22/11/2022

Sâm Việt Nam và tất tần tật các thông tin mà bạn cần biết

Nhân sâm là một trong những loại dược liệu quý trên thế giới, được nhiều người dùng để bồi bổ sức khỏe. Bên cạnh sâm Hàn Quốc, sâm Canada, sâm Cao Ly (Triều Tiên),...sâm Việt Nam cũng là một cái tên được tìm kiếm khá nhiều trên thị trường. Trong bài viết, Thế Giới Điện Giải sẽ chia sẻ tất tần tật các thông tin về sâm Việt Nam để bạn có kiến thức chính xác trước khi lựa chọn mua.

1. GIỚI THIỆU VỀ SÂM VIỆT NAM 

Sâm Việt Nam là loại thảo dược được các đồng bào dân tộc khu vực Trung Trung Bộ (đặc biệt là dân tộc thiểu số Xê Đăng) dùng như 1 loại củ rừng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau theo các bài thuốc cổ truyền nơi đây. 

Nhân sâm Việt Nam

Sâm Việt Nam có những đặc điểm khác với các loại nhân sâm khác trên thế giới

1.1. Tên gọi

Sâm Việt Nam còn có tên gọi khác là sâm Ngọc Linh hoặc sâm K5, tên tiếng anh là Rhizoma et Radix Panacis Vietnamensis, có tên khoa học là Panax Vietnamensis Ha et Grushv, thuộc họ Nhân sâm Araliaceae. 

1.2. Đặc điểm tự nhiên

Sâm Việt Nam là loại cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 40 - 60cm, độ dài thân rễ có thể lên tới 1m. Trên thân sâm có nhiều rễ phụ, vết đốt và các thân khí sinh mọc thẳng đứng. Thân sinh khí là các thân cỏ, chiều cao từ 1 đến 3 mét, chúng thường rụng hằng năm, nhưng đôi khi 2 - 3 thân cỏ vẫn có thể tồn tại trong vài năm.

Bộ phận lá của sâm Việt Nam có hình chân vịt mọc vòng, thường có 3 - 5 lá, cuống lá kép dài 6 - 12mm, mang 5 lá chét giữa lớn hơn, dài 15cm, rộng 3,5cm. Lá chét có phiến hình trứng ngược hay bầu dục, mép khía lá có răng cưa và có lông ở cả hai mặt.

Cây sâm Việt Nam có quả nang. Khi quả chín, chúng thường có màu đỏ tươi, với chấm đen ở đỉnh, hình thận màu trắng hoặc vàng nhạt. Cây ra hoa vào tầm tháng 4 - tháng 6 và vào mùa quả trong khoảng tháng 7 - tháng 9.

1.3. Phân bố

Sâm Ngọc Linh chỉ được tìm thấy ở vùng núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum ở độ cao từ 1500 - 2100m.

Sâm Việt Nam sẽ xuất hiện chồi mới vào khoảng đầu tháng 1. Đến cuối tháng 10, phần thân khí sinh tàn lụi dần, lá rụng để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm. Củ sâm bắt đầu chu kỳ ngủ đông đến hết tháng 12, đây là thời điểm tốt nhất để thu hoạch thân và rễ sâm.

Khi thu hoạch, các củ sâm phù hợp để hái có tuổi thọ từ 3 năm tuổi trở lên, tốt nhất là trên 5 năm. Lúc này, sâm Việt Nam đạt được đạt giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Cách sơ chế và bảo quản: Thân rễ và rễ cây sau khi thu hoạch đem đi rửa sạch đất cát, nhân sâm có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. 

1.4. Thành phần hóa học của sâm Việt Nam

Thành phần hóa học chính có trong sâm Việt Nam là hàm lượng saponin, chiếm đến 15, 75% trong thân và củ rễ sâm. Hợp chất saponin được xem là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của nhân sâm. Trong đó, Sâm Việt Nam được đánh giá là một trong số những loại có chứa hàm lượng saponin khá cao.

Ngoài ra, nhân sâm Ngọc Linh còn chứa 7 hợp chất polyacetylen, 17 loại axit amin, tinh dầu, glucid, các nguyên tố vi lượng khác,...

2.TÁC DỤNG CỦA SÂM VIỆT NAM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE 

Công dụng tuyệt vời của nhân sâm

Sâm Việt Nam mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người

2.1. Theo y học cổ truyền 

Sâm Ngọc Linh có vị đắng, không có độc. Sâm dùng làm thuốc để chữa trị chứng khí hư (người gầy, mệt nhọc, ăn kém), chứng choáng và trụy mạch do mất máu, mất nước (chân tay lạnh, sắc mặt trắng bệch), chứng hen suyễn do phế khí hư, dùng làm thuốc giải độc và điều trị một số bệnh như: tai, mũi, họng, hô hấp, thấp khớp, tiết niệu,... 

2.2. Theo y học hiện đại

Sâm Việt Nam mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe:

  • Chống oxy hóa mạnh, giảm viêm cho cơ thể.
  • Cải thiện tâm trạng, giảm stress, chống trầm cảm và làm tăng trí nhớ.
  • Giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ, chống lại sự mệt mỏi và phục hồi sinh lực.
  • Ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, sâm Việt Nam còn có tác dụng hỗ trợ khác như: Tăng nội tiết tố sinh dục, điều hòa hoạt động của tim, giảm cholesterol trong máu, giải độc gan,... 

3. CÁCH CHẾ BIẾN VÀ CÁCH DÙNG SÂM VIỆT NAM

3.1. Ăn trực tiếp sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh cũng có thể ăn trực tiếp giống như sâm Hàn Quốc. Bạn thái sâm thành các lát mỏng rồi ăn sống. Khi nhai, những chất dinh dưỡng trong sâm sẽ được các mao mạch, nhú lưỡi hấp thụ và nhanh chóng đi vào cơ thể, đây là một phương pháp dùng sâm hiệu quả và đơn giản.

Cách dùng: ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 5 lát sâm thái mỏng. 

3.2. Sâm Việt Nam ngâm với rượu

Sâm Việt Nam ngâm rượu

Sâm Việt Nam ngâm rượu là một thức uống bổ dưỡng

Nguyên liệu:

  • 1 củ sâm Ngọc Linh già, thân dài, có nhiều mắt đốt (trọng lượng khoảng 1kg).
  • 7 -15 lít rượu trắng 40 - 55 độ.
  • 1 bình thủy tinh sạch.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Dùng nước để rửa sạch và ngâm sâm tươi trong khoảng 15 - 20 phút, sau đó chà rửa bụi, đất cát bám trên nhân sâm.
  • Bước 2: Sau khi ngâm xong , bạn rửa lại củ sâm một lần nữa và để cho chúng ráo nước hoàn toàn.
  • Bước 3: Từ từ cho sâm Ngọc Linh vào bình thủy tinh, sau đó đổ rượu vào ngâm cùng, đậy kín nắp lại và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nếu bạn chưa có máy lọc nước iON kiềm thì bạn hoàn toàn có thể vệ sinh củ sâm bằng nước sinh hoạt hằng ngày. Nhưng nếu bạn muốn loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, các chất độc hại tồn dư trên bề mặt nhân sâm thì bạn nên sử dụng nước iON axit có độ pH 2.5 để khử khuẩn, rửa sạch.
Tiếp theo, bạn ngâm nhân sâm tươi trong nước iON kiềm mạnh (pH ~10.0 - 11.5) trong khoảng 15 - 20 phút sau đó chà rửa bụi, đất cát bám trên nhân sâm. Quá trình này sẽ giúp sâm tươi ngon hơn và củ sâm được sơ chế sạch sẽ.
Tỷ lệ ngâm thích hợp: 1kg sâm Ngọc Linh ngâm với 7 - 15 lít rượu. Nếu bạn muốn nước đậm đặc hơn và sử dụng với mục đích bồi bổ thì bạn nên ngâm sâm với lượng rượu ít hơn: 1kg sâm ngâm với 3 - 5 lít rượu.
Lưu ý, nhân sâm Việt Nam ngâm từ 6 tháng trở lên là có thể dùng được, để lâu từ 1 - 2 năm thì sản phẩm càng ngon và bổ dưỡng hơn.
Cách dùng: Bạn nên dùng rượu sâm Ngọc Linh đều đặn trong mỗi bữa ăn với 1 ly nhỏ, không nên dùng quá 10ml/ngày.

3.3. Cách chế biến sâm Việt Nam ngâm mật ong

Nguyên liệu:

  • 1 củ sâm Ngọc Linh già, thân dài, có nhiều mắt đốt (1kg).
  • 7 - 2 lít mật ong rừng nguyên chất.
  • 1 bình thủy sạch.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa nhân sâm bằng nước sạch hoặc nước ion kiềm để đảm bảo sâm được loại bỏ hết bụi và đất cát bám ở rễ. Sau khi rửa để nhân sâm ráo nước. Lưu ý khi rửa sâm với nước bạn phải để sâm khô ráo hoàn toàn mới tiến hành thái lát mỏng, điều này sẽ giúp sâm mật ong không bị nổi bọt trắng dẫn đến bị chua khi sử dụng.
  • Bước 2: Thái lát sâm: Sâm Ngọc Linh sau khi rửa sạch dùng dao hoặc nạo chuyên dụng thái lát 0.1 - 0.2 cm theo hình tròn thân củ sâm (giống như thái lát khoai tây).
  • Bước 3: Làm khô sâm: Sâm Ngọc Linh sau khi thái lát đem sấy hoặc phơi khô cho giảm nước.
  • Bước 4: Cho nhân sâm đã khô vào bình thủy tinh sạch, rót từ từ mật ong tới khi vừa sấp mặt lớp nhân sâm là được.
  • Bước 5: Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 1 - 3 tháng là bạn có thể thưởng thức sâm ngâm mật ong đậm đà thơm ngon đầy dưỡng chất.
Cách dùng: Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong có thể được dùng mỗi ngày nhưng phải theo liệu lượng phù hợp. Bạn có thể uống 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 10ml bao gồm khoảng 3 - 5 lát sâm, có thể ăn trực tiếp hoặc hòa với nước nóng ấm rồi uống. 
  • Mẹo hay để chế biến sâm Việt Nam với nước iON kiềm chiết xuất dinh dưỡng tốt nhất bạn cần biết
Khi bạn nấu sâm Việt Nam có thể kết hợp với nước iON kiềm để làm cho món ăn được thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Bên cạnh đó nước iON kiềm giúp chiết xuất toàn bộ dưỡng chất trong nhân sâm.
Nước iON kiềm có tính kiềm tự nhiên, siêu Hydro và giàu vi khoáng có lợi sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cân bằng độ pH, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

3.4. Hãm trà sâm Ngọc Linh uống hàng ngày

Củ sâm Ngọc Linh tươi thái thành các lát mỏng rồi hãm với nước sôi cũng là cách dùng mang đến hiệu quả cao. Cách hãm chuẩn nhất là cho 10 - 15 lát sâm vào phích nước sôi giữ nhiệt để trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi uống. Sâm Ngọc Linh chiết xuất các dược liệu làm cho nước sâm có màu vàng óng, uống thấy rất ngọt. đậm vị đặc trưng của sâm. Bạn có thể hãm nhiều lần cho đến khi nước nhạt rồi ăn cả bã.

Muốn bảo quản được lâu thì nên phơi khô các lát sâm hoặc dùng máy sấy làm giảm lượng nước trong sâm xuống khoảng 50%, sau đó bạn bọc kín chúng rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng từ từ.

Cách dùng: ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần khoảng 5 lát sâm thái mỏng. 

4. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SÂM VIỆT NAM

Sâm Việt Nam

Sử dụng sâm Việt Nam cần có những lưu ý về đối tượng sử dụng

  • Sâm Việt Nam không được sử dụng cho phụ nữ có thai vì chúng có thể làm tăng nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
  • Những người có hệ tiêu hóa, đường ruột kém ổn định, có triệu chứng đau bụng, đầy bụng thì tuyệt đối không nên dùng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Những người huyết áp cao là đối tượng không nên sử dụng vì chúng có thể khiến huyết áp tăng lên đột ngột, gây ra nguy hiểm cho tính mạng.
  • Bạn không nên cho trẻ nhỏ sử dụng vì trẻ có thể bị dậy thì sớm, trừ những bé dễ bị suy dinh dưỡng, còi cọc và kém ăn. 

5. ĐIỂM DANH 10 LOẠI SÂM VIỆT NAM HIỆN CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG

5.1. Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam là một trong những loại sâm tốt nhất trên thế giới do chúng có hàm lượng saponin chiếm tỉ lệ cao. Sâm này mọc chủ yếu ở khu vực miền Trung Việt Nam, chúng có tác dụng trong việc điều trị một số bệnh như trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, bảo vệ gan, chống oxy hóa, lão hóa, chống ung thư,... 

5.2. Sâm Đương Quy

Sâm Đương Quy có tên tiếng anh là Angelica sinensis, sống lâu năm, cao khoảng 40 - 80cm, thuộc loại thân thảo. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai.

Theo chuyên trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, chúng có công dụng trong điều trị các bệnh của phụ nữ, bồi bổ khí huyết và tăng sức đề kháng.

Nhân sâm

Sâm đương quy có công dụng điều trị các bệnh của phụ nữ, bồi bổ khí huyết và tăng sức đề kháng.

5.3. Đẳng sâm rừng

Đẳng sâm rừng là loại thân thảo, sống lâu năm. Chúng được trồng nhiều ở các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam: Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn,...

Đẳng sâm rừng có tác dụng trong việc điều hòa cơ thể, giảm mệt mỏi, stress và suy nhược cơ thể. 

5.4. Thổ Hào sâm

Thổ Hào sâm hay còn được gọi là sâm Bố Chính là loại dược liệu quý của Việt Nam. Chúng thuộc họ cây thân thảo, cao khoảng 50cm - 1m. Thổ Hào sâm được trồng rộng rãi ở các tỉnh Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên.

Công dụng chính của sâm Bố Chính là điều trị ho, mất ngủ, suy nhược cơ thể, chán ăn, thiếu máu.

5.5. Sâm Quý Đá

Sâm Quý Đá có hình dạng giống sâm Bố Chính, củ màu vàng hoặc nâu, chúng có mùi thơm đặc trưng. Khu vực được trồng chủ yếu là các tỉnh miền núi Tây Bắc: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái,...

Chúng có tác dụng trong việc thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thiếu máu, suy nhược cơ thể. 

5.6. Sâm cau

Sâm cau là cây sâm Việt Nam có tên khoa học là Curculigo Orchioides Gaertn. Chúng mọc ở nhiều nơi các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Việt Nam.

Theo đông y, tác dụng của sâm cau là khả năng bổ thận tráng dương cho nam giới, ngoài ra còn có trị chứng ho, suy nhược cơ thể và phát triển tế bào chống khối u. 

5.7. Sa sâm

Sa sâm là dạng thực vật cỏ, chiều cao khoảng 15 - 25cm. Chúng sống ở các khu vực ven biển và đảo lớn. Sa sâm có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp.
 

5.8. Huyền sâm

Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm, đại nguyên sâm là một trong các loại dược liệu quý có nguồn gốc từ Trung Quốc. Huyền sâm có thân ngắn, bên ngoài lớp vỏ có màu nâu đen, có nếp nhăn.

Huyền sâm thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Tác dụng chính của huyền sâm là hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi,...

5.9. Sâm đất

Sâm đất hay còn gọi là sâm rừng là loại sâm sống ở độ cao 2200m. Hình dáng của chúng rất giống củ khoai lang nhưng có ruột trắng trong hoặc vàng nhạt. Nguồn gốc của sâm đất là từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, khu vực Lào Cai là nơi trồng trọt loại sâm đất này.

Sâm đất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người như: giảm cân, điều hòa huyết áp, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Sâm đất

Sâm đất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người

5.10. Sâm đại hành

Sâm đại hành có hình dáng như củ hành, vỏ bên ngoài của củ sâm có màu đỏ nâu, bên trong có màu nâu hồng hoặc đỏ nâu. Chúng thường được trồng ở khu vực như: Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam. Sâm đại hành có tác dụng kháng viêm, trị bệnh ho, cơ thể bị suy nhược.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về sâm Việt Nam mà bạn cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến loại nước để chế biến nhân sâm tốt nhất hãy liên hệ ngay Hotline miễn phí cước để được tư vấn hoặc đến trực tiếp Showroom của Thế Giới Điện Giải để được trải nghiệm chuyên sâu về các loại nước này.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.