Cơm là nét văn hóa đặc sắc trong nền ẩm thực hàng nghìn năm của Châu Á
Nếu ai đã từng ăn cơm Nhật, dù là ở nhà hàng cao cấp, các quán vỉa hè hay đơn giản là bữa cơm nhỏ do phụ nữ Nhật nấu… đều cảm nhận rõ sự khác biệt: cơm đạt đến độ chuẩn ngon nhất định. Có người cho rằng là do gạo của họ, có người lại cho rằng là do cách nấu của họ. Vậy, đâu mới là bí quyết mà bạn có thể tham khảo học theo?
1. Cách chọn gạo nấu cơm theo chuẩn Nhật
Từ xưa đến nay, người Việt nấu cơm thường dùng các loại gạo thon, dài trong khi gạo Nhật lại trắng, tròn, mẩy, đều và cứng. Với đặc tính khác nhau đó, khi nấu cơm bằng gạo Nhật, cơm dẻo ngon, hạt căng bóng, hương thơm ngào ngạt và vị ngọt đậm đà, rất tinh tế.
Để nấu cơm ngon, bạn có thể chọn 1 trong 3 loại gạo Nhật sau. Lưu ý: Cần đến những nơi uy tín để chọn mua gạo chất lượng, uy tín, tránh các loại gạo được gắn nhãn gạo Nhật nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Gạo Nhật Koshihikari: được trồng chủ yếu ở tỉnh Niigata, đặc điểm hạt tròn, trắng sáng. Hạt tuy cứng nhưng nấu ra cho cơm dẻo, màu sắc bóng đẹp mắt, khi để nguội cơm không bị khô.
Gạo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhiều dinh dưỡng và khoáng chất
Gạo Koshihikari được nhiều nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp kiểm định và đánh giá có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng hấp thụ. Koshihikari hỗ trợ người béo giảm cân an toàn và hiệu quả bởi khả năng giải độc ruột kết, tăng việc chuyển hóa chất béo trong cơ thể.
- Gạo Nhật Japonica: Gạo này khá thông dụng và được nhiều người biết đến – được dùng để làm shushi, cơm nắm, cơm trộn, bánh gạo khô… Gạo hạt ngắn, dính, ít nứt vỡ và có mùi thơm tự nhiên dùng để nấu cơm rất ngon.
Japonica là loại lương thực chính trong bữa cơm của người Nhật
Gạo Japonica chứa nhiều chất oxy hóa, giàu khoáng chất như Manesium, selenium giúp tạo năng lượng từ protein và tinh bột, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Gạo Nhật Nishiki: Khi nấu lên, cơm dẻo, thơm và mềm, tên gọi của gạo bắt nguồn từ “gấm vóc” trong tiếng Nhật (Hikari)
Đối với người Việt, “cơm bếp” luôn mang lại những hương vị đặc trưng riêng biệt nhưng ngày nay, nấu cơm bằng nồi cơm điện ngon mới là điều mà chị em quan tâm. Vì vậy, không ít người đã tự hỏi: Người Nhật nấu cơm bằng gì mà ngon và dẻo thơm như vậy?
Giữa vô vàn các loại nồi cơm điện hiện có trên thị trường, chọn nồi cơm điện loại nào, thương hiệu gì để cơm Nhật chuẩn ngon?
Hiện nay, có 3 dòng nồi cơm điện phổ biến. Nồi cơm điện cơ là sản phẩm có chức năng duy nhất là nấu cơm, nồi cơm điện tử được cải tiến nhiều chức năng để nấu cơm (cơm ngon hơn so với nồi cơm điện cơ) và nấu nhiều món khác. Đặc biệt, để cơm ngon nhất, người Nhật nấu bằng nồi cơm điện cao tần. Đây là loại nồi sử dụng công nghệ cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc, nghĩa là làm nồi cơm nóng trực tiếp (lòng nồi được nóng đều) chứ không qua mâm nhiệt như nồi cơ và nồi điện tử giúp cơm ngon và bảo toàn dưỡng chất trong gạo.
Cơm nấu trong nồi cơm điện cao tần có thể giữ ấm đến 24 giờ và khi hâm nóng không cần thêm nước mà hạt cơm vẫn không bị khô
Trong các nồi cơm điện cao tần được người Nhật ưa chuộng, Tiger được đánh giá là hãng hàng đầu với chất lượng cơm dẻo, ngon mà không bị nhão. Bên cạnh đó, còn có Panasonic, Toshiba… đều là những thương hiệu uy tín hàng đầu Nhật Bản.
Để có một nồi cơm ngon đúng phong cách Nhật thì gạo ngon và nồi cơm tốt vẫn chưa đủ. Một yếu tố rất quan trọng tạo nên cơm ngon của người Nhật mà ít người chú ý đến đó chính là nguồn nước dùng để nấu cơm. Nước để nấu cơm ngon không chỉ phải sạch thuần khiết, mà còn phải giữ nguyên vẹn khoáng chất tự nhiên trong nước, không còn mùi Clo khó chịu và có nhiều tính chất đặc biệt. Tại Nhật Bản, hơn 50 năm qua có một loại nước được người Nhật rất yêu thích và dùng mỗi ngày để giúp nấu cơm ngon hơn, thơm hơn và tốt cho sức khỏe hơn, đó chính là nước điện giải ion kiềm.
Nước điện giải ion kiềm hay còn được gọi là nước ion kiềm, tên tiếng Anh là Alkaline ionized water. Nước điện giải ion kiềm là phát minh khoa học vĩ đại của các nhà khoa học Nhật Bản tù 1931 sau khi nghiên cứu các nguồn nước quý trên toàn thế giới. Nước ion kiềm được tạo ra bằng công nghệ điện giải (hay điện phân), nước sau khi được lọc sạch, sẽ được điện phân để tái cấu trúc nước thành dạng ion H+ và OH-. Công nghệ điện giải tiên tiến đã giúp cho nước ion kiềm có cấu trúc phân tử nước đạt đến mức siêu nhỏ, chỉ 0.5 nano met, nghĩa là nhỏ hơn phân tử nước bình thường gấp 5 lần.
Cấu trúc phân tử siêu nhỏ của nước ion kiềm chính là đặc tính quan trọng nhất giúp nấu cơm ngon hơn hẳn so với nấu bằng các loại nước thông thường như nước máy (tap water), nước tinh khiết đóng chai, hay nước khoáng đóng chai. Với cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, nước ion kiềm sẽ ngấm vào thực phẩm nhanh hơn, mạnh hơn, giúp chiết xuất ra được nhiều mùi vị và tinh chất trong thực phẩm. Ngoài ra, tính chất đặc biệt này cũng giúp nước ion kiềm làm mềm thực phẩm nhanh hơn.
Thí nghiệm sử dụng nước ion kiềm ở mức pH 9.0 từ máy điện giải tạo nước kiềm của Panasonic – Model TK-AS66 để nấu cơm, đặc tính của hạt cơm và mùi vị có sự thay đổi tích cực vượt trội so với dùng nước máy thông thường. Nước máy trong thí nghiệm được lấy từ nước máy ở Osaka, Nhật Bản.
Biều đồ so sánh sự khác biệt về đặc tính hạt cơm và mùi vị khi được nấu bằng nước ion kiềm và nước máy
Biểu đồ cho thấy rằng, các đặc tính của hạt cơm như: độ kết dính, độ dẻo, hình dạng đẹp có sự thay đổi tốt hơn so với nước máy. Trong đó, độ dẻo của hạt cơm có sự thay đổi lớn nhất.
Đặc biệt các đặc tính về mùi vị: mùi thơm và vị có sự thay đổi tích cực một cách vượt trội. Trong đó, yếu tố mùi thơm có sự thay đổi lớn nhất.
Tóm lại nấy cơm bằng nước ion kiềm sẽ giúp nấu cơm ngon hơn, cơm dẻo hơn, độ kết dính tốt hơn, vị ngon hơn, hạt cơm giữ được hình dạng đẹp hơn và đặc biệt là rất thơm. Cùng quan sát kỹ hơn hình dạng bên trong hạt cơm khi nấu bằng nước ion kiềm và nước máy dưới kính hiển vi.
Cơm được nấu bằng nước ion kiềm pH = 9.0
Quan sát cấu trúc bên trong bằng kính hiển vi, bề mặt hạt cơm nấu bằng nước điện giải ion kiềm bắt đầu phân rã nhưng đỉnh hạt vẫn được giữ nguyên nên chúng vẫn rất kết dính và có độ dẻo.
Cơm được nấu bằng nước máy pH =7.0
Trong khi cơm được nấu bằng nước máy thông thường, bề mặt của hạt cơm hoàn toàn bị phân rã, làm cho đỉnh bào mòn thành dạng tròn, dẫn đến cơm bị xốp và mềm.
Ngoài cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, thì nước điện giải ion kiềm còn có 2 tính chất sẽ giúp nấu cơm ngon hơn, nhiều dinh dưỡng hơn đó chính là tính chất giàu vi khoáng tự nhiên và khả năng chống oxi hóa mạnh (trong nước giàu phân tử Hydro). Nước điện giải ion kiềm giàu vi khoáng tự nhiên nên nước sẽ có vị ngọt thanh mát, dễ chịu, góp phần làm cho cơm ngon hơn, ngọt ngào hơn, hương vị tự nhiên và tinh tế.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Nấu cơm bằng nước ion kiềm của máy điện giải PananasonicTK-AS66 giúp cơm ngon với hương vị tự nhiên và tinh tế
Còn khả năng chống oxi hóa mạnh của nước ion kiềm sẽ giúp cho nấu cơm ngon hơn và bảo toàn được dưỡng chất tốt hơn. Chúng ta đều biết, cám gạo chứa nhiều vitamin E và có khả năng chống oxy hóa (đây cũng đặc tính của cám gạo khi chưa bị oxy hóa). Vì vậy, ở Nhật Bản, để bảo vệ lớp cám gạo khỏi quá trình oxy hóa, ngay khi thu hoạch xong, gạo được bảo quản bởi dụng cụ lưu trữ chuyên dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế lớp cám gạo dưới tác động của các tác nhân bên ngoài như ô nhiễm môi trường, các chất hóa học và thuốc trừ sâu gốc dầu bám ở vỏ bị oxy hóa sẽ trở thành chất có hại cho hệ tiêu hóa vì chứa nhiều các gốc tự do. Do đó, khi vo gạo bằng nước ion kiềm giàu Hydro giúp khử lớp oxy hóa này, giúp cơm thơm hương vị tự nhiên, ngon hơn và bảo toàn được lượng vitamin E cao nhất.
Theo Thế Giới Điện Giải