24/01/2022

Nhận biết rau an toàn và không an toàn ngày Tết

Tết nguyên đán cận kề, hoạt động mua bán lại diễn ra nhộn nhịp, mọi người đua nhau tích trữ các loại thực phẩm để phục vụ cho ngày Tết. Bên cạnh các loại thịt, cá chứa nhiều chất đạm thì rau xanh là một phần thiết yếu trong bữa ăn. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường rau, củ được bày bán tràn lan gây ra nhiều khó khăn cho người tiêu dùng trong việc nhận biết rau an toàn để có thể lựa chọn. Đặc biệt là các loại rau “ngậm thuốc” đánh lừa thị giác người mua với vẻ ngoài xanh tươi mơn mởn. Vì thế nên, hãy cùng Thế Giới Điện Giải bỏ túi ngay những bí kíp dưới đây để có thể lựa chọn rau sạch ngày Tết bạn nhé!
Bí kíp nhận biết rau an toàn và không an toàn ngày tết

Bí kíp nhận biết rau an toàn và không an toàn ngày Tết cho người tiêu dùng

1. Rau an toàn là gì?

Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi được trồng, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất rau an toàn. Đồng thời, rau an toàn được trồng từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch và đúng quy trình GAP (Good Agricultural Practices).

Nguồn nước tưới rau không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hóa chất độc hại, hàm lượng một số hoá chất không vượt quá mức cho phép… Từ đó, rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrat, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau quả. (Theo quyết định 106/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Ngoài ra, theo các chuyên gia, rau an toàn ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân đạm hoặc ít bón phân đạm để tránh nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân vô cơ như phân chuồng đã qua xử lý, phân bắc ủ hoai.

2. Cách nhận biết rau an toàn từ chuyên gia

Để có thể mang về nhiều lợi nhuận trong kinh doanh rau, củ dịp Tết một số nhà sản xuất sẽ lạm dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,... dẫn đến tồn dư các hóa chất trong rau. Điều này không chỉ gây ra các loại bệnh cấp tính như ngộ độc thực phẩm mà còn dẫn đến các căn bệnh mạn tính nguy hiểm như rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có tim mạch và ung thư. 

Nhận biết rau an toàn và không an toàn dịp Tết

Nhận biết rau an toàn và không an toàn Tết Nguyên Đán theo chuẩn chuyên gia

Do đó, để đảm bảo an toàn trong việc lựa chọn rau xanh cho người dân, nhất là vào dịp Tết, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn về cách lựa chọn rau an toàn. Người tiêu dùng nên nhớ kỹ những lưu ý dưới đây để nhận biết rau an toàn và không an toàn ngày Tết.

2.1. Nhận biết rau an toàn theo đặc điểm hình dáng bên ngoài

Người tiêu dùng nên chọn các loại rau không bị dập nát, trầy xướng, không thâm nhũn ở núm cuống. Các loại rau nên có màu sắc tự nhiên, xanh nhạt vì những loại có màu quá đậm có thể được bón nhiều phân bón hóa học, màu xanh càng đậm thì càng thu hút nhiều sâu bệnh gây hại cho cây. Rau không dính chất lạ, mùi lạ, có các vết lấm tấm hoặc vết trắng. Bởi nếu lượng hóa chất tồn dư nhiều trên rau ngửi sẽ có mùi hắc. Cảnh giác với các loại rau quá “mập”, “phổng phao”, lá bóng, quá mướt.

Nhận biết rau an toàn ngày Tết dựa trên đặc điểm hình dáng, màu sắc

Nhận biết rau an toàn ngày Tết dựa trên đặc điểm hình dáng bên ngoài

Đặc biệt chú ý đến cảm giác “nhẹ bỗng” của một số loại rau xanh do phun nhiều chất kích thích sinh trưởng và hóa chất bảo vệ thực vật.

  • Rau cải: Khi mua nên bẻ ngang phần gốc nếu thấy có nước từ thân tiết ra thì rau đã bị bón quá nhiều phân đạm, thu hoạch quá sớm, hàm lượng Nitrat trong rau còn rất cao.
  • Rau muống: Không nên mua những bó có thân to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen, nhìn nghiêng trên mặt lá bóng mướt. Khi luộc loại rau này và để nước nguội sẽ quan sát thấy nước biến thành màu xanh đen, thậm chí có vẩn kết tủa đen.
  • Giá đỗ: Chọn giá đỗ hơi gầy, có rễ dài, không đều nhau, cọng giá cứng cáp vì đây là giá đỗ tự nhiên. Không nên mua những cọng giá đỗ bụ bẫm, thân to dài, đều nhau, không có rễ vì đây là giá đỗ sử dụng hóa chất để kích thích tăng trưởng.
Lưu ý, người tiêu dùng nên tránh mua các loại rau, củ được thái sẵn vì lúc này vitamin, khoáng chất có thể bị mất đi, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2.2. Nhận biết rau an toàn theo mùa vụ

Nhiều người thích ăn rau trái mùa vì có quan niệm rằng đó là rau được tuyển chọn kỹ và giữ được chất lượng cao. Thế nhưng thực tế là những loại rau trái mùa cần nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thậm chí chất kích thích tăng trưởng hơn. Vì vậy, rau trái mùa thường không an toàn nên nguyên tắc cơ bản cho những người nội trợ đó là chọn các loại rau theo đúng mùa. Bởi lúc này rau xanh sẽ phát triển bình thường không cần nhiều đến các loại thuốc và hóa chất độc hại vừa an toàn mà giá thành lại rẻ.

2.3. Mua rau từ những nơi sản xuất, kinh doanh có uy tín

Chọn nơi mua rau cũng là một trong những cách quan trọng để nhận biết rau an toàn. Nguồn gốc chính là yếu tố giúp người mua xác minh chất lượng rau. Mua tại các chợ truyền thống sẽ thường khó kiểm chứng về nguồn gốc nên người mua cần chọn các quầy bán hàng sạch, không gần các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như cống rãnh, nhà vệ sinh, nơi chứa rác thải. Còn mua tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi khách hàng nên quan tâm đến rau có đạt chứng nhận chất lượng hay không dựa trên tiêu chuẩn: VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,... Các sản phẩm rau, củ được chọn nên có bao gói, thùng chứa, dây buộc đảm bảo vệ sinh, trên bao bì hoặc nhãn mác có gắn trực tiếp vào sản phẩm đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, nhà phân phối.

2.4. Sử dụng nước iON kiềm để loại bỏ hóa chất trên bề mặt rau, củ, quả

Thực tế cho thấy hiện nay hầu hết ở rất nhiều vùng sản xuất người nông dân đã mặc định phải có hóa chất thì cây trồng mới tăng trưởng mạnh, năng suất cao. Vì thế nên các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng được sử dụng tràn lan, vô tội vạ lên cây trồng khiến cho rau, củ bị nhiễm hóa chất, kim loại nặng gây mất an toàn cho người sử dụng.

Đó cũng là lý do vì sao, Việt Nam có tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư trên đà tăng mạnh. Theo thống kê từ GLOBOCAN (một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế thuộc WHO), năm 2022 tỉ lệ mắc mới và tỉ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam lần lượt tăng 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia) và 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia) so với năm 2018. Là một người có trách nhiệm với sức khỏe của bản thân và gia đình chúng ta không thể nhắm mắt cho qua mà cần tìm biện pháp để đối phó với tình trạng rau, củ, quả nhiễm hóa chất.

Rất khó để thay đổi được ngành nông nghiệp công nghiệp hóa nên mọi người cần chủ động làm sạch thực phẩm sử dụng hằng ngày bằng những cách vô cùng đơn giản như sử dụng nước iON kiềm mạnh (pH~10.5 - 11.5). Thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật có gốc dầu để bám dính chặt vào thực phẩm, không bị cuốn trôi khi trời mưa hoặc phun tưới. Khi rửa rau bằng nước máy không thể loại bỏ sạch còn nước iON kiềm mạnh thì hoàn toàn làm được. Công dụng của nước iON kiềm mạnh trong làm sạch thực phẩm đã được các nghiên cứu và thí nghiệm thực tế chứng minh.

Sử dụng nước ion kiềm mạnh để loại bỏ hóa chất trên bề mặt rau, củ

Sử dụng nước iON kiềm mạnh để loại bỏ hóa chất trên bề mặt rau, củ

Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã chứng minh khả năng làm giảm lượng thuốc trừ sâu trong các loại rau, củ, quả của nước kiềm mạnh và đăng tải trên website chính thức: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/.

Theo đó, hiệu quả loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình rửa quất và dưa chuột bằng nước điện phân kiềm có giá trị pH cao, dung dịch canxi và oxy hoạt tính tốt hơn các dung dịch rửa khác. Dung dịch natri bicarbonat, nước ozon và dung dịch oxy hoạt tính có hiệu quả hơn trong việc giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong rau bina so với những dung dịch khác. Dung dịch oxy hoạt tính cho thấy hiệu quả loại bỏ 10 thuốc trừ sâu tốt hơn so với các phương pháp xử lý khác vì tính kiềm và khả năng oxy hóa của nó.

Trong số mười loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ sâu pyrethroid có tỷ lệ loại bỏ cao hơn còn chlorpyrifos khó loại bỏ nhất. Đối với phần lớn các loại thuốc trừ sâu, cường độ dư lượng thuốc trừ sâu cho thấy giảm dần khi tăng thời gian rửa. Kết quả chỉ ra rằng dung dịch kiềm có hiệu quả trong việc giảm dư lượng thuốc trừ sâu khi thời gian rửa dài hơn 15 phút.

Dung dịch oxy hoạt tính cho thấy hiệu quả loại bỏ 10 thuốc trừ sâu tốt hơn so với các phương pháp xử lý khác vì tính kiềm và khả năng oxy hóa của nó. Cường độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật giảm dần khi kéo dài thời gian rửa rau, củ, quả. 

>Xem chi tiết: Nghiên cứu về khả năng loại bỏ hóa chất trên rau, củ, quả của nước kiềm mạnh

Nước iON kiềm mạnh có độ pH cao trong khoảng từ 10.5-11.5 được tạo ra nhờ quá trình điện phân, phân tách các phân tử nước kết hợp với các vi khoáng tự nhiên trong nước. Dung dịch đạt đến độ pH này sẽ có khả năng bóc tách được thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản tồn dư trên bề mặt rau củ. Đặc biệt, khả năng chống oxy hóa cực mạnh của nước iON kiềm mạnh còn giúp các loại rau trở nên giòn hơn, kéo dài thời gian bảo quản. Với những dòng máy lọc nước iON kiềm sử dụng muối ăn hoặc dung dịch tăng cường điện phân sẽ tạo ra nước iON kiềm mạnh có khả năng bóc tách hóa chất trên bề mặt rau, củ, quả tốt hơn những dòng máy thông thường. 

Nước iON kiềm có khả năng loại bỏ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm không

Hướng dẫn các bước làm sạch rau, củ bằng nước iON kiềm mạnh như sau:

  • Bước 1: Lấy nước iON axit (pH ~2.5) từ máy điện giải, đổ nước vào bình xịt rồi xịt lên bề mặt rau để khử trùng.
  • Bước 2: Ngâm rau xanh, dưa leo, cà chua… đã khử trùng khoảng 15-20 phút với nước iON kiềm mạnh (pH~10.5-11.5). Sử dụng lượng nước ngập rau là đủ để bóc tách thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên bề mặt giúp rau tươi an toàn hơn.
  • Bước 3: Sau khi ngâm xong vớt rau ra, vẩy ráo nước và rửa lại bằng nước iON kiềm (pH~9.5). Nước iON kiềm ở mức pH này với các phân tử nước siêu nhỏ sẽ thấm sâu vào rau xanh, giúp chiết xuất được hương vị của rau đồng thời giữ được chất dinh dưỡng trong rau xanh, làm cho rau ngon hơn. 

Chỉ với ba bước đơn giản như trên là đã góp phần bảo vệ sức khỏe và có những món ăn ngon, bổ dưỡng. Đồng thời, mọi người có thể bảo quản rau xanh bằng cách đựng trong hộp thức ăn hay gói vào giấy rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.

Như vậy, Thế Giới Điện Giải đã gợi ý cho bạn rau an toàn là gì và cách nhận biết rau an toàn ngày Tết. Để đảm bảo một cái Tết trọn vẹn và an toàn, người tiêu dùng nên trang bị cho mình những kinh nghiệm lựa chọn rau xanh như trên. Chúc bạn có thêm nhiều món ăn ngon với các loại rau an toàn nhé!