01/01/2024

Ô nhiễm không khí & 5 cách cần biết để bảo vệ sức khỏe

Được nhận định là nguy hiểm hơn cả thuốc lá hay rượu bia, ô nhiễm không khí đang trở thành mối đe dọa lớn đối với sức khỏe. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe trong những ngày chất lượng không khí ở mức xấu?
Những điều cần làm để bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động tại các thành phố lớn

1. Thực trạng ô nhiễm không khí đáng báo động tại Việt Nam

Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề ngày càng nghiêm trọng - ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn.

Từ cuối tháng 11/2023, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc bước vào đợt ô nhiễm không khí đáng báo động:

  • Chỉ số chất lượng không khí đo được tại ứng dụng IQAir có lúc vượt quá 200 (ngưỡng cảnh báo tím) và thường xuyên ở mức trên 100 (cảnh báo cam tới đỏ).
  • Nồng độ PM 2.5 cao gấp 34.5 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO (5 µg/m3).
Chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội

Chỉ số chất lượng không khí qua ứng dụng IQAir tại Hà Nội đo được vào tháng 12/2023

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chất lượng không khí cũng luôn ở mức xấu:

  • Chỉ số ô nhiễm không khí đo được qua ứng dụng Air Visual, AQI có lúc đạt mức 142 - mức cảnh báo đỏ.
  • Chỉ số bụi mịn PM 2.5 theo đạt 105 µg/m³, cao gấp 21 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Chỉ số chất lượng không khí tại TP.HCM

Chỉ số chất lượng không khí qua ứng dụng IQAir tại TP.HCM

2. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu

Ô nhiễm không khí được ví như "sát thủ vô hình" vì khó nhìn thấy bằng mắt và âm thầm gây hại đến sức khỏe.

Khi tiếp xúc với các hạt bụi mịn có trong không khí ô nhiễm, chúng sẽ thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, có đến 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu gây ra bởi ô nhiễm không khí. Tại Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

3. 5 giải pháp hữu ích bảo vệ sức khỏe khi không khí ô nhiễm

Sống trong môi trường không khí ô nhiễm tại các thành phố lớn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình bằng nhiều cách:

  • Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các ứng dụng đo lường mức độ ô nhiễm không khí, bản tin thời tiết trên báo, đài, truyền hình địa phương để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe.
  • Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc đi ra đường khi chất lượng không khí kém, đặc biệt là vào các giờ cao điểm.
  • Sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn được chứng nhận bởi cơ quan uy tín. Khẩu trang cần ôm kín khuôn mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều.
  • Nâng cao sức đề kháng bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin A như bơ, khoai lang, cà rốt, gan động vật; giàu vitamin C như cam, xoài, súp lơ xanh...
  • Sử dụng máy lọc không khí lọc theo tiêu chuẩn bệnh viện (ví dụ như máy lọc không khí Wells) để giúp giảm thiểu các thành phần khói bụi, khí thải độc hại, vi khuẩn... và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, mùi hôi, nấm mốc có hại.
Cách bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí

Cách bảo vệ sức khỏe trước ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là nỗi lo của người dân sống tại các thành phố lớn. Mong rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi phải đối mặt với tình trạng chất lượng không khí xuống cấp.

Nếu đang tìm kiếm các sản phẩm máy lọc không khí chất lượng để bảo vệ sức khỏe, Quý khách có thể liên hệ đến Hotline miễn cước của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn.