21/06/2018

Những tác hại khó lường của việc ăn mặn!

Nhiều người thích món ăn đậm đà nên thường cho thêm muối vào món ăn mà không lường trước được những tác hại của việc ăn mặn. Ăn mặn hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, điều này đã được công nhận và chứng minh.

Tìm hiểu tác hại của việc ăn mặn

Cơ thể con người cần muối, tuy nhiên, lượng muối cơ thể cần mỗi ngày rất ít, chỉ khoảng 1-2 gr/người/ngày và Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo chỉ nên dùng dưới 5 gr muối/người/ngày. Tuy nhiên, theo khảo sát, rất nhiều người Việt dùng khoảng 10 gr muối/ngày, gấp đôi lượng muối được khuyến cao dùng, đó là chưa kể đến các loại nước chấm mà chúng ta vẫn thường bổ sung trong bữa ăn.

Những tác hại khó lường của việc ăn mặn!

Tình trạng ăn mặn kéo dài có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe:

  • Gây béo phì

Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, ăn mặn là một trong nhưng nguyên nhân chính gây béo phì. Ăn mặn khiến chúng ta khát nước trong thời gian dài và cần phải uống nước để không cảm thấy khát nữa. Khi nước được uống vào cơ thể, chúng sẽ được điều chỉnh ở trong lòng mạch, kẽ gian bào, tổ chức tăng lên gây béo phì. Béo phì được xem là nguyên chính gây tăng huyết áp, thoái hóa khớp xương, nhất là khớp cột sống thắt lưng, khớp gối, cổ chân… Béo phì còn kéo theo nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe như tiểu đường, tim mạch…

 Các nhà khoa học thuộc đại học Queen Mary (Anh) cho biết, ăn quá nhiều muối có thể là một tác nhân gây béo phì dù bạn tiêu thụ bao nhiêu calo trong thực phẩm. Nhóm nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu của hơn 450 trẻ em và 780 người lớn trong khảo sát về chế độ ăn và dinh dưỡng quốc gia thực hiện từ năm 2008-2012, tiến hành phân tích các mẫu nước tiểu trong 24 giờ và tính toán lượng calo hấp thu từ chế độ ăn trong 4 ngày. Kết quả cho thấy rằng, cứ ăn thêm 1g muối mỗi ngày, nguy cơ béo phì tăng 25%, ngay cả khi tính đến tổng số thực phẩm mỗi người ăn vào.

XEM THÊM: 7 Loại thực phẩm không cung cấp chất béo !!

  • Là thủ phạm hàng đầu gây tăng huyết áp

Ăn mặn là nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Vì thành phần chính của muối ăn là natri, bình thường nồng độ natri trong cơ thể là 9‰, khi ăn muối nồng độ đó sẽ tăng lên tức thì, cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách thẩm thấu dịch gian bào (dịch nằm giữa các tế bào) từ thành động mạch vào trong lòng mạch máu để duy trì trạng thái ổn định của nồng độ muối trong máu. Lúc này, lòng động mạch bị thu hẹp do mất nước (dịch gian bào), trong khi đó, khối lượng máu trong lòng mạch máu tăng lên khiến áp suất trong thành mạch tăng. Lòng mạch co lại, áp suất tăng lên chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Nếu một người có thói quen ăn mặn và thường xuyên gặp stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin gây ra tình trạng tăng tái hấp thu natri ở ống thận và các ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi làm tăng huyết áp.

Những tác hại khó lường của việc ăn mặn!

Các loại thực phẩm công nghiệp hiện nay là nguyên nhân lớn nhất gây ra những vấn đề sức khỏe vì chúng chứa quá nhiều muối, chất béo, đường. Tăng huyết áp và béo phì đều dẫn tới sự hình thành bệnh tim mạch, đột quỵ, suy tim, bệnh tiểu đường và làm gia tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

  • Rối loạn chức năng thận, suy thận

Ăn mặn có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng thận do muối tăng cao khiến lượng canxi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Bên cạnh đó, ăn mặn có thể làm đầy hơi do giữ nước trong cơ thể (ăn nhiều muối có thể làm cơ thể giữ lại ít nhất 1,5 lít nước). Muối mặn còn có thể gây loãng xương do nó làm mất mật độ xương và cấu trúc xương yếu đi. Các nhà khoa học cho biết, lượng muối trong cơ thể cao tỷ lệ thuận với lượng natri cao mà natri cao có nghĩa là xương yếu có thể gây loãng xương.

XEM THÊM: Các phương pháp trị đau bao tử tại nhà

  • Gây viêm loét dạ dày và tá tràng

Khi vào cơ thể, muối sẽ tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nhiều người, kể cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày.

  • Ảnh hưởng đến thần kinh cơ

Ăn mặn dẫn đến tình trạng dư thừa natri trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng truyền dẫn các xung thần kinh, gây ra các triệu chứng chóng mặt, chuột rút cơ bắp và run tay chân thường xuyên. Triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến chức năng điều khiển các dây thần kinh của não bộ, gây suy yếu phản ứng cảm giác của cơ thể, làm mất phương hướng khi di chuyển cũng như gây ra các chứng bệnh như parkinson, tê liệt tay chân…

Với những tác hại của việc ăn mặn nêu trên, nếu muốn bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên giảm bớt lượng muối ăn hàng ngày xuống mức tiêu chuẩn. Có thể giảm muối và thêm các loại gia vị như tiêu, hành, chanh… để làm tăng mùi vị món ăn nếu như bạn không quen ăn nhạt.

Thế Giới Điện Giải - Đại lý máy lọc nước điện giải