“Thế Giới Điện Giải ơi, tôi có đọc thấy nước ion kiềm giúp trung hòa axit, kiềm hóa cơ thể, những tôi chưa rõ lắm về tính axit và tính kiềm . Mong Thế Giới Điện Giải phân biệt tính axit và tính kiềm trong cơ thể giúp tôi.” Bác Bình – Phú Yên hỏi!!!
Trước tiên, Thế Giới Điện Giải xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng gửi thắc mắc của mình đến chúng tôi. Đúng như bác Bình nói, nước ion kiềm giúp trung hòa axit dư thừa và kiềm hóa cơ thể. Tuy nhiên, tính kiềm và tính axit trong cơ thể là gì và vì sao chúng ta phải loại bỏ axit dư thừa thì có lẽ vẫn còn nhiều nhiều người chưa hiểu rõ lắm.
Cho nên Thế Giới Điện Giải sẽ dành trọn vẹn bài viết này để cùng quý khách hàng tìm hiểu sự khác nhau giữa tính kiềm và tính axit trong cơ thể.
#Phân biệt tính axit và tính kiềm như thế nào?
Axit tiếng Latinh là asidus, tiếng Pháp là acide /asid. Khi đến Việt Nam, từ acide được Việt hóa thành từ a-xít.
Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và thường có vị chua, công thức tổng quát biểu diễn thường là HxAy. Thông thường, axit là bất kỳ một loại chất nào hòa tan trong nước tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh. Và những chất có đặc tính giống axit được gọi là chất có tính axit.
Theo lẽ tự nhiên, môi trường bên trong cơ thể là môi trường kiềm (pH đo được trong khoảng 7.3 – 7.4). Thế nhưng, vì sao lai nói bên trong cơ thể có tính axit? Môi trường trong cơ thể chúng ta có tính kiềm là không sai. Nhưng, tính kiềm đó lại rất dễ mất đi và bị axit hóa. Có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng axit hóa trong cơ thể:
- Do ăn uống: quá trình ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, thực phẩm lẫn hóa chất hoặc uống nhiều rượu bia, nước ngọt, các chất kích thích…
- Do ô nhiễm môi trường: khói bụi, khí thải, tia UV… tác động vào cơ thể cũng sinh ra axit dư thừa.
Do lo lắng, căng thẳng, stress, buồn phiền…
Những tác nhân trên tác động vào cơ thể, tạo nên axit dư thừa, biến môi trường trong cơ thể thành môi trường axit (pH <7).
>>Xem thêm:
Các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt nhất ở môi trường kiềm, nếu phải hoạt động trong môi trường axit, thì hậu quả xấu cho sức khỏe nhất định sẽ xảy đến. Bác sĩ Otto Warburg, người đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931, đã khẳng định trong bài phát biểu về nguồn gốc của ung thư như sau: “Các tế bào ung thư có tính axit, trong khi các tế bào khỏe mạnh lại mang tính kiềm”.
Khi các tế bào liên tục phải làm việc, tiếp xúc với môi trường axít, chức năng hoạt động sẽ giảm đi, gây ra tình trạng hư hỏng, suy thoái tế bào. Do đó các bế bào sẽ tìm cách khắc phục, sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này, điều đó khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi. Khi nhìn dưới kính hiển vi, các tế bào bị cong và biến dạng, màng tế bào mỏng và rất yếu. Đó là nguyên nhân phát sinh ung thư. Và các tế bào ung thư cũng phát triển, phát tán mạnh mẽ trong môi trường axit.
Cơ thể chúng ta có cơ chế tự tiết ra enzyme để cân bằng aixt dư thừa, tuy nhiên, nếu lượng dư thừa axit lên đến mức vượt quá giới hạn, cơ thể chúng ta buộc phải lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit dư thừa, nếu tình trạng này kéo dài, các khoáng chất kiềm dự trữ sẽ mất đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, tóc, đặc biệt là xương... Bệnh loãng xương hình thành cũng chính là do nguyên nhân này.
>>Xem thêm:
Axit tích tụ nhiều ở da có thể dẫn đến nhiều bệnh ngoài da như phát ban, mẩn ngứa, chàm, tồn dư nhiều ở thận gâ sỏi thận, viêm đường tiết niệu, dư thừa ở gan sẽ làm giảm chức năng gan, suy yếu gan, ung thư gan… Còn trong máu, nếu độ pH xuống dưới 7.2 sẽ có dấu hiệu nguy kịch, hồng cầu có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn mao mạch cục bộ, các tế bào bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng rối loạn về chuyển hóa, làm cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể làm tử vòng con người. Như vậy, chúng ta thấy, nếu nội môi trường cơ thể mang tính axit, sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm khó lường cho sức khỏe.
Kiềm hay còn gọi là bazơ, nguyên văn tiếng tiếng Pháp base, khi được Việt hóa, còn được viết là ba-dơ hoặc ba-zơ. Kiềm có công thức hoá học chung là B(OH)y
Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước tạo thành dung dịch có độ pH lớn hơn 7. Độ pH càng cao thì tính bazơ càng mạnh. Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
Như đã nói ở trên, môi trường bên trong cơ thể con người là môi trường mang tính kiềm, độ pH dao động trong khoảng 7.3 – 7.4. Ở môi trường kiềm này, các tế bào trong cơ thể sẽ khỏe mạnh và hoạt động tốt nhất. Bệnh tật sẽ khó mà phát sinh nếu con người duy trì được tính kiềm bên trong cơ thể.
>>Xem thêm:
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì nhiều tác nhân quen thuộc hàng ngày mà tính kiềm trong cơ thể rất dễ mất đi, do đó, chúng ta phải bổ sung chất kiềm cho cơ thể, “phụ giúp” cơ thể duy trì tính kiềm tự nhiên.
Bạn có biết, phần lớn 80% thực phẩm đưa vào cơ thể thường có tính axít và chỉ có 20% có tính kiềm. Do đó để cân bằng tốt môi trường axit-kiềm (nghiêng về tính kiềm với độ pH khoảng 7.34 đến 7.45), do đó bạn cần thực hiện chế độ ăn ngược lại, 80% thực phẩm kiềm, 20% thực phẩm có tính axít.
Trong đó thực phẩm chứa kiềm cao nhất là nhóm rau, củ quả như măng tây, hành tây, cải bó xôi, cải xanh, tỏi, mùi tây, chanh, dưa hấu, bưởi, xoài, đu đủ, dầu oliu. Kế đến là khoai lang, đâu bắp, xà lách, cần tây, táo, lê... Các loại thực phẩm giàu tính axít cần hạn chế hoặc nạp với hàm lượng vừa phải là tinh bột, đường hoá học, đường tinh luyện, các loại quả khô như việt quất, mận và các loại hạt như lạc, óc chó...
Ngoài ra, cần kết hợp với ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Khi ngủ, do thở sâu hơn thức nên axít dư thừa sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể. Giấc ngủ sâu tạo ra môi trường kiềm. Hoặc tập thể dục, vận động điều độ mỗi ngày 30 phút để duy trì pH trung bình của cơ thể, có tác dụng cân bằng nội môi trường pH. Việc tránh xa căng thẳng, stress để giảm axit tiết ra gây axit hóa cơ thể cũng là điều bạn cần lưu ý. Nếu cơ thể có xu hướng nghiêng về axit, chắc chắn bạn sẽ có nguy cơ cao về sức khỏe và bệnh tật. Do đó, tất yếu cần bổ sung các thực phẩm tạo kiềm.
Một cách đơn giản và hiệu quả nhất có thể thực hiện mỗi ngày là bằng cách uống khoảng 8-10 ly nước sạch - nếu có điều kiện để tốt hơn và có thể là tốt nhất thì bạn nên chọn uống nước điện giải ion kiềm cân bằng cơ thể.
Nước tham gia trong mọi quá trình trao đổi chất, ion, cũng như hoạt động sinh lý, tâm lý của cơ thể. Nước giúp cân bằng nội môi và giải độc cơ thể. Tránh xa các loại nước ngọt vì chúng tạo môi trường axít và gây ra hàng loạt bệnh tật.
Nước điện giải ion kiềm (còn gọi là nước ion kiềm, nước hydro, nước hydrogen...) ngoài bổ sung nước cho cơ thể còn bổ sung cho cơ thể các tính chất ưu việt hơn như: giàu tính kiềm tự nhiên đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, hoàn nguyên như ban đầu. Tính chống oxy hóa mạnh từ hydrogen giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại cho cơ thể - căn nguyên bệnh tật, hydro/hydrogen còn giúp chống lão hóa, duy trì thanh xuân. Tính chất giàu vi khoáng tự nhiên trong nước (Ca, Na, K, Mg...) giúp bổ sung các chất điện giải thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa loãng xương. Và tính chất phân tử siêu nhỏ tăng cường thanh lọc, giải độc tối ưu, giúp vận chuyển dinh dưỡng và hấp thụ trong cơ thể nhanh chóng và tối ưu hơn.
Bổ sung nước điện giải ion kiềm mỗi ngày là xu hướng chăm sóc sức khỏe tốt nhất hiện nay
Như vậy, cách bổ sung kiềm hiệu quả nhất cho cơ thể là xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả có tính kiềm, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan và đặc biệt uống nước điện giải ion kiềm . Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên (pH 8.5 – 9.0 – 9.5) sẽ trung hòa axit dư thừa, kiềm hóa cơ thể hiệu quả, từ đó phòng chống và cải thiện sức khoẻ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý khách hàng phân biệt tính axit và tính kiềm dễ dàng hơn. Nếu Quý khách hàng còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại gọi đến Thế Giới Điện Giải qua Hotline miễn cước hoặc đến trực tiếp showroom của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!