29/02/2024

Miền Nam nắng nóng oi bức kéo dài, cảnh báo những nguy cơ về sức khỏe

Từ đầu tháng 2/2024, tình trạng nắng nóng gay gắt đã bao trùm khắp miền Nam. Nhiệt độ liên tục tăng cao kèm theo độ ẩm thấp, khiến cuộc sống, sinh hoạt của người dân trở nên khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

1. Nam Bộ được dự báo nắng nóng tiếp tục kéo dài

Từ ngày 9.2 đến nay, các tỉnh Nam Bộ đang đối mặt với tình trạng nắng nóng khá gay gắt, diễn ra trên diện rộng.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, nền nhiệt cao nhất ghi nhận được dao động từ 35 - 37 độ C. Riêng tại TP.HCM, vào 24-2, nhiệt độ cao nhất đo được tại trạm Tân Sơn Nhất đạt 35,9 độ C, Nhà Bè là 34,4 độ C.

Theo Th.S Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo (Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ), đợt nắng nóng hiện tại diễn ra sớm và có thời gian kéo dài hiếm gặp. Mức nhiệt cao nhất đo được lên tới 38 độ C, đạt mốc lịch sử trong tháng 2.

Tình trạng nắng nóng dự báo còn diễn ra đến hết tháng 2 và sắp tới sẽ có những đợt nắng nóng gay gắt hơn trong tháng 3 và 4.

Nhiệt độ tại miền Nam luôn cao

Miền Nam nắng nóng kéo dài

2. Các vấn đề sức khỏe nguy hiểm khi thời tiết nắng nóng

Tình trạng say nắng, say nóng

Say nắng, say sóng gây ra do sức nóng của ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức, hoặc do tập thể lực quá sức.

Những biểu hiện của say nắng, say nóng thường là mất nước, rối loạn điều hòa thân nhiệt, yếu ớt, mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa... Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng say nắng, say nóng có thể gây ra những biến chứng nặng hơn.

Say nắng, say nóng rất dễ gặp mùa nóng

Cơ thể dễ mất nước vào mùa nắng

Phát ban nhiệt do trời nóng

Đây là chứng bệnh phổ biến xảy ra trong môi trường nhiệt độ nóng ẩm khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, từ đó xuất hiện các nốt mụn đỏ li ti.

Cháy nắng

Việc tiếp xúc quá lâu với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời khiến da bị cháy nắng, gây cảm giác hơi ngứa, đau, nóng và đỏ da, nghiêm trọng hơn có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

3. Những lưu ý để chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Để tránh tình trạng sốc nhiệt, say nắng, mất nước… do thời tiết nắng nóng, mọi người có thể phòng ngừa bằng những cách dưới đây:

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn các loại thực phẩm mát, trái cây giàu vitamin C, hạn chế đồ chiên xào, dầu mỡ.

- Tránh đồ uống có caffeine và rượu vì khiến cơ thể dễ bị mất nước.

- Tránh thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, chẳng hạn như bước vào phòng lạnh ngay lập tức khi vừa đi dưới trời nắng.

- Tránh tập thể dục vào những giờ nắng gắt (từ 13 - 15 giờ).

- Mặc quần áo cotton nhẹ, sáng màu, thông thoáng để giảm sự toát mồ hôi, tránh bí da và bảo vệ da dưới tia UV.

- Uống 2 - 3 lít nước iON kiềm mỗi ngày, ngay cả khi không cảm thấy khát để bù nước, chất điện giải nhanh chóng, tăng cường đề kháng và bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nóng

Lưu ý để chăm sóc sức khỏe mùa nắng

Nắng nóng kéo dài có tác động đáng kể đến cơ thể con người. Bằng cách theo dõi tình hình thời tiết, mong rằng bạn có thể chủ động chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình và gia đình.