09/04/2019

5 nguyên tắc 'sống còn' khi ăn hải sản để khỏi chết người

Dị ứng nặng với hải sản có thể dẫn đến nguy hiểm như mạch đập nhanh, người lả đi, chóng mặt, cảm thấy khó thở… Nếu không được cấp cứu kịp thời hoặc thải độc thì tình trạng có thể dẫn đến tử vong.

Khi ăn hải sản bạn cần lưu ý vì có thể dẫn đến các tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, dưới đây là các nguyên tắc ăn hải sản cần biết để tránh khỏi vấn đề rắc rối này mà bạn cần tham khảo.

 

Cần cẩn trọng khi ăn hải sản để tránh gây dị ứng

Cần cẩn trọng khi ăn hải sản để tránh gây dị ứng

Những điều bạn chưa biết về dị ứng hải sản

Thông thường, dị ứng hải sản có thể xảy ra ở các độ tuổi, tình trạng sức khỏe hoặc giới tính khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là ở người trưởng thành, mức độ dị ứng còn phát triển theo thời gian. Điển hình như, bạn có thể ăn các loại hải sản và ăn tôm từ nhỏ đến lớn nhưng từ 1 lần nào đó, bạn bị ứng và từ đó bị suốt phần đời còn lại.

Ngoài ra, yếu tố khác có khả năng làm tăng nguy cơ dị ứng phải kể đến như di truyền, tức trong gia đình có người bị dị ứng hải sản nên bạn cũng dễ bị. Bên cạnh đó, dị ứng này thường phổ biến hơn ở những người nữ trưởng thành, hoặc tỷ lệ mắc tình trạng này của các bé gái thường cao hơn các bé trai.

Theo các nghiên cứu về tác dụng lâm sàng đã được thống kê, tất cả các loại hải sản đều có khả năng gây dị ứng nhưng những loại hải sản được cho có tỷ lệ gây dị ứng cao hơn cả thường là hàu, bạch tuộc, mực, tôm, trai, cua, ngao, nghêu…

Đối với dị ứng hải sản, mức độ phản ứng/dị ứng thường không phụ thuộc vào số lượng ăn nhiều hay ăn ít mà do độ mẫn cảm của từng thể trạng cơ thể. Dị ứng này thường xảy ra rất nhanh, chỉ sau khi vài giờ ăn, có người chỉ vài phút, mức độ nặng hay nhẹ tùy vào độ mẫn cảm của từng người. Có thể cùng 1 lượng thức ăn như nhau nhưng ở người chỉ dị ứng nhẹ hoặc không dị ứng, nhưng đối với người khác lại gây dị ứng nặng nề hơn.

Dị ứng hải sản thường có các biểu hiện ngoài da như đỏ da, mẩn ngứa, nổi mày đay. Thậm chí là các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất, hôn mê. Hoặc các tổn thương niêm mạc như phù nề niêm mạc mắt, mũi, miệng. Hay các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Các biểu hiện đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa… Tùy theo tình trạng và mức độ.

Đặc biệt là, triệu chứng sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng gây sốc nguy hiểm như da tái lạnh, mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím, tụt huyết áp… Các trường hợp dị ứng hải sản tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Khi bị dị ứng hải sản gây sốc cần phải được cấp cứu kịp thời

Khi bị dị ứng hải sản gây sốc cần phải được cấp cứu kịp thời

#5 nguyên tắc cần biết khi ăn hải sản

- Nguyên tắc 1: Đối với những người đã từng bị dị ứng hải sản ít nhất 1 lần trong đời về 1 loại cụ thể nào đó như tôm, cua, ốc, sò, mực, nghêu… thì cách tốt nhất là nên tránh ăn thực phẩm này, thậm chí là kiêng tối đa. Thay vào đó, bạn có thể thay thế bằng các thực phẩm khác.

- Nguyên tắc 2: Khi bạn ăn một loại hải sản nào đó, cơ thể bắt đầu phản ứng & xuất hiện các triệu chứng dị ứng thì bạn cần nên dừng lại ngay lập tức để ngăn ngừa độc cho cơ thể. Sau đó, tùy theo tình trạng mà bạn cần xử lý, nếu nhẹ, bạn chỉ cần dừng ăn. Còn tình trạng nặng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị.

- Nguyên tắc 3: Khi đi chơi, đi du lịch, đối với những loại hải sản đã bị dị ứng, bạn nên kiểm tra kỹ thực đơn của mình có chế biến nguyên liệu đó hay không. Việc này tránh tình trạng bạn vô tình ăn phải loại hải sản không mong muốn. Sau khi kiểm tra phát hiện nguyên liệu gây dị ứng trong món ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng không thêm hải sản đó vào hoặc tránh ăn loại món ăn đó.

- Nguyên tắc 4: Khi đi chơi xa, đi du lịch, nhất là du lịch biển hoặc ăn các loại hải sản, bạn cần phải chuẩn bị mang theo một số loại thuốc chữa dị ứng đơn giản theo chỉ định của bác sĩ. Việc này giúp bạn nhanh chóng ngăn chặn được tình trạng dị ứng xảy ra bất ngờ đối với một số loại hải sản mới, lạ mà bạn chưa từng ăn trước đó.

Mang theo thuốc chữa dị ứng dự phòng khi đi xa

Mang theo thuốc chữa dị ứng dự phòng khi đi xa

- Nguyên tắc 5: Khi đang trong tình trạng dị ứng, bạn cần phải tránh xa các khu vực nấu nướng. Nguyên nhân là khi bị dị ứng thì việc hít phải các mùi của thức ăn, món hải sản vẫn có thể có khả năng gây dị ứng, tăng nặng tình trạng dị ứng. Bạn tuyệt đối không nên ăn các món hải sản chết lâu ngày, bị ươn… vì đây là cơ hội để vi khuẩn histamine xâm nhập gây bệnh.

Ý kiến chuyên gia khi bị dị ứng hải sản

Theo ThS.BS Đông y Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) khi biết dị ứng, ngộ độc hải sản trước hết, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, nhất là sau bữa ăn 1-2 giờ bằng cách gây nôn.

Bên cạnh đó, có thể áp dụng biện pháp sơ cứu như uống nhiều nước, những bài thuốc dân gian để trị bệnh như cho uống nước cam, chanh, trà gừng hoặc dùng gừng kết hợp với đậu xanh, lá tía tô để nấu ăn cũng rất tốt sẽ giúp trung hòa bớt độc tính.

Uống nhiều nước khi bị ngộ độc hoặc dị ứng

Uống nhiều nước khi bị ngộ độc hoặc dị ứng, nhất là nước uống ion kiềm để tăng khả năng thanh lọc, giải độc, bù điện giải

Dùng lá tía tô tươi 50g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống trong ngày. Hoặc dùng rau diếp cá và lá tía tô mỗi thứ 50 g sắc uống cũng cho kết quả tương tự với trường hợp ngộ độc cá, tôm, sò, ốc. Ngoài ra, có thể dùng nước sắc lá sim, lá ổi, núm hoa chuối tiêu, vỏ măng cụt… sao vàng sắc đặc cho uống.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, trong trường hợp dị ứng hải sản có biểu hiện về tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy… cần cho người bệnh dùng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy vì cơ thể đang cần thải trừ độc tố.

Thuốc cầm tiêu chảy khiến tác nhân gây bệnh bị thải hồi rất chậm làm tình trạng nặng hơn. Phân không được tống xuất ra ngoài, ứ lại trong ruột sinh đầy hơi, trướng bụng, nôn nhiều...

Nguồn: Theo Tienphong