21/08/2020

Lời giải cho phân tử nước là gì? - Chuyên gia trả lời

Phân tử nước là gì? Không phải tự nhiên mà khi tìm kiếm một hành tinh có sự sống ngoài Trái Đất các nhà khoa học lại quan tâm đến sự tồn tại của phân tử nước ở đấy. Hãy tìm hiểu đặc tính của nước giúp duy trì sự sống qua phạm vi bài viết sau.

1. Phân tử nước là gì? Nó có thật sự cấu thành nên sự sống không?

Trong hóa học, phân tử nước là sự kết hợp của hai phân tử hydro (H) và một phân tử Oxy (O), liên kết với nhau thông qua liên kết hydro. Công thức hóa học là H2O.

Riêng đặc tính của phân nước có thể kể đến:

Tính lưỡng cực: Có thể hiểu rằng do độ âm điện của Oxy cao hơn hydro dẫn đến hình thành hai điện cực về hai đầu hai nguyên tử này, gây ra hiện tượng lưỡng cực. Khi phân tử nước chịu tác động của một sóng điện từ, do sự chênh lệch điện tích sẽ làm cho phân tử nước dễ dàng dao động, gây ra hiện tượng đun sôi nước.

Liên kết hydro: Phân tử Oxy và Hydro liên kết với nhau thông qua liên kết hydro, đây lại là liên kết không bền vững nên cứ trong một phần nhỏ của giây các phân tử nước lại tách nhau ra, liên kết với một phân tử nước khác, cứ thế tương tác với nhau, nên nước tồn tại ở thể lỏng và rất linh hoạt, không có hình dạng cụ thể.

Tính bất thường của khối lượng riêng: Nước tồn tại ở 3 thể (rắn – lỏng – khí) ở mỗi thể nước lại có một khối lượng riêng khác nhau. Ở mỗi khối lượng riêng nước lại có một công dụng diệu kỳ khác nhau, hỗ trợ tốt cho cơ thể sống trên Trái Đất.

Xem thêm: Nước ion kiềm loại nước mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe

hình ảnh phân tử nước

2. Phân tử nước trong đời sống

Nước chiếm 70% bề mặt Trái Đất, trong đó 0,3% là có thể sử dụng để uống. Nước xuất hiện từ cơ thể sống nhỏ bé, đơn giản nhất cho đến kết cấu phức tạp, hoàn hảo như cơ thể người.

Người phương Tây quan niệm 4 yếu tố cấu thành nên sự sống là “Đất - Nước - Lửa - Không Khí” trong đó nước quyết định sự tồn tại của cơ thể sống, nước tồn tại ở nhiều hình thể tham gia vào toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của sinh vật sống trên Trái Đất:

2.1. Phân tử nước ở thể lỏng

Đây là hình thể thường thấy nhất của nước, tổng lượng nước trên Trái Đất đạt khoảng 1,38 tỉ km3  trong đó 97% lại là nước mặn tồn tại ở các đại dương, 3% còn lại là nước ngọt có thể uống, nhưng không phải tất cả, nước ngọt tồn tại ở dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các đỉnh núi, chỉ có 3,6 triệu km3 nước ngọt trong các mạch nước ngầm là có thể khai thác để uống.

Nước ở thể lỏng tồn tại nhiều nhất trong cơ thể người, 71% cơ thể  người là nước, tham gia vào quá trình trao đổi chất, tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường. 

2.2. Phân tử nước ở thể rắn

Như đã nói nước ở nhiệt độ 0 độ C sẽ đóng băng, có một hiện tượng đặc biệt chỉ xuất hiện ở phân tử nước đó là xuống dưới 4 độ C nước sẽ nóng co, lạnh nở, trong khi trái với các chất khác khi lạnh sẽ co, nóng sẽ nở. Vì các phân tử nước khi lạnh sẽ rời xa ra, tạo thành các liên kết tinh thể hình lục giác mở. Tạo nên hiện tượng băng tuyết, mưa đá,…

Nước ở thể rắn tồn tại ở hai cực Trái Đất là đa số, có vai trò giữ cân bằng sự sống trên Trái Đất, trong đó băng ở hai cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết, dòng hải lưu các vùng trên Trái Đất, đóng vai trò như tấm phản quang, phản xạ ánh sáng trở lại không gian, duy trì nhiệt độ ổn định cho sự sống trên Trái Đất.

>>Xem thêm: 1 ngày nên uống bao nhiêu nước

2.3. Phân tử nước ở thể khí

Điều này còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thông thường các phân tử nước không đủ khả năng tách ra và bốc hơi nếu không có quá trình xúc tác như đun sôi hay nhiệt độ môi trường tăng lên.

Ai trong chúng ta cũng đều được dạy rằng nước bốc hơi lên gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những đám mây, gặp điều kiện thời tiết thích hợp sẽ rơi xuống thành mưa, trở thành một vòng tuần hoàn nuôi dưỡng sự sống.

Nước ở thể khí hay còn gọi là độ ẩm trong không khí giúp các sinh vật vi sinh, vi khuẩn có lợi hoặc có hại sinh sôi phát triển, giúp dự đoán hiện tượng thời tiết. Tất cả sinh vật đều cần một độ ẩm không khí nhất định để sinh sống. Đây là dạng tồn tại của phân tử nước cần thiết cho cơ thể sống.

nước là gì

3. Phân tử nước trong cơ thể người

Nước chiếm đến 70% cơ thể sống, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hình thành và phát triển, có thể kể đến Máu (83%), Gan (86%), Tim (73%), Não (75%), Phổi (83%), Thận (83%),… Ngay cả xương cũng tồn tại nước (31%).

Nước được nạp vào cơ thể chủ yếu qua ăn uống, trung bình mỗi ngày cơ thể cần 2 lít nước để hoạt động tốt. Tuy nhiên con số này chưa được áp dụng tốt, hoặc uống nước không đúng cách, vì người ta không thể thấy rõ sự nguy hiểm của thiếu nước đối với cơ thể, chỉ uống khi cảm thấy khác.

tỷ lệ phần trăm nước trong cơ thể người

Các bệnh lý sẽ xuất hiện khi cơ thể thiếu nước:

Rối loạn ở não bộ: 75% não là nước, não điều khiển lượng nước trong cơ thể, bản thân nó thiếu nước sẽ gây tử vong, nên nó sẽ rút nước từ các cơ quan để nuôi mình và báo hiệu bằng hiện tượng cảm thấy khát, đồng thời sẽ choáng váng, chóng mặt, nếu không kịp thời cấp nước.

Rối loạn thân nhiệt: Khi nhiệt độ môi trường tăng hoặc cơ thể vận động, sẽ sinh ra hiện tượng đổ mồ hôi nhằm làm mát cơ thể, nước mất đi rất nhiều thông qua quá trình này, các chất điện giải cũng mất đi trong lúc này. Cần nhanh chóng cấp nước để cân bằng và làm mát cơ thể. Chúng ta có thể cảm thấy đau đầu và ngất xỉu trong trường hợp mất nước này.

Suy giảm chức năng của tim: Lượng nước trong máu rất lớn, chỉ cần thiếu nước máu không thể lưu thông trôi chảy, tim sẽ trực tiếp chịu áp lực gây ra hiện tượng cao huyết áp, do tim phải dùng một lực lớn để đẩy máu đi. Bên cạnh đó áp suất thẩm thấu của máu đến cơ quan, tế bào cũng bị giảm sút do mất cân bằng các chất điện giải (Natri, Kali, Clo …) gây ra những bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

Cơ thể sẽ nhanh chóng già đi: Đặc biệt đối với phụ nữ, cơ thể thiếu nước biểu hiện trên da rất rõ rệt, da sẽ khô, nhăn nheo đi khi không cấp đủ nước. Đây là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ, trong các sản phẩm làm đẹp, luôn quan tâm đến các yếu tố cấp ẩm, trong khi phương pháp đơn giản nhất là uống đủ nước lại không được tuân thủ.

Vì sao phân tử nước đóng vai trò quan trọng đến như vậy nhưng lại không được cung cấp đủ hằng ngày?

Do thói quen chỉ uống nước khi cảm thấy khát hoặc uống quá nhiều nước lúc khát do vận động là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể không được cung cấp đủ nước. Bên cạnh đó nước trong tự nhiên có kích thước vào khoảng 2,5 nanomet , khá lớn để cơ thể có thể hấp thụ ngay và chuyển hóa đến các cơ quan, nên có hiện tượng chúng ta vận động, đổ mồ hôi nhưng khi uống nước không cảm thấy hết khát ngay được.

Nguồn nước kì diệu trong tự nhiên

Trong tự nhiên tồn tại một nguồn nước kì lạ, khả năng thẩm thấu vào cơ thể nhanh, chứa các vi khoáng có lợi cho sức khỏe, lại có khả năng chống oxy hóa cao. Các nguồn nước như thế xuất hiện nhiều trên thế giới, có thể kể đến: Tlacote (Mexico), Lourdes ( Pháp), Nordenau (Đức), Delhi (Ấn Độ) và Long An ở Việt Nam.

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc điểm chung của nguồn nước này là phân tử nước tồn tại ở dạng ion, nhỏ gấp năm lần phân tử nước bình thường nên khả năng thẩm thấu nhanh hơn, quá trình thải độc tế bào sẽ diễn ra trôi chảy hơn. Đồng thời nước có độ kiềm cao, pH vào khoảng 8.0 đến 9.5 giúp trung hòa lại lượng axit dư thừa trong cơ thể, khả năng làm chậm tốc độ oxy hóa mạnh giúp cơ thể trẻ trung, tươi tắn hơn.

nước có cần thiết cho cuộc sống

Nhận ra ưu điểm tuyệt vời của nguồn nước này, các nhà khoa học Nhật Bản  đã nghiên cứu tái tạo lại nguồn nước này, kết quả năm 1940 công nghệ điện giải nước ra đời, tạo ra nguồn nước ion kiềm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người.

Nước ion kiềm có phân tử nước siêu nhỏ dễ dàng thẩm thấu vào tế bào, diễn ra quá trình trao đổi chất, tái tạo tế bào mới. Đồng thời cung cấp các chất điện giải thích hợp cho bù nước sau quá trình vận động.

Vì phân tử nước là đơn vị cấu thành nên sự sống, nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước tốt để cơ thể khỏe mạnh hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ, hãy liên hệ với Thế Giới Điện Giải qua số Hotline miễn phí cước hoặc đến trực tiếp Showroom để được hỗ trợ bạn nhé!

Trúc Linh