào trong bịch kín và để nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian bảo quản bằng phương pháp này có thể lên đến 1 - 2 năm. Tuy nhiên, với phương pháp này hàm lượng dưỡng chất có trong yến thường không nhiều bằng 2 cách kể trên.

Bí quyết chưng yến ngon và nhiều dưỡng chất

Sử dụng nước iON kiềm khi chưng cùng với yến sào giúp chiết xuất dưỡng chất và làm cho món ăn trở nên thơm ngon hơn, lý do là vì nước iON kiềm có cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, tính kiềm tự nhiên như rau xanh, nồng độ Hydrogen cao và hàm lượng dưỡng chất, từ đó giúp món ăn trở nên thơm ngon bổ dưỡng hơn. 

2. Cách bảo quản yến thô

Hình ảnh yến thô

Yến thô thường có thời gian bảo quản lâu hơn các loại yến khác

Tổ yến thô (tổ yến còn lông) là loại tổ yến có thời gian bảo quản và sử dụng lâu dài, tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản thì có thể gây nên tình trạng hư hại một cách đáng tiếc, dưới đây là một số lưu ý khi bảo quản mà bạn cần biết để bảo quản đúng cách nhé!

  • Không nên để yến tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, việc để yến tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ làm giảm hàm lượng dưỡng chất và thời gian bảo quản đi rất nhiều lần.
  • Không nên để yến ở nơi có độ ẩm cao hoặc quá kín vì sẽ dễ khiến yến bị mốc. Những nơi nào có khí hậu ẩm ướt thì nên đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng.
  • Nên kiểm tra tình trạng của tổ yến thô trước khi bảo quản, vì hiện nay có nhiều đơn vị khai thác xịt nước vào phần chân yến nhằm dễ dàng khai thác tổ - đây là tổ yến khô một phần, điều này cũng có thể gây nên tình trạng ẩm ướt ở tổ yến thô.
  • Nên sấy khô tổ yến trước khi bảo quản đối với những tổ yến khô một phần bằng việc để yến dưới quạt nhằm hong khô yến trong vòng từ 8 - 12 tiếng, khi sờ vào phần chân yến nếu yến cứng và gãy giòn thì lúc đó yến đã trở thành yến khô hoàn toàn và có thể đem đi bảo quản được rồi.

3. Cách bảo quản yến đã qua sơ chế

Hình ảnh yến đã qua sơ chế

Yến sào đã sơ chế giúp cho việc chế biến và bảo quản dễ dàng hơn

Tổ yến sơ chế là tổ yến thô đã được làm sạch lông và đem đi sấy khô, người dùng chỉ cần mua về và ngâm nước là có thể chế biến được rồi. Cách bảo quản của yến sơ chế cũng có những nét tương đồng với tổ yến thô còn lông, cụ thể như:

  • Nên để yến ở những nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.
  • Nên đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng đối với những nơi có khí hậu ẩm ướt.
  • Không nên để yến tinh chế ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Không nên để yến tinh chế ở nơi có độ ẩm cao hoặc quá kín.

Nếu phần yến đã qua sơ chế và sử dụng không hết thì bạn tiến hành bảo quản như yến tươi bằng việc cho yến vào túi zip hoặc hộp đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh nếu bạn muốn sử dụng tiếp trong 1 tuần tới, hoặc cho vào ngăn đông nếu bạn muốn tăng thời gian sử dụng lên khoảng 1 tháng.

4. Cách bảo quản yến đã làm sạch và ngâm nước

Hình ảnh yến ngâm nước

Yến sào ngâm nước thường có thời gian sử dụng ngắn và cần tuân thủ cách bảo quản đúng đắn

Đây là loại yến tương tự như yến sơ chế. Khác với việc ngâm nước thì yến sào sơ chế sử dụng ít nước hơn bằng việc xịt trực tiếp lên tổ yến hoặc phần lông và tạp chất để xử lý, làm sạch. Dưới đây là cách bảo quản đối với loại yến đã được ngâm nước bạn nhé!

  • Nên làm khô yến trước bằng việc sấy khô một phần hoặc hoàn toàn.
  • Yến đã qua ngâm nước cần thời gian sấy lâu hơn so với khoảng thời gian từ 21 tiếng để yến có thể khô một cách hoàn toàn. Sau khi yến đã khô thì lúc này bạn có thể cho yến vào trong túi đựng, lọ hoặc hũ để tiến hành bảo quản, bạn nên để ở nơi thoáng mát và khô ráo nhé!
  • Đối với yến được sấy khô một phần, thì bạn có thể cân nhắc bảo quản yến trong ngăn mát tủ lạnh với thời gian sử dụng tối đa 1 tuần và nếu để trong ngăn đông thì thời gian sử dụng tối đa có thể lên đến 1 tháng.

5. Cách bảo quản yến đã chưng

Hình ảnh yến sào đã chưng

Yến sào đã chưng có nhiều nét tương đồng trong cách bảo quản như yến tươi

Yến sào sau khi chưng thì tùy thuộc vào nguyên liệu chưng cùng với yến mà sẽ có hạn sử dụng khác nhau. Đơn cử như:

  • Khi chưng yến sào nguyên chất hoặc chưng cùng với đường phèn thì thời gian bảo quản của yến sẽ lâu hơn, nếu để trong ngăn mát của tủ lạnh thì thời gian ấy có thể lên đến 14 ngày.
  • Nếu chưng cùng với các nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen, gừng, kỷ tử,… thì hạn sử dụng tối đa không quá 10 ngày và cần phải bảo quản trong lọ kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Nếu bạn đã chưng yến nhưng chưa dùng tới thì có thể cho vào hộp kín, sau đó đậy nắp và bảo quản trong ngăn mát. Phần yến sào này có thể được sử dụng trong thời gian tối đa lên đến 10 ngày.

6. Những lưu ý khi bảo quản yến

Hình ảnh yến sào

Nắm chắc những lưu ý khi bảo quản yến giúp món ăn giữ được dưỡng chất và thời gian sử dụng

Thời gian bảo quản và sử dụng yến sào sẽ được kéo dài một cách tốt nhất nếu bạn nắm được những lưu ý dưới đây:

  • Luôn đậy kín nắp hộp đựng yến khi bạn ở những nơi có khí hậu ẩm ướt hoặc thực hiện bảo quản yến trong ngăn mát của tủ lạnh nhằm bảo quản yến được tốt nhất và giúp cách ly yến với các thực phẩm khác.
  • Nên bảo quản yến ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ và khô ráo. Khi phát hiện thấy yến có dấu hiệu đổi sang màu nâu hoặc đen thì bạn không nên tiếp tục sử dụng.
  • Đối với tổ yến thô một phần hoặc toàn phần thì bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng khô ráo của yến, có thể sử dụng tay để cảm nhận độ cứng và độ khô ráo của yến.
  • Nên sử dụng yến sào trong thời gian sớm nhất có thể tránh việc để yến quá lâu, vì hàm lượng dưỡng chất có trong yến sào sẽ giảm dần theo thời gian, đặc biệt đối với các loại yến sào tươi hoặc yến sào đã qua chế biến.

Trên đây là những chia sẻ về cách bảo quản yến sào mà Thế Giới Điện Giải vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những cách thức kể trên bạn đã có thể biết cách bảo quản cho từng loại yến nhằm đưa ra cách bảo quản tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nước và máy lọc nước iON kiềm thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline miễn phí cước. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

 

Xem thêm:

Quy trình làm tổ của chim yến và sự thật thú vị về loại chim này