21/08/2020

Thực dưỡng là gì? Vai trò, cách ăn thực dưỡng đạt hiệu quả

Thực dưỡng là phương pháp ăn uống cải thiện sức khỏe được ưa chuộng trong những năm gần đây. Trong đó, ngoài ăn uống, thực dưỡng còn là phương pháp dưỡng sinh tinh thần nhằm mang lại cuộc sống vui vẻ và khỏe mạnh hơn.

thực dưỡng

Thực hành thực dưỡng đúng cách là chìa khóa nâng cao sức khỏe

1. Phương pháp thực dưỡng Ohsawa là gì?

Thực dưỡng Ohsawa, còn được gọi là tắt là thực dưỡng, là hệ thống triết lý và thực hành của Giáo sư người Nhật Bản Georges Ohsawa (1893-1966). Dựa trên nguyên lý Vô Song của nền triết học phương Đông, điển hình là nguyên lý âm – dương, Ohsawa đã sáng tạo phương pháp dưỡng sinh từ thể chất đến tinh thần gọi là thực dưỡng.

2. Nguồn gốc phương pháp thực dưỡng

Mặc dù là người được đặt tên cho phương pháp này song Georges Ohsawa không phải là người sáng lập đầu tiên. Người tiên phong khởi xướng cho trường phái này là Tiến sĩ – Bác sĩ Quân y Nhật Bản Sagen Ishizuka (1850-1910).

Sau Sagen Ishizuka, ông Georges Ohsawa là người có công lớn nhất truyền bá rộng rãi phương pháp này ra toàn thế giới. Cơ duyên đến với ông khi ông bị lao phổi và ruột kết (1911). Nhờ chế độ ăn uống do Sagen Ishizuka khởi xướng, ông đã cải thiện được bệnh. Từ đó, ông dành cả phần còn lại để nghiên cứu thực dưỡng.

Ông Ohsawa cha đẻ chế độ thực dưỡng lúc sinh thời
Ông Ohsawa lúc sinh thời

Đến nay, hơn 100 năm ra đời và phát triển, thực dưỡng được biết đến trên toàn thế giới và đã giúp rất nhiều người cải thiện bệnh khi áp dụng đúng cách.

Xem thêm: Nước ion kiềm và những tác dụng đối với cơ thể

3. Khác biệt của phương pháp thực dưỡng Ohsawa

Không chỉ dựa trên khái niệm âm-dương của phương Đông, Ohsawa còn kết hợp với nguyên lý axit-kiềm của phương Tây làm nền tảng thực dưỡng của mình. Theo đó gồm 2 dạng chính là thực phẩm có tính âm và thực phẩm có tính dương. Để khỏe mạnh, cần kết hợp âm-dương cân bằng.

Ngoài dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống, ở khía cạnh tinh thần, triết lý sống, tính giáo dục con người sống hòa hợp với thiên nhiên của Ohsawa được nhiều người tin và áp dụng.

4. Phân loại thực phẩm theo âm và dương

Theo triết học phương Đông, nguyên lý âm-dương là nguồn gốc của mọi nền khoa học, giải quyết mọi vấn đề đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh. Điển hình là mọi vật, mọi tồn tại đều có thể thể hiện tính âm-dương của nó.

Phân loại thực phẩm âm (-) dương (+), thực phẩm có tính âm cao 3 dấu ngang (– – –), âm thấp 1 dấu ngang (–); thực phẩm có tính dương cao (+++), dương thấp (+).

Bảng thực dưỡng âm dương

Tên thực phẩm

Phân loại

Tên thực phẩm

Phân loại

*Các loại hạt

Đậu ngự

– – –

Gạo trắng

+

Đậu lăng ti

– –

Đậu bạt

+

Đậu nành

– –

Đậu ván

+

Đậu phộng

– –

Đậu đen

+

Đậu xanh

Đậu đỏ

+

Bắp (ngô)

Hạt mít

+

 Yến mạch

Gạo đỏ

+ +

Kiều mạch

Hạt súng 

+ +

Gạo nếp

Hạt sen

++

*Rau quả

Thơm, dứa

– – –

Rau khoai

Cà dái dê

– – –

Su hào

Cà chua

– – –

 Rau má

+

Đậu đũa

– – –

Cải cay

+

Đậu cô-ve

– – –

Củ cải trắng

+

Dưa chuột

– – –

Bí đao

+

Bắp chuối

– – –

Bồ công anh

+

Măng tre

– – –

Cúc tần ô

+

Măng tây

– – –

Rau diếp cá

+

Mướp ngọt

– – –

Kiệu

+

Atisô

– – –

Hành

+

Dưa gan

– – –

Nén

+

Giá

– – –

Hẹ

+

Nấm

– – –

Bí đỏ, hạt bí đỏ

+

Rau am

– – –

Xà lách son

++

Mồng tơi

– –

   

Rau muống

– –

   

Bầu

– –

   

Rau mã đề

   

Quả su su

   

Rau dền

   

*Trái cây

Bưởi

– – –

Đào

Cam, quýt

– – –

Quả phật thủ

Chuối

– – –

Hạnh nhân

Hồng

– – –

Măng cụt

Sapoche

– – –

Nhãn

Me

– – –

Mãng cầu

Dưa lưới

– – –

Khế

Vú sữa

– – –

Lựu

Lê, đào, mận

– –

Quả gấc

+

Dưa hấu

– –

Mít non

Chôm chôm

– –

Dâu

+

Nho

– –

Cherry

+

Mít chín

– –

Quả táo

+

Vải

– –

   

Chanh

– –

   

*Dầu thảo mộc

Dầu dừa

+ +

Dầu Ô-liu

+

Dầu lai

+ +

Dầu hương quỳ

+

Dầu đậu nành

+ +

Dầu mè

+

Dầu phụng

+ +

Dầu Ô-mê-ga

+

*Gia vị

Gừng

– – –

Ngò

+

Ớt

– – –

Nghệ

+

Tiêu

– –

Quế

++

Tỏi

Muối

+++

*Thức uống

Cafe

– – –

Trà lá vối

+

Cacao

– – –

Trà gạo lứt rang

+

Nước ngọt

– – –

Trà lá (chè khô)

+

Rượu

– – –

Trà đậu đỏ rang

+

Bia

– –

Trà lá sen

+

Nước khoáng

Trà ngãi cứu

++

Soda

Trà sâm

++

Nước giếng sâu

   

Trà bạc hà

   

5. Thực dưỡng Ohsawa chữa ung thư như thế nào?

Thực tế, trên thế giới đã có rất nhiều người chữa được nhiều bệnh tật nguy hiểm, trong đó có ung thư bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

Thực hư phương pháp chữa ung thư bằng thực dưỡng

Thực hư phương pháp chữa ung thư bằng thực dưỡng

Điển hình như Giáo sư Jane Plan (người Anh) bị ung thư vú. Sau nhiều lần hóa trị nhưng không có tác dụng. Bà không buông bỏ cuộc sống cho số phận và quyết định tìm đến nhiều phương pháp chữa trị khác. Bà không ăn các thực phẩm giàu protein động vật nữa, thay vào đó bà ăn nhiều các loại rau xanh, ngũ cốc và hoa quả. Kiên trì thực hiện, cuối cùng cơ thể cũng tự hồi phục, căn bệnh đã hoàn toàn biến mất và Jane Plan sống rất khỏe mạnh.

Một minh chứng khác, Kris Carr – diễn viên kiêm nhà văn nổi tiếng người Mỹ cũng chiến thắng ung thư bằng chế độ ăn uống. Cô đã từ bỏ thói quen ăn uống thông thường của mình, thay vào đó là các thực phẩm giàu tính kiềm như rau xanh, trái cây, các loại hạt và nước uống cô chọn là nước uống giàu tính kiềm như nước ép rau xanh, nước ion kiềm.

Kris Carr không ăn các loại thịt, hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Sau này, khi hoàn toàn khỏe mạnh, cô còn trở thành người tuyên truyền tích cực cho phương pháp này trong suốt 15 năm.

> Xem đầy đủ tại: Chiến thắng ung thư giai đoạn 4 nhờ chế độ dinh dưỡng giàu kiềm của nhà văn Kris Carr

6. Phương pháp ăn thực dưỡng là như thế nào?

Thực dưỡng là phương pháp dưỡng sinh chủ yếu bằng ăn uống. Vậy, ăn thực dưỡng là chế độ ăn uống khoa học và tuân theo những nguyên tắc, điều kiện nhất định.

  • Nguyên tắc ăn thực dưỡng theo Ohsawa

Áp dụng nguyên tắc ăn thực dưỡng cần theo trình tự “nấc thang”, bắt đầu từ những bước đơn giản, dễ thích nghi và đến bước cao và khó hơn. Có 6 nhóm thực phẩm mà bạn cần lưu ý, đó là gạo lứt – các loại rau củ xào, hấp – rau sống, trái cây – thịt – canh, súp – đồ tráng miệng. Dưới đây là 10 tỷ lệ tương ứng để áp dụng cho bữa ăn của mình.

Đỉnh cao của phương pháp thực dưỡng Ohsawa là cách ăn số 7 với 100% bữa ăn gạo lứt với muối mè. Cách ăn số -3 là của một người mới bắt đầu phương pháp thực dưỡng (ăn thịt, ăn mặn), sau đó tăng dần, tăng dần đến cách ăn số 3 trở lên là ăn chay thực dưỡng.

Phép ăn theo tỷ lệ quân bình âm dương 5/1 theo Ohsawa

Cách ăn số

Gạo lứt hay cốc loại

Rau xào khô và mặn

Canh, cháo

Thịt

Rau sống và trái cây

Tráng miệng

7

100%

         

6

90%

10%

       

5

80%

20%

       

4

70%

20%

10%

     

3

60%

30%

10%

     

2

50%

30%

10%

10%

   

1

40%

30%

10%

20%

   

-1

30%

30%

10%

20%

10%

 

-2

20%

30%

10%

25%

10%

5%

-3

10%

30%

10%

30%

15%

5%

 

  • Điều kiện khi áp dụng phương pháp này

Khi tăng dần các cấp độ ăn từ thấp đến cao (bắt đầu từ cách ăn -3 đến cách ăn số 7), bạn phải theo dõi cơ thể. Nếu vẫn cảm thấy khỏe mạnh, hãy tiếp tục tăng cấp độ, nhưng nếu có dấu hiệu  mệt mỏi, bạn cần dừng và điều chỉnh lại. Điều kiện để ăn thực dưỡng là:

  • Không cảm thấy mệt mỏi
  • Luôn có cảm giác ngon miệng
  • Giấc ngủ sâu và ngon
  • Trí nhớ tốt
  • Vui vẻ, cởi mở với mọi người
  • Bình tĩnh để có quyết định đúng trong mỗi việc làm
  • Kiên trì thực hiện phương pháp

7. Thực dưỡng Ohsawa số 7 là gì?

Theo Ohsawa, 10 cách ăn đều lấy gạo lứt làm thức ăn chính vì gạo lứt gần sát quân bình âm dương. Tỷ lệ gạo lứt càng cao thì càng tốt, đỉnh cao là cách ăn số 7 với 100% gạo lứt. Nhất là khi bị bệnh, bạn nên chọn cách ăn số 6 với khoảng 90% gạo lứt, 10% rau củ nấu chính hoặc cách ăn số 7.

Thực dưỡng Ohsawa số 7 là gì?
Thực dưỡng Ohsawa số 7 là gì?

Theo Ohsawa, thực dưỡng số 7 là cách ăn 100% cốc loại như gạo lứt, vừng (muối mè), hạt sen, yến mạch, kiều mạch, hắc mạch, hạt sen, hạnh nhân, óc chó… mà vẫn cảm thấy khỏe mạnh.

8. Nâng cao hiệu quả với phương pháp thực dưỡng

Điểm hội tụ của triết lý và thực hành của phương pháp thực dưỡng nằm chính yếu ở thực phẩm và sự ăn uống giàu tính kiềm. Cần nhìn tổng quan từ cả 2 phương pháp tiếp cận của phương Đông và phương Tây để có cách ăn uống khoa học và khỏe mạnh.

+ Phương Tây đã khám phá ra tính chất của thực phẩm qua thành phần hóa học của chúng – axit và kiềm. Các thực phẩm đều có tính hoặc là tạo axit, hoặc là tạo kiềm, chỉ khác nhau về mức độ. Do đó, việc sử dụng kết hợp chế độ ăn và uống nước ion kiềm sẽ giúp cân bằng môi trường axit – kiềm, trung hòa axit dư thừa, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa những bệnh tật nguy hiểm.

+ Về phía tiếp cận của phương Đông, phân tích thực phẩm dưới khía cạnh – âm và dương. Các thực phẩm đều có tính chất hoặc trội dương, hoặc trội âm, khi so sánh với thực phẩm này thì là âm, nhưng khi so sánh với thực phẩm khác thì lại là dương. Muốn có sức khỏe lành mạnh, ta phải biết phối hợp hài hòa giữa các thực phẩm với nhau để tạo ra sự quân bình giữa chúng. Thực dưỡng chính là phương pháp tạo ra sự quân bình đó. Kết hợp với việc thực dưỡng và nước ion kiềm càng tạo ra môi trường quân bình đó dễ dàng hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

> Qua đó có thể thấy, với việc kết hợp chế độ thực dưỡng và sử dụng nước uống ion kiềm sẽ giúp phát huy hết tác dụng của 2 phương pháp này. 

9. Hướng dẫn cách sử dụng nước ion kiềm kết hợp với chế độ thực dưỡng

Đối tượng:

- Đối với người mới bắt đầu chế độ thực dưỡng và nước ion kiềm: Nên sử dụng nước ion kiềm với độ pH 8.0 - 8.5 trong 2 tuần đầu tiên. Sau 2 tuần đến 1 tháng sử dụng bạn mới tăng nước ion kiềm lên mức pH cao hơn là 9.0, tùy theo cơ địa mà thời gian thích ứng khác nhau, ví dụ thời gian của người già lâu hơn người trẻ. Người trẻ khỏe mạnh có thể chỉ cần 1 tuần là có thể tăng lên pH 9.0.

- Đối với người đã quen thuộc với chế độ thực dưỡng và nước ion kiềm: thì dùng nước ion kiềm với mức pH cao nhất uống được là 10.0 (tuyệt đối không nên uống nước ion kiềm mạnh lên đến pH ~ 10.0). 

- Đối với người không sử dụng phương pháp thực dưỡng: vẫn nên uống nước ion kiềm mỗi ngày (pH từ 8.5 - 9.5) để tăng cường sức khỏe. Đây là nguồn nước uống sạch và tốt từ Nhật Bản, được Bộ Y tế Nhật Bản công nhận lợi ích và khuyến khích sử dụng.

Cách dùng:

Nên uống đều đặn khoảng 2 - 2.5 lít nước ion kiềm mỗi ngày tùy nhu cầu cơ thể (thay cho nước lọc). Chế độ thực dưỡng và nước ion kiềm có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, giúp cơ thể cân bằng, kết hợp với luyện tập thể dục thể thao để mang đến vóc dáng thon thả, khỏe mạnh, tránh các bệnh liên quan đến béo phì, thừa cân, tim mạch

Có thể dùng nước ion kiềm để nấu cơm gạo lứt, các phân tử nước siêu nhỏ sẽ dễ dàng hòa nguyện vào từng hạt gạo, giúp cơm trở nên mềm mịn và ngon thơm hơn, đậm đà hương vị, bảo toàn dưỡng chất bổ dưỡng.

Lưu ý sử dụng

Đây là phương thức giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh chứ không phải cách để thay thế việc chữa bệnh bằng thuốc hoặc liệu trình điều trị từ bác sĩ. Bệnh nhân có thể kết hợp nhiều phương thức với nhau, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi cần. Ngoài ra, không phải ai cũng có thể hợp với chế độ thực dưỡng nhất là khi chuyển đột ngột từ việc ăn nhiều thịt sang ăn thực dưỡng, vì vậy cần lắng nghe cơ thể để cảm nhận các chuyển biến thích hợp hoặc không thích hợp (cơ thể phản ứng lại).

> Xem thêm: 

Như vậy, hi vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ thực dưỡng là gì và cách ăn uống thực dưỡng như thế nào để tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn đã biết cách kết hợp với nước ion kiềm đúng cách, chọn nguồn nước kiềm tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, bài viết này của Thế Giới Điện Giải chủ yếu cung cấp thông tin tham khảo cho bạn đọc. Thế Giới Điện Giải không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, hoặc tư vấn cách chữa trị bệnh. Bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với các bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi ứng dụng, cách sử dụng phương pháp thực dưỡng để tránh các tác hại không mong muốn.

Chỉ khi nào, bạn cần tư vấn về nước uống điện giải ion kiềm tốt cho sức khỏe, bạn có thể liên hệ qua hotline miễn phí cước của Thế Giới Điện Giải để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc chu đáo.

Tác giả: Lệ Huyền