21/08/2020

Nước ion kiềm có công dụng chữa táo bón như thế nào?

Ai cũng đều từng bị táo bón đôi lần trong đời vì đây là chứng bệnh tiêu hóa khá phổ biến. Tuy nhiên, táo bón mạn tính thì rất nguy hiểm, có thể hủy hoại cơ thể bởi các chất độc tích tụ. Cùng Thế Giới Điện Giải tìm hiểu các tác dụng tích cực của nước ion kiềm trong hỗ trị chữa táo bón.


Chứng táo bón – tình trạng tưởng đơn giản nhưng nan giải

1. Tần suất mắc bệnh

Táo bón là triệu chứng có liên quan đến rố i loạn chức năng ruột, giảm trương lực cơ trơn của thành ruột, giảm nhu động ruột. Táo bón có thể xuất hiện ở người lớn và trẻ em, đặc biệt là người già và phụ nữ mang thai là những đối tượng mà dễ mắc phải táo bón nhất.

Theo ước tính của Tổ chức Bệnh lý đường tiếu hóa của Mỹ, có khoảng 16% dân số thế giới mắc chứng bệnh này. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng tỷ lệ mắc bệnh người trên 60 tuổi thường cao hơn, chiếm khoảng 33.5%. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cũng cao hơn so với nam giới là 1.5:1. Cũng theo Tổ chức Bệnh lý đường tiếu hóa của Mỹ định nghĩa, có nhiều hơn 2 trong số các biểu hiện sau cùng triệu chứng kéo dài trên 3-6 tháng thì có nguy cơ cao mắc táo bón mãn tính: Giảm số lần đi ngoài ≤ 3 lần/tuần, thường xuyên sử dụng các biện pháp can thiệp thông thường như thụt tháo.

Táo bón thông thường có thể không phải vấn đề lớn nhưng táo bón mãn tính là tình trạng nan giải và nguy hiểm đối với nhiều người. Táo bón mãn tính có thể dẫn đến ung thư đại tràng và các bệnh liên quan đến thận. Theo thống kê tại Mỹ, có hơn 6 triệu ca khám táo bón và hơn 700.00 lượt cấp cứu táo bón mỗi năm tại quốc gia này. Bệnh tiêu tốn tốn hàng tỷ đô la trực tiếp và gián tiếp cho chi phí y tế.

2. Cơ chế hình thành táo bón

Toàn bộ chiều dài ruột của người trưởng thành khoảng 7-8m và quá trình tiêu hóa thức ăn trong đường ruột thường kéo dài từ 1-3 ngày. Các chất cặn sau khi hấp thụ tại ruột non được cô đặc và hình thành khuôn tại trực tràng của ruột già (phần phình to cuối cùng của đường tiêu hóa). Ruột già có chức năng chính là hấp thụ nước tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau làm chậm quá trình di chuyển phân trong ruột già. Điều này khiến phân bị mất nước và trở nên rắn hơn bình thường, gây ra tình trạng táo bón cho cơ thể.

3. Nhiều nguyên nhân gây táo bón

- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: ăn thiếu chất xơ, thói quen ăn đồ ăn nhanh, ăn nhiều loại thịt, trứng và các chế phẩm từ sữa do đó thiếu chất xơ trầm trọng, việc thiếu chất xơ dẫn đến chứng táo bón. Chế độ dinh dưỡng thiếu Kali cũng gây táo bón. Khi Kali ở nồng độ thấp, các cơ trong ruột di chuyển ì ạch, từ đó dễ dẫn đến táo bón.

- Thói quen đi cầu không khoa học: nhịn đi cầu hay chơi game, đọc báo, xem phim mỗi khi đi cầu sẽ làm rối loạn phản xạ đi cầu, phân tồn đọng lại trong ruột già không được đẩy ra ngoài sẽ bị hút ngược lại nước và khô cứng, dồn nén lâu dẫn đến táo bón.

- Do đặc thù nghề nghiệp: Những người có công việc thường xuyên phải ngồi nhiều như dân văn phòng, thợ may, lái xe… sẽ làm nhu động ruột hoạt động kém đi, ngoài ra công việc áp lực stress cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra chứng táo bón.

- Sử dụng thuốc: một số loại thuốc làm giảm khả năng hoạt động của nhu động ruột hay làm phân khô lại như: Thuốc phiện, thuốc an thần, thuốc chứa thành phần sắt… sử dụng các loại thuốc kích thích nhuận tràng trong một khoảng thời gian dài cũng khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc không thể đi cầu một cách tự nhiên được.

- Do mang thai: Phụ nữ mang thai thường bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như chất đạm, béo, canxi, sắt… mà không bổ sung lượng chất xơ và nước cần thiết cho cơ thể, sự chênh lệch này làm cho các mẹ bầu mắc phải chứng táo bón, bên cạnh đó sự phát triển của thai nhi chèn ép vùng hậu môn trực tràng nên việc đi cầu cũng trở nên rất khó khăn.

 

- Do bẩm sinh: bị mắc các bệnh như thoát vị màng não (Meningocele) – một dạng dị tật bẩm sinh cột sống, bệnh Hirschsprung – phình đại tràng bẩm sinh.


Phình đại tràng bẩm sinh dễ gây ra chứng táo bón thường xuyên

- Do cản trở vật lý từ các bệnh lý như cản trở của khối u trong ung thư đại trực tràng, tắc nghẽn ác tính extracolonic, hẹp đại tràng, phình đại tràng thứ phát hay sa trực tràng kiểu túi.

- Đái tháo đường, Parkinson và suy tuyến giáp cũng là các nguyên nhân phổ biến của táo bón. Chính vì vậy khi có biểu hiện táo bón mạn tính thì cần phải kiểm tra ngay đường máu và hoocmon tuyến giáp, giúp tầm soát các bệnh lý nội tiết này.

 - Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai và tiền mãn kinh cũng là một trong các nguyên nhân mà chị em phụ nữ hay gặp. Một bệnh lý rất phổ biến được gọi là “hội chứng ruột kích thích” hay hội chứng “tăng nhu động ruột”. Đây là một bệnh mãn tính và rất khó điều trị triệt để và cũng là một trong những nguyên nhân rất quan trọng gây nên táo bón.

- Do ăn nhiều thực phẩm khô và cứng, không ăn đủ chất xơ mỗi ngày: Trung bình mỗi người Việt Nam cần 20 – 35g chất xơ/ ngày. Nếu bị thiếu hụt nhiều thì nguy cơ bị táo bón là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, khi không ăn đủ chất xơ và uống ít nước thì chứng táo bón sẽ càng trầm trọng thêm.

- Đi vệ sinh không đúng giờ: Thói quen này tưởng không liên quan gì nhưng đây là nguyên nhân táo bón mãn tính mà nhiều người đang mắc phải. Thói quen nhịn đại tiện lặp lại nhiều lần gây rối loạn nhu động ruột.


Nhịn đi đại tiện nhiều có thể gây rối loạn nhu động ruột khiến bạn dễ bị táo bón

- Tính chất nghề nghiệp: Những công việc ngồi hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài cũng tăng khả năng mắc bệnh.

- Suy nhược cơ thể làm cho nhu động ruột cùng với các cơ thành bụng bị suy giảm chức năng gây nên táo bón.

- Những người thường xuyên lo lắng khiến hệ thần kinh bị ảnh hưởng mất phản xạ mót rặn khi đại tiện cũng là nguyên nhân.

4. Táo bón mãn tính – dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm

Táo bón mãn tính đã được chứng minh là một trong những yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng. Nghiên cứu được tiến hành gần đây tại Boston, Mỹ đã theo dõi trên 28.854 bệnh nhân bị chứng táo bón mạn tính và 86.562 người bình thường với tuổi trung bình là 62 trong 1 năm cho thấy: tỷ lệ người bị táo bón mạn tính mắc ung thư đại trực tràng cao hơn người không bị táo bón đến 1.6 lần, đồng thời tỉ lệ mắc khối u lành tính cũng cao hơn 2.6 lần.


Táo bón mãn tính có thể gây ung thư trực tràng

Nghiên cứu quan trọng này cảnh báo những người bị táo bón mạn tính cần điều trị bệnh triệt để và theo dõi nguy cơ phát sinh ung thư đại trực tràng có thể xảy ra. Việc phát hiện sớm ung thư đại tràng là rất quan trọng vì khả năng điều trị khỏi cao, lên tới 92% ở giai đoạn I.

Ngoài ra, một số bệnh khác như ung thư  ruột non, thiếu máu cục bộ hay viêm túi mật cũng gây ra tình trạng táo bón. Táo bón mạn tính còn liên quan đến các rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson. Các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan giữa bệnh Parkinson và sự rối loạn hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rồi loạn tiêu hóa trong đó có táo bón. Một bệnh khác cũng có thể gây ra táo bón đó là bệnh thận, 13% người bị táo bón được chẩn đoán là có nguy cơ cao bị bệnh thận và 9% có nguy cơ bị suy thận.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

5. Tác dụng của nước ion kiềm trong chữa táo bón

Uống nước ion kiềm cũng được khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả tại nhà.

  • Các nghiên cứu chứng minh tác dụng của nước ion kiềm đối với bệnh táo bón

- Theo nghiên cứu, nước ion kiềm và nước sạch đã được gửi cho 163 tình nguyện viên có những triệu chứng táo bón. Các tình nguyện viên được yêu cầu uống khoảng 500ml/ngày trong 4 tuần. Kết quả cho thấy:

 

Kết quả nghiên cứu

Nhóm tình nguyện viên uống nước ion kiềm

Nhóm tình nguyện viên uống nước sạch

Tỷ lệ cải thiện chung

79%

64.9%

Tỷ lệ không hiệu quả

21%

35.1%

 

- Bệnh nhân có các triệu chứng đường tiêu hóa (tiêu chảy mãn tính, táo bón, lên men bất thường trong ruột, khó tiêu, xáo trộn axit …) tình nguyện uống nước ion kiềm ở pH9,5 để uống trong 2 tuần, và kết quả là nó đã được xác minh rằng có một cải thiện ở 88% trong số 25 bệnh nhân, và hơn nữa, bình thường hóa chuyển động ruột cũng kiểm tra hiệu quả được cải thiện chống lại các triệu chứng tiêu hóa.                   

Nói riêng về các bệnh đường ruột, Đại Học Kyoto đã thí nghiệm lâm sàng trên 25 bệnh nhân tình nguyện mắc các bệnh về đường ruột như tiêu hóa kém, bụng khó chịu, ợ hơi, táo bón theo quy trình như sau: Cho các bệnh nhân uống 200ml nước khoáng kiềm vào buổi sáng và 800ml nước khoáng kiềm uống tùy thích trong cả ngày còn lại trong suốt 2 tuần liên tục. Tất cả các bệnh nhân trước khi bắt đầu hay kết thúc thí nghiệm đều được kiểm trả huyết dịch, nước tiểu và phân. Sau 2 tuần, kết quả là 88% số người tham gia thí nghiệm có cải thiện tình trạng các vấn đề về đường ruột, thậm chí là khỏi hẳn và tỷ lệ bệnh xấu đi là không có.

Nếu chỉ thí nghiệm với nước lọc, nước máy hay nước khoáng (đóng chai) thông thường, kết quả sẽ không ra con số đáng kinh ngạc như vậy. Bởi tính kiềm tự nhiên cao trong nước điện giải còn giúp dung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, giúp làm sạch màng ruột và đào thải các chất độc từ thức ăn dễ dàng hơn. Do đó, không chỉ là cung cấp đủ nước cho cơ thể, nước điện giải ion kiềm còn cung cấp những kháng thể tự nhiên có lợi cho đường ruột, giúp chúng ta tránh khỏi nhiều căn bệnh đường ruột một cách hữu hiệu, trong đó có táo bón.


Nước ion kiềm có tác dụng hỗ trợ chữa táo bón

  • Vì sao nước điện giải ion kiềm có tác dụng chữa táo bón hiệu quả?

Bình thường trong phân chiếm đến 75 – 78%  là nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50%, phân sẽ bị khô và khó di chuyển theo ruột già. Nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân khô cứng và hoàn toàn bị tắc, dẫn đến cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi ngoài. Do đó, uống nhiều nước, nhất là nước ion kiềm là điều kiện tiên quyết để bạn không dễ dàng bị mắc bệnh táo bón.

Vì vậy, tăng lượng chất lỏng trong cơ thể bằng cách uống nhiều nước thường được khuyến cáo như là một phần của phác đồ điều trị táo bón của các chuyên gia và bác sĩ. Có 2 yếu tố quan trọng trong việc uống nước chữa táo bón đó là uống đủ nước từ khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày và chất lượng nước phải đảm bảo như nước sạch (nước tinh khiết) hay nước tốt cho cơ thể (nước có chứa chất khoáng – nước ion kiềm), tránh các loại nước có gas, chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe, các loại nước ngọt…

  • Tìm hiểu nước ion kiềm là gì?

Nước ion kiềm (Alkaline ionized water) hay nước điện giải ion kiềm còn được gọi với nhiều tên khác nhau như nước khoáng kiềm, nước ion alkaline, nước kiềm, nước Hydrogen, nước Hydro, nước hoàn nguyên (trong tiếng Nhật). Đây là loại nước được tạo ra từ máy điện giải, qua quá trình điện phân và không dùng bất kì một loại hóa chất nào khác để tạo độ pH cao do đó nước có tính tự nhiên, khác với nước kiềm được tạo từ các viên đá tạo kiềm (không có giá trị chữa bệnh).


Nước ion kiềm pH 8.5 – 9.5 là thức uống tốt được các chuyên gia khuyên dùng

  • Tác dụng của nước điện giải ion kiềm

Nước điện giải ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh pH 8.5 -9.5, có tác dụng kích thích sự tiết dịch dạ dày, tăng cường nhu động ruột, giúp bài tiết dễ dàng hơn. Nước còn có cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ 0.5 nano met giúp nước thẩm thấu vào cơ thể tốt hơn, tăng cường hoạt động trao đổi chất, bài tiết và đào thải độc tố. Người bị táo bón thường do ăn các nhóm thực phẩm thiếu chất xơ và có tính axit cao như: thức ăn nhanh, ăn nhiều thịt (đặc biệt là thịt đỏ), các đồ nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ.

Người bị táo bón do stress, stress cũng làm cơ thể tiết nhiều axit. Tính kiềm trong nước điện giải ion kiềm sẽ giúp trung hòa nhanh các axit độc hại này, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng khỏe mạnh, không cảm thấy bị mệt mỏi, lo lắng. Nước điện giải ion kiềm có vị dịu ngọt do còn các khoáng chất tự nhiên và phân tử nước siêu nhỏ nên uống cảm giác rất thích và dễ uống. Vì vậy, uống nước ion kiềm giúp tăng sự thích thú uống nước cho người bị táo bón.

Nước này chứa các vi khoáng tự nhiên, trong đó có Kali, Magie. Kali là một chất điện giải quan trọng đối với hoạt động của cơ bắp, thúc đẩy ruột hoạt động tốt hơn. Magie là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng và làm tăng khả năng hấp thu chất xơ và nhiều loại vitamin.


4 tính chất ưu việt của nước ion kiềm

Nước ion kiềm chứa chất chống oxy hóa mạnh Hydro có tác dụng loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các bệnh ung thư, trong đó có ung thư trực tràng và nhiều bệnh lý khác. Như vậy tính chất giàu Hydro của nước ion kiềm có tác dụng quan trọng giúp hạn chế tối đa nguyên nhân gây ra táo bón mãn tính từ các bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, nước ion kiềm giàu vi khoáng tự nhiên như Ca, K, Mg, Na… có thể tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả giúp cơ thể khỏe mạnh và vượt qua bệnh tật.

Từ những kiến thức trên, bạn đã biết công dụng hỗ trợ chữa táo bón của nước ion kiềm. Nếu bạn còn thắc mắc về  các công dụng khác của nước ion kiềm và máy điện giải thì có thể liên hệ hotline 028 777 33 999 hoặc 0909 192 102 của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn rõ hơn.

Theo /

Nguồn: Theo VN Express, Trí thức trẻ