06/01/2021

Lý giải nguyên nhân tại sao đau dạ dày lại khó thở

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi không hiểu tại sao đau dạ dày lại khó thở. Tuy nhiên, sự thật khó thở lại là một triệu chứng có liên quan đến các bệnh về dạ dày.

1. Tại sao đau dạ dày lại khó thở?

Đau dạ dày là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất báo hiệu dạ dày của bạn đang có vấn đề. Khi bị đau dạ dày thường kèm theo khó thở, buồn nôn và các triệu chứng khác. Các bệnh trực tiếp dẫn đến tình trạng này như: viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày, viêm hang vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, tình trạng ăn không tiêu…

Lý giải nguyên nhân tại sao đau dạ dày lại khó thở

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra như do thói quen ăn uống hoặc mắc các bệnh lý

Vậy tại sao đau dạ dày lại khó thở?

Hiện tượng này được lý giải như sau: Khi dạ dày “bị bệnh” nó không thể tiêu hóa hết thức ăn mà bạn ăn vào làm thức ăn ứ đọng lại và lên men tạo khí, thậm chí nếu áp lực quá lớn, có thể sinh ra chứng trào ngược dạ dày thực quản. 

Áp lực tại đường thực quản quá lớn sẽ chèn ép lên khí quản dẫn tới hiện tượng khó thở. Khó thở khi bị đau dạ dày báo hiệu bệnh dạ dày của bạn đang ở trong tình trạng nặng.

Bạn cần điều trị dứt điểm chứng đau dạ dày khó thở, nếu để bệnh nặng hơn, bạn có thể phải chịu thêm các nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: loét, chảy máu thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản…

2. Phòng ngừa đau dạ dày như thế nào?

Đau dạ dày là tình trạng dễ bị tái đi tái lại, về lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng mạn tính. Vì vậy, để chữa dứt điểm đau dạ dày bạn cần phải đồng thời kết hợp 5 GIẢI PHÁP như dưới đây:

  • #1. Xây dựng lối sống lành mạnh

Tránh hút thuốc lá: Việc hút thuốc sẽ khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, cản trở việc cung cấp máu đến tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm, ung thư dạ dày…

Lý giải nguyên nhân tại sao đau dạ dày lại khó thở

Khi bị đau dạ dày cần nên kiêng cử các yếu tố gây hại hoặc tăng nặng tình trạng bệnh

Không nên ăn vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ để bảo vệ dạ dày và làm tăng chất lượng giấc ngủ của bạn. (Xem ngay: Mối liên hệ giữa đau dạ dày và mất ngủ)

Không nên hoạt động trí óc hay thể lực mạnh trong khoảng 30 phút sau bữa ăn vì lúc này não bộ đang tập trung điều khiển dồn toàn bộ năng lượng cơ thể để thực hiện việc tiêu hóa thức ăn hiệu quả, nếu bạn có những hoạt động khác thì cơ thể sẽ có sự “chia sẻ” năng lượng nhất định khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả, lâu dần sẽ gây nên bệnh đau dạ dày .

Bên cạnh đó, bạn cũng giữ cho đầu óc thoải mái, tránh áp lực, lo âu, stress… Bởi vì đây là nguyên nhân làm tăng sản sinh axit dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa, gây rối loạn dạ dày, lâu dần gây nên nhiều chứng bệnh về dạ dày. 

Nên giữ ấm vùng bụng vì vùng bụng bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày bị kém đi, việc tiêu hóa thức ăn khó khăn và dễ dẫn đến đau.

  • #2. Ăn đúng cách

Cần đảm bảo vệ sinh ăn uống, rửa tay sạch trước khi ăn, nấu chín thức ăn, chọn các loại thực phẩm sạch, an toàn để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày.

Ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày. Không nên vừa ăn vừa uống, vừa ăn vừa xem tivi, máy tính, điện thoại… vì những hoạt động này làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của dạ dày.

Ăn uống điều độ: việc ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, rất có lợi cho tiêu hóa. Bạn cần ăn đủ bữa và ăn đúng giờ, không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

>>Xem thêm: 

thực phẩm dầu mỡ

Chế độ ăn uống, cách ăn uống có yếu tố quyết định đến bệnh đau dạ dày

  • #3. Hạn chế một số loại thực phẩm

Thực phẩm nhiều dầu mỡ: thức ăn nhiều dầu mỡ rất khó tiêu và có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Thực phẩm ngâm muối (ngâm chua): các thực phẩm ướp chứa nhiều muối cũng làm cho dạ dày hoạt động vất vả hơn. Ngoài ra, quá trình muối thực phẩm nếu không biết cách xử lý có thể sinh ra một số chất gây ung thư, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các loại thức ăn có chứa nitrates và nitrites như thịt hun khói, thịt ướp cá muối, cũng như rau, cà, dưa muối… làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư. 

Hạn chế đồ sống, lạnh, cay: đồ ăn sống, lạnh hoặc cay gây kích thích niêm mạc dạ dày, dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày. (Vì sao ăn cay khiến dạ dày khó chịu ?)

  • #4. Bổ sung thực phẩm tốt cho dạ dày

Nên cung cấp các loại thực phẩm giàu tính kiềm cho cơ thể cân bằng môi trường axit – kiềm cho dạ dày, hạn chế tình trạng viêm loét. Rau củ quả thường là lọa thực phẩm có tình kiềm, chẳng hạn như bông cải xanh, cải bó xôi, rau cần, bơ…

Bạn cũng nên bổ sung vitamin C cho cơ thể ở lượng vừa phải. Vì loại viatmin này có tác dụng bảo vệ dạ dày, giúp phát huy hiệu quả chức năng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. 

BẠN ĐàBIẾT:

  • #5. Uống nước đúng cách

Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau khi ăn hoặc tỏng khi ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

QUAN TRỌNG: Khi bị đau dạ dày, không chỉ ăn các thực phẩm giàu tính kiềm như rau xanh mà còn nên uống nước kiềm (nước ion kiềm) mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh. Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, tránh tình trạng quá nhiều axit trong dạ dày tiết ra gây đau hoặc trào ngược axit dạ dày - thực quản

VTV2 CÙNG BẠN CHỮA BỆNH – Nước điện giải ion kiềm hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày!!! (Tư vấn từ bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp)

Tính kiềm từ nước ion kiềm còn giúp loại bỏ các axit dư thừa, các chất dơ bẩn bám trên thành ruột, giúp đường ruột trở nên sạch sẽ và thông thoáng.

Cơ chế làm sạch đường ruột này giúp ruột trở nên khỏe mạnh hơn, việt bài tiết dễ dàng hơn, làm giảm các chứng táo bón, ợ chua, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu gây đau dạ dày. Đặc biệt bệnh nhân bị táo bón chỉ cần uống nước ion kiềm pH 8.5 – 9.5 trong khoảng 2 tuần thì sẽ giảm hẳn chứng táo bón một cách rõ rệt.

ĐẶC BIỆT, nước ion kiềm giàu chất chống oxy hóa mạnh (là H2 : hydrogen) giúp loại bỏ yếu tố nguy cơ biến chứng bệnh đau dạ dày do gốc tự do gia tăng.

>>Xem thêm

Mong rằng bài viết có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao đau dạ dày lại khó thở. Đau dạ dày là căn bệnh thời hiện đại, nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bạn nên duy trì chế độ ăn hợp lý, lối sống lành mạnh và uống nước ion kiềm mỗi ngày để hạn chế căn bệnh này.

Nếu bạn quan tâm về nguồn nước uống ion kiềm Nhật Bản này, có thể liên hệ qua hotline miễn phí cước của Thế Giới Điện Giải để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc và hướng dẫn sử dụng nguồn nước này tại nhà. Thế Giới Điện Giải không chỉ cung cấp giải pháp nguồn nước sạch và tốt cho sức khỏe mà còn giải pháp lắp đặt, các nguồn thông tin kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất, qua tham vấn của các chuyên gia - bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực.

Theo Máy lọc nước điện giải chính hãng - Thế Giới Điện Giải