Gian bếp thường được coi là trái tim của một ngôi nhà. Không chỉ là nơi ăn uống, bếp còn là nơi mọi người trong gia đình quây quần và nói chuyện với nhau bên bữa cơm sau ngày dài làm việc. Chính vì vậy, để giữ cho không gian này sạch đẹp, bạn có thể thực hiện theo cách sau.
Bạn đã biết cách vệ sinh nhà bếp?
Bếp ăn thường có các hóa chất tẩy rửa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như nước rửa chén, nước lau kính, nước lau nhà, thuốc tẩy… Những hóa chất này là tổ hợp của chất tạo màu, tạo mùi và các thành phần hóa chất khác, thậm chí là những hóa chất độc hại. Trong đó, nước điện giải là giải pháp vừa hiệu quả, tiết kiệm lại vừa thân thiện với môi trường với khả năng khử trùng và giúp vệ sinh tuyệt vời.
Chỉ với những bước đơn giản và không cần đến các loại hóa chất tẩy rửa độc hại bạn vẫn có một nhà bếp sạch sẽ, sáng bóng từ các bước thực hiện dưới đây.
Góc bàn, góc tường được làm từ các vật liệu cứng như đá granite, gỗ laminate, gạch men, thép không gỉ hoặc thậm chí các vật liệu nguyên khối đều có thể được khử trùng bằng nước điện giải pH 3.0 (nước ion axit mạnh).
Trước tiên, bạn lau sạch bụi bẩn ở những nơi bám dính. Đối với các vết dơ nhiều dầu mỡ, bạn có thể sử dụng nước kiềm mạnh pH 11.0 để lau chùi. Còn với các vết dơ có thành phần protein, bạn dùng nước ion axit mạnh pH 3.0 để dễ dàng tẩy rửa. Sau đó, bạn lau thật kỹ các bề mặt rồi dùng nước ion axit mạnh pH 3.0 xịt nhẹ lên và để khô.
Khi lau chùi các vật dụng bằng thép không gỉ với hóa chất bình thường, bạn thường thấy bị dính dấu tay và bị các vệt vằn vện, không sạch hẳn. Không chỉ vậy, cặn xà bông từ các chất tẩy rửa bám dính trên dụng cụ khiến cho chúng mờ hơn và thậm chí là dễ bám dính dầu mỡ hơn.
Để giúp các vật dụng này sáng bóng và không bị dính các vết vân tay, đầu tiên, bạn xịt nước kiềm mạnh pH 11.0 lên dụng cụ để rửa trôi dầu mỡ. Bạn rửa sạch rồi lau khô dụng cụ, sau đó xịt nhẹ nước axit mạnh pH 3.0 để khử trùng. Tiếp theo, bạn phun nhẹ nước axit pH 5.5 lên và dùng loại vải không bị đổ lông để lau khô. Cách làm trên còn được áp dụng cho các công cụ có kích cỡ lớn như bồn rửa chén.
Cách vệ sinh đồ dùng bếp bằng thép không gỉ
Với các vật dụng bằng sứ, để tẩy rửa vết bẩn, bạn xịt nước axit mạnh pH 3.0 lên chỗ bị dơ, đồng thời dùng khăn nhúng nước ion axit mạnh pH 3.0 và đắp lên chỗ bẩn để qua đêm. Nếu các vết bẩn vẫn còn bám lại, bạn pha muối biển với baking soda và nước kiềm mạnh pH 11.0 để hòa tan rồi dùng hỗn hợp này đổ lên vết bẩn, dùng bàn chải chà sạch.
Bạn nên dùng nước kiềm mạnh pH 11.0 để lau chùi các vật dụng làm bằng niken hoặc crom như quạt, lò nướng, vòi nước sẽ nhanh chóng giúp tẩy rửa các vết dầu mỡ, bụi bẩn cũng như các vết bụi than bám dính (nếu có)/
Các nội thất bằng gỗ dễ dính vết tay và thường bị hoen ố bởi các chất bẩn, mồ hôi từ tay. Để giải quyết nhanh chuyện này, bạn dùng nước kiềm mạnh pH 11.0 để tẩy trôi các vết bẩn này bằng cách xịt nước này và dùng khăn lau khô để vật dụng sạch hơn.
Còn đối với sàn gỗ, trước tiên bạn cũng xịt nước kiềm mạnh pH 11.0 lên các chỗ có bám dính nhiều vết bẩn. Sau đó, bạn dùng nước axit pH 5.5 để lau sàn chung. Nếu bạn đã thực hiện bước đầu tiên là xử lý các vết bẩn cứng đầu với nước kiềm mạnh, thì bạn không nhất thiết phải dùng đến xà phòng hoặc các hóa chất tẩy rửa mạnh để lau sàn. Nếu sàn gỗ của bạn vẫn còn bám nhiều bụi đất, bạn pha một cốc nước kiềm mạnh pH 11.0 vào xô nước kiềm pH 9.5, sau đó dùng nó để lau sàn. Cuối cùng, bạn lau lại một lần nước bằng nước ion axit pH 5.5 là có thể giúp sàn sạch và sáng bóng.
Cách lau sạch sàn gỗ mà không cần dùng đến hóa chất
Từ cửa sổ, tủ cho đến kệ bếp… thường sử dụng vật liệu gạch men và kính. Để vệ sinh, bạn chỉ cần dùng miếng vải hoặc khăn lau để thấm nước axit pH 5.5 và lau sạch các vết bẩn. Sau đó, bạn dùng miếng vải sạch khác (không đổ lông) để lau khô lại.
Còn đối với sàn bếp, kệ bếp hoặc tường, bạn dùng nước kiềm mạnh pH 11.0 để tiêu diệt các vết bẩn cứng đầu trước, sau đó mới dùng nước ion axit pH 5.5 và dùng khăn lau khô.
Để làm sạch, khử trùng và khử mùi tủ lạnh hoặc tủ đông, bạn dùng nước axit mạnh pH 3.0 xịt lên bề mặt rồi dùng khăn sạch lau khô nước.
Dù là thớt nhựa hay thớt gỗ thì việc vệ sinh sạch sẽ là điều rất quan trọng để tránh các mầm bệnh dễ lây lan hoặc phát sinh bệnh. Đối với các loại thớt dùng cho thực phẩm chín thì việc khử trùng trước khi dùng là không cần thiết nhưng vẫn cần rửa sạch. Để rửa thớt, bạn dùng nước pha với một ít xà bông để rửa, tráng lại bằng nước ấm rồi dùng nước axit mạnh pH 3.0 xịt lên và để khô tự nhiên.
Còn đối với thớt dùng cho các thực phẩm tươi sống như thịt cá, trứng, đậu phụ, việc khử trùng trước khi dùng là rất cần thiết. Đầu tiên, bạn dùng nước kiềm mạnh pH 10.0 để đáng tan dầu mỡ và tráng lại bằng nước nóng. Sau đó, bạn dùng nước pha với một ít xà bông để rửa sạch thớt, tráng kỹ cho sạch xà bông bằng nước ion axit mạnh pH 3.0 để khử trùng và phòng ngừa các phòng bệnh.
Ngược hoàn toàn với điều mọi người thường suy nghĩ, các tai nạn liên quan đến dao trong nhà bếp thường không phải vì dao bén mà là do dao cùn. Điều này là vì khi dao mất đi độ sắc, bạn cần dùng nhiều lực hơn để cắt. Và do dùng nhiều lực nên thực phẩm dễ bị trơn tuột dẫn đến các tai nạn dao thớt. Vì vậy, cách tốt nhất để giữ cho dao bén chính là phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ trước và sau khi sử dụng. Ngoài ra, lưỡi dao cũng là một trong những nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ mầm bệnh mà bạn cần vệ sinh sạch sẽ.
Để vệ sinh dao, đầu tiên bạn dùng nước kiềm mạnh pH 11.0 để đánh tan dầu mỡ bám dính. Sau đó, bạn dùng nước xà bông và bàn chải để chà sạch, tráng lại bằng nước nóng và dùng nước axit mạnh pH 3.0 xịt lên và để trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Tiếp theo, bạn rửa dao lại một lần nữa bằng nước kiềm mạnh pH 9.0 và cuối cùng dùng vải sạch lau lại cho khô. Lưu ý, bạn không nên rửa dao bằng máy rửa chén vì như vậy sẽ làm mất độ sắc bén của dao và cán dao cũng dễ bị nới lỏng, hư hỏng.
Thường xuyên lau chùi dao sạch sẽ chính là cách giữ cho dao bén tốt nhất
Đối với các dụng cụ nấu thì bạn nên chọn vật liệu từ thép không gỉ. Các vết dầu mỡ và đồ ăn bám dính nếu được xử lý ngay bằng nước kiềm mạnh pH 11.0 sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian chùi rửa.
Luôn dùng nước nóng pha nước rửa chén để rửa, tráng kỹ và sấy khô. Bạn xịt tiếp nước axit mạnh pH 3.0 để khử trùng, sau đó xịt tiếp nước pH 5.5 và dùng khăn lau khô cả trong lẫn ngoài để giữ cho vật dụng sáng bóng. Đối với các vết bám khó rửa, vết cháy xém hay các vết xỉn màu, bạn xử lý bằng cách dùng hỗn hợp gồm muối biển thô pha với baking soda và lượng nước kiềm mạnh pH 11.0 để hòa tan 2 nguyên liệu trên.
Việc giữ cho chén đĩa và ly tách được như mới không quá khó như bạn nghĩ, bằng cách sử dụng các loại nước điện giải có độ pH khác nhau. Bạn thậm chí còn có thể đánh bay các vết hoen ố hay các vết bẩn cứng đầu. Với các vết bẩn bám dính lâu ngày, bạn có thể dùng hỗn hợp gồm nước axit mạnh pH 3.0 pha với nước axit pH 5.5 theo tỷ lệ 50/50 để ngâm chén đĩa, ly tách và để qua đêm. Để vật dụng sáng và mới, bạn nên thường xuyên rửa bằng nước ion axit pH 5.5 và dùng khăn lau khô.
Còn đối với các loại chén đĩa hoặc ly tách làm từ gốm sứ hoặc đất nung, bạn cũng có thể thực hiện các bước tương tự với quy trình được hướng dẫn với bồn rửa bằng sứ ở trên.
Mẹo giữ cho chén dĩa và ly tách được như mới
Cũng giống như chén đĩa và đồ thủy tinh, muỗng nĩa được làm từ thép không gỉ thường nhìn mờ cũ và hiệu quả sử dụng bị giảm dần do sự tích tụ của các calcium dư thừa ở dạng cặn vôi.
Thực hiện: sau khi rửa sạch các vụn thức ăn bám lại, bạn ngâm muỗng nĩa trong nước axit mạnh pH 3.0 để qua đêm. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước axit pH 5.5 và dùng khăn lau lau thật khô.
Hi vọng, với cách vệ sinh nhà bếp trên sẽ giúp bạn có một không gian sạch đẹp, thoải mái và còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Theo Thế Giới Điện Giải