28/01/2024

Ô nhiễm không khí trong nhà còn nghiêm trọng hơn ngoài trời

Không chỉ có ô nhiễm không khí ngoài trời, ô nhiễm không khí trong nhà cũng là tác nhân gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe. Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: Nồng độ chất ô nhiễm tích tụ & phát sinh trong nhà cao gấp 2 - 5 lần ngoài trời!
Ô nhiễm không khí trong nhà

Ô nhiễm không khí trong nhà tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe

1. Nguy hiểm tiềm ẩn từ chính không gian sống

Chất lượng không khí trong nhà thường phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:

1.1. Cấu trúc xây dựng (độ kín)

Các chung cư, tòa nhà hiện nay đều có thiết kế rất kín, khiến cho không khí trong nhà không được luân chuyển, gây bí bách. Nồng độ chất ô nhiễm vì vậy mà tích tụ & tăng cao trong không gian sống.

Đối với những nhân viên văn phòng, thời gian sinh hoạt trong môi trường kín chiếm tới 18 - 20 giờ/ ngày; nếu chất lượng không khí không đảm bảo thì rất nguy hiểm đến sức khỏe về lâu dài.

Tòa nhà kín khiến ô nhiễm tăng cao

Ô nhiễm không khí bởi không gian sống khép kín

1.2. Chất lượng không khí bên ngoài

Ô nhiễm không khí bên ngoài thường đến từ khói bụi xe cộ, quy hoạch công trình, sương mù… khi tràn vào trong nhà sẽ khiến cho chất lượng không khí trong nhà sụt giảm. Khảo sát tại Mỹ cho thấy, cứ 6 phòng trong nhà với tổng diện tích khoảng 450 m2 sẽ thu được tới 18 kg bụi/ năm.

1.3. Thói quen sinh hoạt hằng ngày

Thói quen sinh hoạt gây ô nhiễm

Thói quen sinh hoạt cũng gây ô nhiễm không khí trong nhà

Tổ chức WHO cho biết, quá trình nấu ăn, sưởi ấm bằng nhiên liệu hóa thạch… là những tác nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà. Bụi mịn PM2.5 được tìm thấy trong lông thú cưng, thức ăn, phấn hoa, nấm mốc, tro bụi & khói thuốc… cũng là chất gây ô nhiễm hàng đầu.

Theo nghiên cứu, có tới 80% hoạt động của mọi người diễn ra trong nhà. Việc thường xuyên đóng kín cửa khiến không khí khó lưu thông & dần đặc quánh lại, vô hình chung tạo nên không gian ô nhiễm khép kín, đe dọa đến sức khỏe thành viên gia đình.

2. Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Chất lượng không khí trong nhà không sạch là một trong những tác nhân gây hại lớn đến sức khỏe, nhất là sức khỏe của phổi.

Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng đến sức khỏe

Sức khỏe phổi suy giảm

Ô nhiễm không khí trong nhà ảnh hưởng đến sức khỏe

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Không chỉ vậy, các đối tượng nhạy cảm bởi ô nhiễm không khí sẽ dễ bị tác động hơn bình thường. Chẳng hạn như trẻ em dễ bị hen suyễn, viêm phổi, viêm tai, viêm phế quản… vì khói thuốc lá; phụ nữ thường dễ bị khô họng & mắt; người già có nguy cơ mất trí nhớ cao hơn…

3. Các cách giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà

Cách giảm ô nhiễm không khí trong nhà

Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà

Giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách:

  • Mở cửa sổ để giảm độ ẩm, ngăn ngừa nấm mốc & bụi mịn tích tụ.
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ gia dụng thường xuyên giúp hạn chế bám bụi.
  • Trồng các loại cây lọc không khí: dương xỉ, lưỡi hổ, trầu bà, thường xuân, lô hội…
  • Sử dụng máy lọc không khí chất lượng (ví dụ như Wells - đạt chuẩn lọc không khí trong bệnh viện…) để duy trì chất lượng không khí tốt nhất.
  • Bảo trì định kỳ các loại máy điều hòa, máy sưởi… để loại bỏ chất gây ô nhiễm trong nhà.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá (khói độc trong thuốc khiến bản thân & gia đình gặp nguy hiểm đến sức khỏe).
  • Thận trọng với các hóa chất tẩy rửa, vì chúng có thể gây nhiễm độc trong không khí.

Hãy luôn giữ gìn & vệ sinh môi trường sống sạch đẹp, để chung tay góp phần giảm thiểu gánh nặng ô nhiễm không khí cả trong nhà & ngoài trời nhé!