28/12/2017

"Nước nhiễm Asen" tại VN - Lời cảnh tỉnh thói quen sử dụng nước bừa bãi

Nước nhiễm Asen - Nguồn nước ở Việt Nam được đánh giá là chất lượng kém so với các nước khác. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nặng nề và vượt tầm kiểm soát bởi các hoạt động sản xuất, khai thác, kinh doanh, dịch vụ , kéo theo đó là hàng trăm vấn đề về sức khỏe nảy sinh như tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống. Nằm trong số đó “nước nhiễm Asen” là một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay, đe dọa sức khỏe con người, là một trong những nguyên nhân gây ung thư.

nước nhiễm Asen

Cùng tìm hiểu Asen là gì?

ASEN là một chất rất độc, độc gấp 4 lần thuỷ ngân. Asen nguyên tố và các hợp chất của Asen cũng được Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) công nhận là các chất gây ung thư nhóm 1.

Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Nga: Asen là một á kim, màu xám bạc hay trắng như thiếc, giòn. Asen có tỷ trọng 5,73 nóng chảy ở 817°C (36atm), thăng hoa ở 715°C. Asen không độc khi nguyên chất, nhưng Asen rất độc ở dạng hợp chất; Asen luôn biến đổi do oxy hóa hoặc lẫn các tạp chất Asen oxy hóa. Asen vô cơ thường ở dạng hóa trị III hoặc V.

ASEN

 Asen và các hợp chất của nó được sử dụng như là thuốc trừ dịch hại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu và trong một loạt các hợp kim.

Trong tự nhiên, Asen là thành phần của lớp trầm tích vỏ trái đất nên nó thường có mặt trong các tầng nước ngầm và nước bề mặt tuy chỉ ở hàm lượng thấp khoảng vài μg/l. Tuy nhiên, ở một số khu vực trên thế giới, nước ngầm có hàm lượng Asen rất cao do lớp trầm tích có cấu trúc, thành phần hóa học thuận lợi cho việc hòa tan Asen từ đất. Hiện tượng này được phát hiện tại các khu vực đồng bằng châu thổ thấp trũng, xảy ra lụt lội hàng năm, dòng chảy thủy văn chậm, các lớp bồi tích trẻ thiếu oxy thuận lợi cho việc giải phóng Asen từ đất ra nước.

nguồn nước có Asen

Asen không chỉ có trong nguồn nước mà còn xuất hiện trong không khí, trong đất, thực phẩm và dễ dàng xâm nhập vào da, cơ thể con người. Asen xâm nhập vào cơ thể con người qua 3 đường: hô hấp, tiêu hóa, chủ yếu là da.

Nước nhiễm Asen là gì? Làm sao để nhận biết nước bị nhiễm Asen?

Nước nhiễm Asen hay còn gọi với cái tên quen thuộc là thạch tín. Thạch tín là tên gọi thông thường dùng chỉ nguyên tố Asen, nhưng cũng đồng thời dùng chỉ hợp chất oxit của Asen hoá trị III (As2O3). Oxit này màu trắng, dạng bột, tan được trong nước, rất độc. Khi uống phải một lượng thạch tín (As2O3) bằng nửa hạt ngô, người ta có thể chết ngay tức khắc.

Ô nhiễm Asen trong nước ngầm (dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu) đã được phát hiện ở nhiều nước trên thế giới: Bangladesh, Chile, Trung Quốc, Campuchia,  Việt Nam….

 Hàng năm người dân chúng ta sử dụng một lượng vô cùng lớn các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu phun vào đất, các hóa chất này lâu ngày ngấm sâu vào lòng đất và các mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước. Thêm vào đó, hàng năm các nhà máy, xí nghiệp lớn thải các chất độc hại vào nguồn nước. Chính vì vậy, mọi nơi trên đất nước Việt Nam đều có nguy cơ bị nhiễm asen.

Không thể nhận biết được asen trong nước qua cảm quan, vì Asen không gây mùi vị khó chịu cũng như không làm biến đổi màu sắc của nước cả khi hàm lượng của nó trong nước đủ làm chết người .Kể cả nước trong và có cảm giác sạch vẫn có thể chứa chất độc này. Việc đun sôi và lọc vi trùng cũng không loại được asen, mangan và một số kim loại nặng khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lượng asen trong nước dưới 10 ppb được coi là an toàn cho người sử dụng. Muốn biết chính xác nước nhà mình có an toàn cho ăn uống hay không, các hộ gia đình có thể mang mẫu nước đến kiểm tra trực tiếp tại Viện Công nghệ môi trường hoặc các Trung tâm công nghệ môi trường, hoặc các đơn vị phân tích.

không thể nhận biết Asen bằng cảm quan

Tác hại của “nước nhiễm Asen” đối với sức khỏe con người:

Asen tác động xấu đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh khi đi vào cơ thể.  Nếu bị nhiễm độc từ từ, mỗi ngày một ít, tuỳ theo mức độ bị nhiễm và thể tạng mỗi người, có thể xuất hiện nhiều bệnh như: rụng tóc, buồn nôn, sút cân, ung thư, giảm trí nhớ... Asen làm thay đổi cân bằng hệ thống enzim của cơ thể, nên tác hại của nó đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất.

tác hại của Asen đến sức khỏe

Từ lâu, người ta đã biết đến tác hại của việc tiếp xúc với Asen đối với cơ thể con người. Tuy vậy, người ta thường chỉ nghĩ tới nhiễm độc Asen những trường cấp tính, rõ ràng do ăn, uống, hít phải hay tiếp xúc với Asen có liều lượng lớn. Asen khi thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như: gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, gan bàn chân, thậm chí liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư bàng quang, ung thư gan.

PGS.TS. Nguyễn Huy Nga: Các tổn thương liên quan đến sử dụng nước nhiễm Asen để ăn uống chủ yếu là nhiễm độc mạn tính với các triệu chứng: tiêu chảy hoặc táo bón, ngứa, nổi ban đỏ, niêm mạc tổn thương, viêm lợi, viêm họng, viêm đường hô hấp trên và viêm màng kết hợp. Các triệu chứng về thần kinh như tê cóng, bỏng da, kiến bò kèm theo run, teo cơ, viêm nhiều dây thần kinh. Tổn thương da: viêm, loét dày sừng lòng bàn tay, bàn chân, biến đổi sắc tố da, sạm da, rụng tóc, rụng lông và tăng tỷ lệ ung thư da, phổi, bàng quang, xương sàng.

tác hại của nước nhiễm asen

Nhiễm bẩn asen trong nước ngầm đã dẫn tới đại dịch ngộ độc asen tại Bangladesh và các nước láng giềng là minh chứng cho mức độ độc hại của loại chất mang tên Asen này.

Phân tích các nghiên cứu dịch tễ học nhiều nguồn về phơi nhiễm asen vô cơ gợi ý rằng rủi ro nhỏ nhưng có thể đo được tăng lên đối với ung thư bàng quang ở mức 10 phần tỷ.Theo Peter Ravenscroft từ khoa Địa trường Đại học Cambridge khoảng 80 triệu người trên khắp thế giới tiêu thụ khoảng 10 tới 50 phần tỷ asen trong nước uống của họ. Nếu họ tiêu thụ chính xác 10 phần tỷ asen trong nước uống của mình thì phân tích dịch tễ học đa nguồn trích dẫn trên đây phải dự báo 2.000 trường hợp bổ sung về ung thư bàng quang. 

Khắc phục tình trạng “nước nhiễm Asen” bằng việc sử dụng máy điện giải

Với thực trạng nguồn nước ở Việt Nam bị nhiễm Asen quá nhiều như vậy, chúng ta không thể quá dễ dãi trong việc lựa chọn nguồn nước sừ dụng hàng ngày được, như vậy sẽ tự đưa mình đến gần hơn với nguy cơ ung thư. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ nguồn nước hiện tại đang sử dụng xem có bị Asen không và tìm cho mình giải pháp tốt nhất nhe!

Giải pháp cho nguồn nước bị nhiễm Asen đó là chúng ta phải sử dụng công nghệ lọc nước để loại bỏ mọi cặn bã, Asen có trong nước. Có một công nghệ lọc nước hiện đại nhất hiện nay mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn là công nghệ điện giải (hay điện phân). Với chiếc máy điện giải siêu nhỏ gọn nhưng hệ thống lọc hiệu suất cao giúp loại bỏ các chất độc hại.

>>>Các loại máy điện giải bán chạy nhất tại Thế Giới Điện Giải<<<

máy lọc nước Kangen

máy lọc nước Panasonic

Với công nghệ điện phân trải qua hai giai đoạn sẽ tạo ra nguồn nước ion kiềm. Nước điện giải ion kiềm là loại nước cực kì kì diệu với công năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư do bị nhiễm Asen hay những tác nhân khác.

  • Giai đoạn 1: Nguồn nước địa phương được lọc qua bộ lọc nước thông minh gồm nhiều lõi lọc đặc biệt: giúp loại bỏ các chất độc hại như chì, clo, chất cặn của các chất xử lý nước, gỉ sắt, kim loại từ đường ống nước lâu năm, các tạp chất, vi khuẩn. Nước lọc rất sạch và vẫn giữ lại được các khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể là các nguyên tố kiềm ( ion Canxi, Kali, Natri, Magie)
  • Giai đoạn 2: Nguồn nước đã đạt chuẩn đầu vào với khoáng chất được giữ nguyên sẽ được đưa vào buồng điện phân để phân tách các phân tử nước và tái cấu trúc các phân tử nước, nước i-on kiềm được sản sinh ở cực âm, nước i-on axit được sản sinh ở cực dương.

Asen thực ra cũng là một loại chất lẫn lộn trong nguồn nước như những tạp chất, kim loại nặng khác. Nhưng với “nước nhiễm Asen” nếu không xử lý kịp thời sẽ tích tụ vào trong cơ thể và để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Vì vậy, uống nước i-on kiềm mỗi ngày là cách đơn giản nhất để bạn duy trì và tăng cường sức khỏe, giúp bạn gìn giữ trọn vẹn mọi khoản khắc hạnh phúc bên gia đình thân yêu!

>>>>Đọc thêm về nước i-on kiềm<<<</dinh-nghia-ve-nuoc-dien-giai-ion-kiem

Hằng Trương