10/09/2020

Nước điện giải và kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây

Các loại nước chức năng từ máy điện giải ion kiềm không chỉ tốt cho sức khỏe giúp chống oxy hóa, trung hòa axit dư thừa, đầy lùi gốc tự do, tăng cường đề kháng, nấu ăn ngon, pha sữa, làm đẹp, sát khuẩn... mà còn lý tưởng để gieo trồng và chăm sóc cây. Mức pH trong đất hoặc nước phù hợp cho mỗi loại cây trồng không giống nhau nên chúng ta cần điều chỉnh loại nước lấy từ máy điện giải sao cho tương thích. Cùng Thế Giới Điện Giải khám phá tác dụng “kỳ diệu” của nước điện giải trong việc gieo trồng và chăm sóc cây ngay dưới đây.

Chăm sóc cây bằng nước ion kiềm
Chăm sóc cây trồng như thế nào cho đúng cách?

1. Nước điện giải và ươm mầm hạt giống

Nước ion kiềm có khả năng rút ngắn thời gian ngâm hạt nhưng vẫn đạt yêu cầu của các loại hạt giống như ngũ cốc, các loại đậu và hạt… làm chúng ra rễ nhanh hơn. Chính vì vậy, đây là bí quyết tuyệt vời dành cho bạn nếu muốn tự trồng các loại cây này. Nếu việc ươm mầm trước đây thường mất nhiều thời gian, nhiều ngày thì với nước điện giải, quá trình này sẽ được tính bằng giờ. Nếu với nước máy, tỷ lệ nảy mầm này chỉ ở 60 – 70% thì với nước điện giải, tỷ lệ này lên đến 80 – 90%.

  • Bước 1: Hướng dẫn làm sạch hạt

Đặt hạt giống vào rổ và để vào chậu có kích cỡ phù hợp, sau đó rửa kỹ bằng nước kiềm pH 9.5. Nước rửa đầu tiên sẽ có màu nâu ngả vàng với một ít bọt nổi lên, bạn chắt sạch nước này và ngâm hạt bằng nước kiềm mạnh với pH 11.0 trong khoảng 10 phút. Tiếp đến, bạn tiếp tục chắt nước và rửa lại bằng nước kiềm mức pH 9.5 cho đến khi ta thấy nước trong và sạch.

  • Bước 2: Ươm hạt trong nước

Sau khi rửa sạch hạt giống, bạn để hạt vào bình, đổ nước kiềm pH 9.5 sao cho mực nước cao gấp rưỡi chiều cao của hạt giống. Bạn lưu ý, các hạt giống sẽ nở và phình to ra, bạn nên cân nhắc kỹ để chọn được bình có kích cỡ phù hợp nhất.

Sau khi ngâm trong khoảng 3 – 4 giờ, bạn chắt nước ra. Nước này rất nhiều dưỡng chất nên khi chắt nên cho vào chai hoặc bình để bảo quản, có thể sử dụng để nấu canh. Sau đó, bạn dùng màng lưới hoặc nhiều lớp vải mềm để đậy nắp bình lại. Bạn nhớ lắc bình và súc để chắc chắn là đã chắt hết nước ở trong bình hạt giống ra. Cách 2 giờ đồng hồ sau, bạn thực hiện sức bình hạt giống một lần nữa bằng nước kiềm pH 9.5. Thường thì hạt giống sẽ bắt đầu nảy rễ sau lần súc bình bằng nước kiềm pH 9.5 đầu tiên. Hầu hết các hạt giống sẽ nảy mầm trong vòng 3 – 4 giờ, riêng đậu thì mất khoảng 4 – 6 giờ và ngũ cốc là trong vòng 7 – 9 giờ đồng hồ.


Hạt giống ươm trong nước ion kiềm có thời gian nảy mầm nhanh hơn nhiều so với nước máy

2. Nước điện giải và chăm sóc cây trồng

pH đất quá cao hoặc quá thấp sẽ dẫn đến sự phát triển không đều, còi cọc, vàng lá, năng suất thấp trên các loại cây trồng. Để chăm sóc cây trồng tốt, bạn cần biết các yếu tố sau:

2.1. Xác định độ pH của đất trồng

Độ pH đất trồng còn được gọi là độ phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ ion OH– và H+ có trong đất. Độ pH này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Nếu không biết độ pH đất và độ pH thích hợp của cây, việc trồng cây sẽ không hiệu quả hoặc không đạt năng suất. Xác định pH cây trồng để có giải pháp điều chỉnh, xử lý trước khi bón phân, tránh tình trạng lãng phí phân bón.

  • Thời điểm kiểm tra độ pH đất

Có thể tiến hành mọi thời điểm và trên mọi loại đất. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, trước khi kiểm tra pH đất, bạn cần tránh bón phân, bón vôi, bổ sung các chất hữu cơ hoặc độ ẩm đất nằm xa khoảng giới hạn của cây trồng.

- Đối với đất mới, kiểm tra chỉ số pH ban đầu giúp định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng, hướng đến năng suất cây trồng cao nhất.

- Đối với đất đang canh tác, kiểm tra chỉ số pH đất chỉ ra cách tác động vào đất hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Ngoài ra, khi cây có các biểu hiện sau, bạn cần kiểm tra pH đất ngay: lá vàng úa, cây tăng trưởng chậm, rễ không phát triển…

  • Phương pháp kiểm tra độ pH đất

Bạn nên sử dụng các loại máy đo pH hiện nay hơn là cách đo thủ công bằng giấy quỳ tím. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các loại máy đo pH hiện nay được thiết kế rất nhỏ gọn, tiện dụng. Bạn có thể mang theo bất cứ đâu và chp kết quả chính xác và nhanh chóng.


Xác định độ pH của cây trồng để có cách điều chỉnh, cải thiện phù hợp

  • Diễn giải các kết quả kiểm tra pH đất

Đất có giá trị pH từ 3.0 – 5.0: Đây là loại đất có tính axit cao (đất rất chua) nên cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như Phốt pho (P), Kali (K), Molipden (Mo.), Bo (B)… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do đất có tính axit cao nên làm các nguyên tố này không thể hòa tan, hấp thụ vào rễ cây trồng mà bị bị giữ chặt trong đất.

Ngoài ra, hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động trong đất này để phân hủy chất hữu cơ, điều này dẫn đến tình trạng đất bị nghèo dinh dưỡng, đất bị bí chặt. Biện pháp tác động: Tăng độ pH của đất trồng bằng cách bổ sung vôi hoặc kali cacbonate để cải thiện tính axit trong đất.

Đất có giá trị pH từ 5.1 – 6.0: Đất có tính axit, thích hợp cho các loại cây họ đỗ quyên như đỗ quyên, cây hoa trà, cây thạch nam… Tuy nhiên, nếu bạn muốn trồng các loại cây khác như họ đậu, bạn có thể nâng cao độ pH của đất bằng việc bón vôi.

Đất có giá trị pH từ 6.1 – 7.0: Đây là loại đất có mức axit yếu hoặc đất trung bình (7.0), đất này thích hợp cho các loại cây trồng thông thường, trừ các loại ưa vôi như cây đậu. Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất thường hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này. Đồng thời lượng dinh dưỡng có trong đất này giúp nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm nhưng lưu ý nên duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.

Đất có giá trị pH từ 7.1 – 8.0: Đất có tính hơi kiềm, thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu. Tuy nhiên, trong môi trường đất kiềm, các nguyên tố như Sắt (Fe), Mang gan (Mn)… bị giảm khả năng hòa tan gây mất cân bằng canxi dẫn đến cây trồng dễ bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới. Biện pháp tác động, nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như lưu huỳnh, sắt sunphat, nhôm sunfat, bổ sung u-re bọc lưu huỳnh, các chất hữu cơ (phân hữu cơ), các phụ gia có tính axit (diamoni photphat, sắt sulfat, than bùn, nitrat amoni).

  • Bảng thống kê khoảng pH phù hợp cho từng loại cây trồng

Cây trồng

pH thích hợp

Cây trồng

pH thích hợp

Bắp (Ngô)

5.7 – 7.5

Trà

5.0 – 6.0

Họ bầu bí

5.5 – 6.8

Cây tiêu

5.5 – 7.0

Bông cải xanh

6.0 – 6.5

Thuốc lá

5.5 – 6.5

Cà chua

6.0 – 7.0

Thanh long

4.0 – 6.0

Cà phê

6.0 – 6.5

Súp lơ

5.5 – 7.0

Cà rốt

5.5 – 7.0

Ớt

6.0 – 7.5

Cà tím

6.0 – 7.0

Nho

6.0 – 7.5

Cải bắp

6.5 – 7.0

Mía

5.0 – 8.0

Củ cải

5.8 – 6.8

Mai vàng

6.5 – 7.0

Cải thảo

6.5 – 7.0

Lúa

5.5 – 6.5

Cam quýt

5.5 – 6.0

Lily

6.0 – 8.0

Cao su

5.0 – 6.8

Khoai tây

5.0 – 6.0

Cát tường

5.5 – 7.5

Khoai lang

5.5 – 6.8

Cẩm chướng

6.0 – 6.8

Hoa lan

6.5 – 7.0

Cẩm tú cầu

4.5 – 8.0

Hoa hồng

5.9 – 7.0

Đậu đỗ (đỗ tương)

6.0 – 7.0

Cúc nhật

6.0 – 8.0

Đậu phộng

5.3 – 6.6

Hành tỏi

6.0 – 7.0

Dâu tây

5.5 – 6.8

Gừng

6.0 – 6.5

Đậu tương

5.5 – 7.0

Dưa leo

6.0 – 7.0

Đồng tiền

6.5 – 7.0

Rau gia vị

5.5 – 7.0

Dưa hấu

5.5 – 6.5

Khoai mì (sắn)

6.0 – 7.0

Xà lách

6.0 – 7.0

Cây bơ

5.0 – 6.0

Bông

5.0 – 7.0

Dưa chuột

6.5 – 7.0

Cây chè

4.5 – 5.5

Chuối

6.0 – 6.5

Hành tây

6.4 – 7.9

   

Cà chua

6.0 – 6.7

   

 

2.2. Những lưu ý cần biết khi trồng và chăm sóc cây


Cây chè có thể trồng được trên đất chua

- Đất chua (pH thấp) do bón lân quá nhiều

- Khi đất có pH < 3.0 thường rất hạn chế phát triển đối với nhiều loại cây trồng, pH từ 3.0 – 4.0 là hạn chế vừa và pH > 4.0 hạn chế ít.

- Đất có độ pH=5.0 mà hàm lượng Al3+ trong đất cao cũng thường làm cho cây (điển hình như cây bông non) bị chết như ở Eahleo Đak Lak.

- Dư Kali trong đất cây sẽ cùi đọt, lá bị nhăn nheo cành tay giòn, dễ gãy khiến cây thiếu Mg và làm dư axit. Cây vàng lá nếu bạn không kịp thời hạ phèn cho đất. Còn thiếu Kali thì cây sẽ mất sức đề kháng dễ bị nấm bệnh tấn công.

2.3. Chọn nước tưới có độ pH phù hợp

Nước điện giải với mức pH trải rộng từ 2.5 – 11.5 giúp chăm sóc cây trồng một cách tốt nhất

Không chỉ chọn đất có độ pH tương ứng để cây trồng phát triển tốt nhất mà việc chọn nước tưới phù hợp cũng là vấn đề đặc biệt lưu ý.


Nước điện giải là các loại nước được tạo ra từ máy điện giải qua quá trình điện phân nước

Trước khi dùng nước điện giải để tưới cây, bạn cần kiểm tra xem cây có cần nước hay không rồi mới tưới, chỉ tưới cây khi cây cần nước. Bạn ấn ngón tay vào chậu đến ngập đốt thứ 2, nếu bạn cảm thấy khô ở đầu ngón tay mới tưới cây, vì ngay khi đất ở trên bề mặt chậu đã khô thì dưới đáy chậu vẫn có thể còn ẩm ướt. Lưu ý, mỗi loại cây có nhu cầu về độ ẩm khác nhau như:

- Các cây hoa không thích đất khô.

- Cây họ xương rồng có thể sống mà không cần tưới nước.

- Các loại cây quả mọng nước (cà chua, dưa chuột, dưa hấu) cần được giữ ẩm và cần một lượng lớn nước.

- Một số rau thơm (húng quế, hương thảo, húng chanh, rau mùi ta) chỉ cần tưới một ít nước thì sẽ có mùi thơm mạnh mẽ hơn.

- Một số loại thảo mộc (rau mùi tây, hẹ) cần được tưới nhiều nước.

Bạn nên tưới vào buổi sáng và chọn loại nước điện giải có pH phù hợp với cây trồng (xem bảng bảng thống kê khoảng pH phù hợp cho từng loại cây trồng ở trên).

Nước điện giải là loại nước được tạo ra từ máy điện giải qua quá trình điện phân nước thành 2 dòng chính là nước ion kiềm ở cực âm và nước ion axit ở cực dương. Thông thường, máy điện giải có thể tạo ra từ 5 – 8 loại nước với các mức pH khác nhau, phù hợp với tất cả các loại cây trồng.

Bạn có thể dùng nước ion axit yếu pH 5.5 – 6.0 để tưới cho các loại cây như bắp, bí, cà rốt, củ cải, cam quýt, cao su, cát tường, cẩm tú cầu, đậu phụng. Hoặc dùng nước trung tính (pH 7.0) để tưới các loại cây như cafe, cà tím, cải bắp, cải thảo, ớt, súp lơ, hoa lan. Dùng nước ion kiềm pH 7.5 – 8.0 để tưới cây như nho, mía, lily, cát tường, cúc nhật…

Không chỉ có độ pH phù hợp với nhiều loại cây trồng, nước điện giải còn có phân tử siêu nhỏ, nhỏ hơn gấp 5 lần so với phân tử nước bình thường nên thẩm thấu nhanh, tăng khả năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng cần thiết vào trong cây.


Khác với nước máy, nước điện giải có cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, chỉ khoảng 0.5nm

Nước điện giải có tác dụng kích thích sự phát triển của bộ rễ cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, sau khi bón phân, dùng nước điện giải tưới cây giúp phân được hòa tan nhanh chóng để rễ dễ dàng hấp thu, tránh tình trạng tạo nên môi trường ưu trương quanh bộ rễ làm rễ không hấp thu được và xuất hiện hiện tượng thẩm thấu ngược, dịch thể trong bị thoát ra ngoài làm cây bị héo, chết.

Đối với các loại cây có pH nghiêng về tính kiềm nhẹ như lily, cúc nhật, cẩm tú cầu… thì nước ion kiềm pH từ 7.5 – 8.0 còn cung cấp các khoáng chất thiết yếu giúp cây khỏe mạnh.

Như vậy, từ bài viết trên, hi vọng sẽ giúp bạn có cách trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn từ ứng dụng nước điện giải. Nếu bạn quan tâm đến các loại nước điện giải này, bạn có thể liên hệ qua hotline 028 777 33 999 hoặc 0909 192 102 của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn cụ thể hơn.

Theo Thế Giới Điện Giải