4.1. Ưu điểm
Đó là sự tiện lợi, bạn có thể dễ dàng mua, dễ dàng sử dụng ở bất cứ mọi nơi, nước iON kiềm đóng chai vẫn mang tính kiềm mặc dù rất ít.
4.2. Nhược điểm
Độ pH không ổn định
Nước iON kiềm đóng chai (nước khoáng kiềm) có độ pH dao động từ 8.5 đến 9.5 và không được tối ưu theo nhiều cấp độ như máy điện giải tại nhà.
- Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì lại cần bổ sung nước iON kiềm ở các cấp độ khác nhau. Ví dụ, trẻ em từ 6 – 12 tuổi cần nước iON kiềm có độ pH khoảng 8.5 (tương đương mức kiềm 1), thanh thiếu niên từ 12 – 18 tuổi cần nước iON kiềm khoảng pH khoảng 9.0 (tương đương mức kiềm 2) và người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên cần nước iON kiềm pH khoảng 9.5 (tương đương mức kiềm 3).
- Uống theo giai đoạn, cần uống từ từ để cơ thể thích nghi sau đó tăng dần độ pH như: 2 tuần đầu tiên uống ở cấp độ khoảng 8.5 để cơ thể quen dần rồi mới tăng dần cấp độ pH.
Tùy vào cơ địa và khả năng hấp thụ của mỗi người mà cần đến mức độ iON kiềm khác nhau. Những người ăn rau xanh nhiều như theo chế độ thực dưỡng thì chỉ cần uống nước iON kiềm ở mức pH khoảng 8.5, trong khi đó người ăn thịt nhiều thì nên dùng nước iON kiềm ở độ pH khoảng 9.5 để cân bằng nội môi trường cơ thể.
Không có khả năng chống Oxy hóa
Nước điện giải iON kiềm có khả năng chống Oxy hóa mạnh nhờ vào phân tử Hydro (Hydrogen) hòa tan trong nước. Khi điện phân, ở điện cực âm sẽ tạo ra nước iON kiềm và khí Hydro. Hydro chính là tác nhân chống oxy hóa cực mạnh của nước iON kiềm và nó hòa tan trong nước.
Do Hydro là chất khí vì vậy trong quá trình đóng chai công nghiệp rất khó bảo quản được chất này, nó dễ bị bay hơi do quá trình vận chuyển hay do tác nhân bị va đập. Vì vậy, nước iON kiềm đóng chai, mặc dù cũng là nước điện giải iON kiềm nhưng nó lại không có khả năng chống Oxy hóa.

Đo nồng độ ORP trong nước iON kiềm đóng chai và nước từ máy điện giải
Cùng đo độ ORP để kiểm chứng độ chống Oxy hóa của nước iON kiềm đóng chai và nước iON kiềm trực tiếp từ máy điện giải như hình trên:
- Cốc nước bên phải được lấy ra từ máy điện giải nước iON kiềm của thương hiện TRIM, với nguồn nước đầu vào là nước máy ở Quận 3, TP.HCM. Cốc nước này đạt độ ORP = -760mV. Độ ORP < 0 nghĩa là có khả năng chống lại sự Oxy hóa, lượng hydro hoàn tan trong nước nhiều.
- Cốc nước bên tay trái lấy ra từ chai nước iON kiềm đóng chai mua từ siêu thị Co.opmart. Cốc nước này có độ ORP = 150. Độ ORP > 0 nghĩa là bị Oxy hóa, không còn hydro hòa tan trong nước.
Dựa vào thí nghiệm trên chúng ta dễ dàng nhận thấy nước iON kiềm tươi được lấy trực tiếp từ máy điện giải sẽ tốt hơn nước iON kiềm đóng chai về tính chất chống Oxy hóa.
Hydro trong nước iON kiềm là chất chống Oxy hóa cực mạnh, có tác dụng chống lão hóa và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm. Gốc tự do (Free radical) chính là nguyên nhân gốc rễ gây ra hàng trăm loại bệnh mãn tính như: ung thư, tiểu đường, gout, cao huyết áp, tim mạch, béo phì,…
Lượng Hydro trong nước càng nhiều thì khả năng chống Oxy hóa càng mạnh, điều này được biểu hiện bằng độ ORP âm. Độ chống Oxy hóa của nước điện giải iON kiềm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng nhất, đây cũng là tiêu chí cạnh tranh chất lượng của các nhà sản xuất máy điện giải với nhau.
Nhựa sử dụng làm chai đựng nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Chai nhựa thường được sử dụng cho nước iON kiềm đóng chai thường là các chai nhựa tái chế Polyethylene Terephthalate (viết tắt là PET hay PETE) kém an toàn, đây không phải là loại nhựa tốt nhất dùng để tái sử dụng nhằm chứa nước uống và thực phẩm vì tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.
Hãy sử dụng chai thủy tinh, chai nhựa an toàn hoặc các loại bình chuyên dụng (bình Laken) có tác dụng tránh ánh nắng mặt trời để bảo quản nước iON kiềm nhằm đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm: Loại nhựa an toàn để có thể sử dụng

Sử dụng nhựa PET tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe
(*) Nhựa PET là loại nhựa được ký hiệu bằng hình tam giác, bên trong có đánh số 01, vị trí nằm ở dưới đáy chai