21/08/2020

Nước ion kiềm và bệnh mạn tính cho người cao tuổi

Theo Bộ Y tế Việt Nam, tính đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam chiếm 18,3% dân số. Tuổi cao khiến sức đề kháng giảm dễ nảy sinh các bệnh mạn tính nguy hiểm như huyết áp cao, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, gout, suy nhược thần kinh, suy tĩnh mạch, xơ vữa động mạch, ung thư… Để phòng ngừa bệnh, cần có giải pháp thỏa đáng.

Làm gì để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi?
Làm gì để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi?

1. Người cao tuổi thường mắc các bệnh gì?

- Bệnh hô hấp: bệnh mãn tính hô hấp dưới, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở những người 65 tuổi trở lên. Trong số những người từ 65 tuổi trở lên, có khoảng 10 % đàn ông và hơn 11 % phụ nữ đang sống chung với bệnh hen suyễn, bệnh viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng…

- Ung thư: Là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong ở những người trên 65 tuổi. Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cũng báo cáo rằng, 28 % đàn ông và 21 % phụ nữ trên 65 tuổi đang sống chung với căn bệnh ung thư.

- Đau tim: Bệnh tim ảnh hưởng đến 37 % đàn ông và 26 % phụ nữ 65 tuổi trở lên. Khi lớn tuổi, họ đang ngày càng sống với các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tăng huyết áp và cholesterol cao, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ hoặc mắc bệnh tim mạch khác.

- Huyết áp cao: Người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể do tăng từ các giai đoạn tuổi trưởng thành, tuổi trung niên, hoặc do ăn chế độ ăn uống nhiều mỡ, muối, nhưng thường nhất là do thành mạch bị xơ vữa nhiều, dẫn đến hẹp lòng mạch và tăng huyết áp.

- Đái tháo đường: Theo ước tính, có đến 25 % những người tuổi từ 65 tuổi trở lên đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường có thể được xác định và giải quyết sớm với xét nghiệm đường máu đơn giản.

- Viêm khớp: Một trong những bệnh lý mà những người từ 65 tuổi trở lên hay đối mặt là các vấn đề về khớp. Theo trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng, viêm khớp ảnh hưởng đến 49,7 % của tất cả người lớn trên 65 tuổi và có thể dẫn đến các cơn đau đi kèm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và có thể gây biến chứng.

- Gout: Đây là căn bệnh phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Trong đó bệnh gout ở người cao tuổi là thường gặp nhất và nguy hiểm nhất. Bệnh do rối loạn chuyển hóa dẫn đến tích tụ acid uric mà thành.

- Loãng xương: Ước tính rằng 54 triệu người Mỹ trên 50 tuổi bị ảnh hưởng bởi khối lượng xương thấp hay loãng xương, đặt họ vào nguy cơ bị gãy xương và giảm chất lượng cuộc sống. Ước tính rằng đến năm 2022 con số này sẽ tăng lên đến 64,4 triệu.

- Bệnh Alzheimer, Parkinson: Hầu hết người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như Parkinson hoặc bệnh Alzheimer. Hiệp hội Alzheimer báo cáo rằng cứ 9 người trong độ tuổi từ 65 trở lên có 1 người mắc bệnh Alzheimer.

Trung bình mỗi người cao tuổi có thể mắc từ 3 – 5 bệnh mạn tính khác nhau
Trung bình mỗi người cao tuổi có thể mắc từ 3 – 5 bệnh mạn tính khác nhau

2. Các nguyên nhân gây bệnh

- Đối với người cao tuổi, quá trình lão hóa tiến triển nhanh dẫn đến suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không tiếp tục sản sinh các tế bào gốc – nguồn gốc của tế bào kháng nguyên. Đây là tế bào giúp trung hòa các gốc tự do, các vi khuẩn, virus gây hại hoặc các tác nhân lạ xâm nhập vào tế bào.

- Khi hệ thống miễn dịch người cao tuổi suy giảm, cơ thể suy nhược không thể chống lại các tác nhân bên ngoài tấn công như độc tố từ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, các thực phẩm bẩn… Đối với người trẻ, họ nhanh chóng vượt qua bởi hệ thống phòng thủ khỏe mạnh nhưng với người cao tuổi, bệnh càng tiến triển nặng, biến chứng hoặc không thể chữa khỏi hoàn toàn trở thành bệnh mạn tính.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Trí – Chủ tịch Hội Lão khoa TP.HCM giải thích, mắc bệnh mạn tính của người cao tuổi là do “Tình trạng hằng định nội môi suy yếu dẫn đến nhiều căn bệnh như hệ thống miễn dịch, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, xương khớp… Đặc biệt, tiến trình bệnh sẽ phát triển nhanh hơn ở người có chế độ dinh dưỡng kém hoặc không hợp lý”.

- Ngoài ra, khi về già, theo thời gian các cơ quan, nội tạng cơ thể đều hoạt động kém như gan, thận, tim, phổi ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh lý quan trọng như đào thải độc tố, chuyển hóa chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe nói chung và là tiền đề gây ra nhiều bệnh tật ở người cao tuổi. Đồng thời, khi bộ máy vận động trở nên rệu rã, thường dễ bị tổn thương và khó chống cự trước các yếu tố tác động của bên ngoài như tai nạn, chấn thương, bệnh tật.

- Lão hóa còn khiến hệ thần kinh hoạt động kém, dẫn đến chức năng giác quan suy giảm hoặc gây rối loạn giấc ngủ, xúc động, dễ cáu gắt, nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và xung quanh. Nặng hơn là chứng rối loạn về trí nhớ, trầm cảm hoặc mất khả năng nhận thức, mất trí nhớ, thậm chí là teo não và tử vong.

Lão hóa khiến hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể ngày càng hoạt động kém
Lão hóa khiến hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể ngày càng hoạt động kém

3. Mối liên quan giữa lão hóa và các bệnh mạn tính

Lý do người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch của con người. Hệ thống miễn dịch của chúng ta là gì? Đó là một mạng lưới phức tạp các tế bào, mô và cơ quan làm việc song song để giúp cơ thể tránh khỏi bệnh tật và nhiễm trùng.

Lão hóa diễn ra từ từ, quá trình này dần dần có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch và khả năng chống chọi bệnh tật của con người. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch chậm hơn trong việc phát hiện các tác nhân gây bệnh và phản ứng lại chúng. Điều này làm suy giảm dần khả năng miễn dịch của một con người do quá trình lão hóa tự nhiên mà các nhà khoa học gọi là "immunosenescence".

Immunosenescence liên quan đến một số trở ngại sinh học trong cơ thể, bao gồm cả thiệt hại từ sự oxy hóa DNA thông qua hoạt động trao đổi chất của tế bào, làm giảm khả năng tự đổi mới của các tế bào gốc tạo máu (HSC). Điều này làm giảm số lượng thực bào và làm cho cơ thể lão hóa dần.

Có nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn như đo sự tác động lâu dài của các yếu tố như các độc tố (hóa chất, phóng xạ), do quá tải chức năng, do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hay do tâm sinh lý… đến cơ thể gây suy giảm, thoái hóa, rối loạn các chức năng sống, đẩy nhanh sự lão hóa của hệ thống miễn dịch theo thời gian, cuối cùng dẫn đến bệnh tật.

Điều này xảy ra với hệ thống miễn dịch của người già, đặc biệt là giai đoạn sau 65 tuổi – lúc này cơ thể đã suy yếu và giảm khả năng phục hồi để chống lại sự tấn công liên tục của vi trùng, vi khuẩn, độc tố (các gốc tự do).

4. Nước ion kiềm giúp phòng ngừa bệnh mạn tính ở người cao tuổi

Ở người cao tuổi thường rất lười uống nước hoặc quên uống nước vì vậy không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nguồn nước tốt cho sức khỏe rất quan trọng đối với họ, không chỉ bổ sung nước giúp hoạt động cơ thể bình thường và khỏe mạnh mà còn là nước có giá trị phòng ngừa bệnh, nhất là những căn bệnh về trí nhớ như Alzheimer, Parkinson...

Chế độ ăn và uống phù hợp cho người cao tuổi

Như đã đề cập, khi về già, bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi hoạt động kém hiệu quả hơn nên chế độ ăn uống cần chú ý như không nên ăn quá nhiều đồ bổ cùng lúc, không nên ăn nhiều thức ăn khó tiêu như thịt, đồ chiên chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa như rau, cá, đậu cho họ. Đồng thời không ăn no, nhai kỹ, nên ăn gạo lức, nhiều rau, củ, trái cây sạch, rong biển…

Người cao tuổi nên ăn các thức ăn dễ tiêu và bổ sung nhiều trái cây
Người cao tuổi nên ăn các thức ăn dễ tiêu và bổ sung nhiều trái cây

Bên cạnh đó, môi trường huyết dịch kiềm là tốt cho cơ thể, nhất là với người già, vì vậy họ nên ăn các thực phẩm có tính kiềm, uống nước ion kiềm để nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Hạn chế ăn thịt, đường, các thực phẩm chứa nhiều axit, hạn chế sữa bò, thực phẩm đông lạnh hoặc đã qua chế biến. Không nên uống thức uống công nghiệp như nước ngọt, nước có gas… nên uống nước trái cây, nước rau luộc (rau sạch), nước khoáng, nước ion kiềm hoặc ít nhất là nước thủy cục đun sôi.

Uống nước ion kiềm giúp ngăn ngừa bệnh mạn tính ở người cao tuổi như thế nào?

Không chỉ là nguồn nước sạch, nước ion kiềm còn là nước tốt cho sức khỏe với các tính chất ưu việt giúp ngăn ngừa bệnh. Nước ion kiềm được Bộ Y tế Nhật Bản công nhận và khuyến khích toàn người dân Nhật sử dụng để bảo vệ sức khỏe trong Thông cáo Dược phẩm 763 năm 1965. Đây cũng là bí quyết sống thọ và sống khỏe của người Nhật Bản.

  • Cân bằng môi trường pH giúp cơ thể khỏe mạnh

Khi môi trường huyết dịch trong cơ thể ở dạng kiềm, các tế bào sẽ hoạt động tốt hơn giúp cơ thể phòng bệnh hiệu quả. Uống nước ion kiềm với độ pH từ 8.5 – 9.5 đưa nội môi trường cơ thể về mức pH ổn định và nghiêng về tính kiềm nhanh hơn so với các loại nước thông thường, giúp nâng cao hệ thống miễn dịch và tăng cường sức khỏe.

Với đặc tính quan trọng tính kiềm tự nhiên như rau xanh (pH 8.5 – 9.5), nước ion kiềm giúp trung hòa nhanh lượng axit dư thừa trong cơ thể. Axit dư thừa dễ gây tích tụ và dẫn đến bệnh gout (do tích tụ axid uric), xơ vữa thành mạch (do tích tụ axit), tắc nghẽn thành mạch (do mảng bám axit) gây nên các cơn đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não hoặc phát triển các tế bào ung thư.

Nước ion kiềm giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn
Nước ion kiềm giúp mạch máu lưu thông tốt hơn

  • Giảm tích tụ axit và chất độc

Ngoài trung hòa các axit dư thừa, đưa môi trường máu và cơ thể về tính kiềm (khỏe mạnh), nước ion kiềm còn với phân tử nước siêu nhỏ (nhỏ hơn gấp 5 lần phân tử nước bình thường) nên có khả năng len lỏi sâu vào tế bào, bóc tách các mảng bám và đào thải ra ngoài, làm thông thoáng lòng mạch và đảm bảo lưu thông máu tốt hơn, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về tim mạch, huyết áp... Phân tử nước siêu nhỏ còn giúp quá trình thanh lọc giải độc trong cơ thể diễn ra nhanh, thuận lợi hơn, hạn chế tích tụ axit và các chất độc gây hại.

  • Nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể

Nước ion kiềm còn cung cấp vi khoáng tự nhiên là các chất điện giải cần thiết như Ca, K, Na, Mg… cho cơ thể, nhằm nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể phòng bệnh. Ngoài ra, nếu tình trạng dư thừa axit kéo dài, cơ thể sẽ tự cân bằng bằng cách rút các ion kiềm, nhất là Canxi trong xương hoặc răng, gây loãng xương dễ dẫn đến gãy xương ở người già hoặc làm răng suy yếu, khó nhai thức ăn, thậm chí là dễ gãy, rụng. Nước ion kiềm ngoài trung hòa axit, hạn chế tình trạng rút Canxi trong xương, đồng thời cung cấp các chất điện giải, trong đó có Canxi để xây dựng tế bào mô hoặc xương giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa loãng xương.

Nước ion kiềm giúp nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể
Nước ion kiềm giúp nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể

  • Làm chậm quá trình lão hóa

Tác nhân gây lão hóa cơ thể nhanh chóng phát sinh từ gốc tự do, một trong những loại nguy hại nhất chính là gốc tự do Hydroxyl Radical – tức ・OH. Chất oxy hóa này thường tàn phá các tế bào khác, gây ra quá trình lão hóa cơ thể, thậm chí còn có khả năng làm tổn hại DNA. Khi cơ thể bị lão hóa nhanh khiến da nhăn nheo, các cơ quan cũng bị biến đổi già nua, hoạt động kém hiệu quả. Tuy nhiên, Hydro có trong nước ion kiềm có tác dụng loại bỏ gốc tự do này cực kỳ hiệu quả thông qua cơ chế trung hòa sau:

H + ∙OH => HO + H∙

Đó là lý do mà người cao tuổi khi uống nước ion kiềm thường xuyên có thể cải thiện các tình trạng như tóc bạc, da nhăn, mắt mờ… giúp họ trông trẻ hơn so với tuổi thật.

  • Loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân “gốc rễ” gây bệnh mạn tính

Người càng cao tuổi có sức khỏe càng yếu dần và các chức năng cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm này ở mỗi người thường không giống nhau nhưng phần lớn họ đều dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh mạn tính do chức năng đề kháng của cơ thể kém đi, không thể trung hòa các gốc tự do có cơ thể như trước nữa. Quá nhiều gốc tự do tấn công cơ thể sẽ phát sinh ra nhiều bệnh mạn tính cùng lúc khác nhau. Do vậy, theo thống kê trung bình một người cao tuổi trong cộng đồng mắc 3 bệnh mạn tính, còn với các bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương thì một người thường mắc từ 5 – 6 bệnh khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Cơ chế trung hòa các gốc tự do của các chất chống oxy hóa (Antioxidants)
Cơ chế trung hòa các gốc tự do của các chất chống oxy hóa (Antioxidants)

Quay lại với nước ion kiềm, như đã nói nước này giàu phân tử Hydro có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Đi sâu vào tác dụng quan trọng nhất của nước ion kiềm, Hydro là nguyên tử nhỏ nhất trong vũ trụ, có thể đi xuyên qua màng tế bào, vượt qua được các hàng rào máu não – Điều mà các chất chống oxy hóa khác như vitamin C, E… không làm được. Sau đó, Hydro len lỏi, thẩm thấu vào tất cả mọi nơi trong cơ thể và phát huy tác dụng loại bỏ các gốc tự do trong tế bào giúp tế bào khỏe mạnh, nâng cao hệ thống miễn dịch toàn cơ thể. Điều này giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh của cơ thể.

Như vậy, ở trên là các tác động rất cụ thể về nước ion kiềm đối với các bệnh mạn tính ở người cao tuổi. Đây là nguồn nước cực kỳ tốt cho sức khỏe con người nói chung, có giá trị ngăn ngừa nhiều loại bệnh, là bí quyết trường thọ và khỏe mạnh của người Nhật Bản. Nếu bạn thật sự quan tâm nguồn nước này cho gia đình của mình thì có thể liên hệ hotline của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn chi tiết.

Theo Thế Giới Điện Giải