Trên thế giới

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp hóa đã kéo theo tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Châu Á là châu lục được đánh giá là nơi có mức độ ô nhiễm nước cao nhất thế giới với lượng chất độc hại có trong nguồn nước cao gấp 3 lần so với chỉ số trung bình trên thế giới.
Đáng nói, đây chỉ là những con số thống kê về tình trạng ô nhiễm nước ở trên bề mặt mà chưa tính đến việc ô nhiễm ở các nguồn nước ngầm. Theo đánh giá của UNICEF, có đến 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nhất thế giới gồm: Thái Lan, Philippines, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam chúng ta.
Trên thế giới, Bangladesh là quốc gia chỉ có 15% nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn và khoảng 1,2 triệu người dân đang sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Còn ở Indonesia, số lượng người dân thiếu nước sạch sử dụng vào khoảng 200 triệu người và tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn khi mà ý thức người dân chưa được cải thiện.
Tại Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam
Theo báo cáo của Viện y học lao động và Vệ sinh môi trường thì có đến 17 triệu người dân chưa được sử dụng nguồn nước sạch mà phải dùng đến nguồn nước mưa, nước giếng và nước từ máy lọc chưa đảm bảo.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ước tính mỗi ngày có đến 5.000m3 được thải ra từ những nhà máy bột giặt, giấy và nhuộm. Đặc biệt, tại những khu vực kênh thuộc quận 11, quận 8 và quận 6 là những nơi bị tình trạng ô nhiễm nặng nề, trong số đó có kênh Tàu Hũ là nơi được xem là bộ mặt thành phố nhưng vẫn gặp tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Tại Hà Nội, nguồn nước ô nhiễm thải ra môi trường mỗi ngày lên đến khoảng 400.000 m3 và chỉ có khoảng 10% trong số đó được xử lý, điều này đã khiến cho những con sông như sông Tô Lịch, sông Đà, sông Linh Đàm,… ngày càng ô nhiễm.
Đối với các vùng nông thôn ở Việt Nam, việc các nhà máy xử lý rác thải vẫn chưa có nhiều và những nguồn rác hoặc nước thải vẫn được xả trực tiếp ra môi trường mà không hề có một biện pháp xử lý nào, điều này làm cho vấn đề ô nhiễm nước ngày càng trầm trọng.
Theo Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì có đến 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen. Ngoài ra, hàng năm có đến 9000 người chết do sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tại Việt Nam có đến 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.