• Nước uống tốt - Sức khỏe Vàng - Kỳ 4: Chế độ ăn uống cho bệnh Gout - VOH FM 99.9Mhz

    3 Năm trước 2918 lượt xem Radio nước uống tốt, sức khỏe vàng

    Radio "Nước uống tốt - Sức khỏe vàng" - Kỳ 4 – CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BỆNH GOUT

    ______________________________________________
    KHÁCH MỜI:
    Chuyên gia: Bác Sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám Đốc Trung Tâm Dinh Dưỡng TP.HCM
    Chuyên gia: Lê Đức Phú - Chủ tịch Hiệp hội Nước điện giải ion kiềm.
    ______________________________________________
    Thế Giới Điện Giải cùng Panasonic đồng hành cùng "Nước uống tốt, sức khỏe vàng"
    NƯỚC UỐNG TỐT - SỨC KHỎE VÀNG là chương trình radio phục vụ cộng đồng, mang đến nhiều kiến thức bổ ích, thú vị và mới nhất về chăm sóc sức khỏe, các chế độ dinh dưỡng khoa học với sự tham gia của nhiều chuyên gia, bác sỹ uy tín hàng đầu Việt Nam. Chương trình mong muốn chia sẻ đến mọi người nhiều loại nước tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nước điện giải ion kiềm (Alkaline ionized water), góp phần nâng cao sức khỏe, phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh. 
    Chương trình Nước uống tốt – Sức khỏe vàng do Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP.HCM thực hiện, phát sóng định kỳ trên FM 99.9Mhz định kỳ hằng tuần vào 8:30 sáng thứ hai và 7:30 sáng thứ tư. 
    Chương trình giới thiệu các loại nước tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nước điện giải ion kiềm (Alkaline ionized water), góp phần nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật. 
    ______________________________________________
    ĐƠN VỊ TÀI TRỢ:
    + Máy điện giải nước ion kiềm Panasonic – Cam kết mang nguồn nước ion kiềm chất lượng quốc tế bảo vệ sức khỏe người Việt.
    ( https://goo.gl/YkTJyo )
    + Thế Giới Điện Giải – Nhà phân phối máy điện giải nước ion kiềm hàng đầu Việt Nam.
    ( https://thegioidiengiai.com/ )
    ______________________________________________
    NỘI DUNG CỦA KỲ 4 – CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BỆNH GOUT

    Vì sao hiện nay bệnh gout phổ biến hơn ngày trước?

    Bệnh Gout được mệnh danh là căn bệnh "nhà giàu". Bởi đây là căn bệnh mà đa phần người có điều kiện mắc phải do ăn uống nhiều chất đạm như tôm, cua, nhiều loại hải sản khác...thuộc loại cao cấp. Ngày trước bệnh Gout người ta còn gọi với những cai tên như bệnh nhà giàu, bệnh cung đình hay là bệnh ngoài da. Nó có tên như vậy là vì lần đầu tiên được phát hiện ở gia đình hoàng tộc ở châu Âu, lúc đó cuộc sống của mọi người ở cung đình rất xa hoa, ăn những thực phẩm như thịt và các sản phẩm sữa rất phong phú. Khi duy trì chế độ ăn uống giàu đạm trong một khoảng thời gian dài như vậy thì cơ thể sẽ hấp thụ một lượng Purin rất là cao điều này dẫn đến hiện tượng axit uric bất thường trong máu của chúng ta tăng lên và đây là nguyên nhân gây ra bệnh Gout.

    Ngày nay việc ăn uống cũng dễ dàng hơn vì thực phẩm phong phú hơn, bệnh Gout cũng không phải bệnh nhà giàu nữa mà những người bình thuờng như chúng ta cũng có thể mắc bệnh. Theo thống kê, thậm chí những người có khẩu phần ăn bình thương thôi số lượng người mắc bệnh gout cũng gia tăng, tỉ lệ này ở nam giới rất là cao. Bệnh này nhìn thì không có gì nặng nề hết nhưng rất phiền toái bởi những cơn đau nhức sẽ khiến cho mình thức trắng đêm không ngủ được, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

    Thêm nữa là không phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này sẽ dẫn tới những biến chứng rất nguy hiểm. Ngoài chế độ nhiều đạm cần chú ý những tác nhân khác như nước ngọt, nước tăng lực cộng thêm chế độ ăn nhiều đạm sẽ là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 75 - 85% bệnh nhân gout uống bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm.

    Mời các bạn thính giả lắng nghe những chia sẻ rất bổ ích của bác sĩ Diệp sau đây: 

    Bác sĩ Diệp lý giải: Chúng ta thấy được nhiều người bệnh gout hơn khi chúng ta đi ra ngoài đường, đi làm hoặc đi chơi đâu đó. Điều này rất là đúng, bệnh gout thì phổ biến và gặp nhiều hơn ờ các nước phát triển nơi mà có điều kiện kinh tế cao hơn, tuổi thọ cao hơn. Tại Việt Nam cũng vậy, chúng ta nằm ở trong xu hướng là trước đây chúng ta là một nước có thu nhập thấp, sau này chúng ta đã chuyển sang là nước có thu nhập trung bình. Bây giờ nhiều người có điều kiện sống tốt hơn nên chúng ta đã thây là nó liên quan đến việc gia tăng bệnh gout. Lý do nó liên quan trực tiếp là do chế độ ăn của chúng ta thiên về những thực phẩm có nhiều chất đạm, thứ hai là chúng ta cũng ăn quá nhiều chất béo và thứ ba là chúng ta tiêu thụ nhiều bia rượu, điểm thứ tư liên quan đến việc là chúng ta thưc hành một lối sống không thực sự lành mạnh, và đây chính là những nhóm nguyên nhân tác động khiến tỉ lệ mắc bệnh gout gia tăng. Bên cạnh, một yếu tố nữa là liên quan đến tuổi thọ, tuổi thọ càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi thọ càng tăng, trong đó có bệnh gout. 

    Bệnh gout có những ảnh hưởng cụ thể đến sức khỏe như thế nào? Biểu hiện ra sao?

    Chắc chắn ảnh hưởng đầu tiên của bệnh gout đối với sức khỏe là nó hạn chế khả năng đi lại của chúng ta, bởi vì gần như những người bị bệnh gout sẽ có biểu hiện là tổn thương chủ yếu là ở khớp và vì tổn thương ở gout nên sẽ hạn chế cái việc đi lại. Gout còn là một cái loại bệnh mà nó làm tổn thương nhiều cơ quan khac trong cơ thể và gây rối loạn chuyển hóa chứ không phải bệnh gout là chỉ nổi lên nút gout ở khớp (nút gout là người dân hay gọi vậy, nhưng mà nó chính là các tinh thể Urat nằm ở trong khớp và làm cản trở vận động). 

    Tóm tắt, bị bệnh gout trước tiên là gây tổn thương ở xương, ở khớp và hạn chế đi lại, việc hạn chế đi lại sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề . Một người mà hạn chế vận động sẽ sinh ra nhiều bệnh khác, ví dụ như tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn chuyển hóa, thứ hai là làm trì trệ trong con người của mình, còn điểm nữa là chắc chắn một người hạn chế đi lại sẽ không thể nào có cơ hội nghề nghiệp tốt, thu nhập giảm sút. Tác động xấu thứ hai của bệnh gout là gây ra tình trạng tàn phế. Tác động xấu thứ ba của bệnh gout là gây ra rối loạn chuyển hóa và những cái rối loạn chuyển hóa này nó sẽ làm cho cơ thể của chúng ta gây tổn thương chủ yếu ở hệ thống tuàn hoàn và hệ thống thần kinh.

    Bệnh gout có chữa trị được dứt điểm không? 

    Bệnh gout có thể chữa trị được, còn có thể hết hoàn toàn được hay không thì có nhiều trường hợp không thể chữa hoàn toàn được. Nhưng việc chúng ta đẩy lui cơn cấp tính của bệnh gout là chúng ta làm được, thứ hai là chúng ta đã có những loại thuốc để điều trị, có thể là phục hồi lại gần như ban đầu cái tình trạng tổn thương bệnh gout gây ra nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời, còn trong trường hợp chúng ta đã để bệnh gout tiến triển nặng làm tổn thương khớp chẳng hạn thì chúng ta không thể phục hồi cái khớp đó lại được trừ một cách duy nhất là chúng ta thay khớp. 

    Khuyến cáo về dinh dưỡng đối với bệnh nhân mắc bệnh gout? Những thực phẩm nên và không nên đưa vào cơ thể?

    Chúng ta đã biết là bệnh gout là có một cơ chế là do sự tích tụ quá mức axit uric ở trong cơ thể , axit uric này được ra trong cơ thể trong trường hợp chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm có nhân purin. Vì vậy, chúng ta sẽ biết ngay là rõ ràng dinh dưỡng có liên quan đến bệnh gout và nó có thể là yếu tố tác động khiến cho bệnh này xuất hiện nhiều hơn.

    • Những thực phẩm người mắc bệnh gout nên tránh: 

    Đầu tiên là những thực phẩm mà trong thành phần của nó bất nhất có nhiều Purin chúng ta cần phải tránh và Purin có ở đâu? - Có ở nhiều thực phẩm có chất đạm trong đó, vậy là chúng ta đã biết là nhân purin có ở nhiều trong các loại thịt, cá, tôm, cua, kể cả trứng, kể cả sữa... Đấy là những thực phẩm mà chúng ta cần phải hạn chế khi chúng ta mắc bệnh gout.

    Thứ hai là yếu tố môi trường nó tác động nó khiến cho cái việc mà chuyển hóa các thành phần các axit uric ờ trong cơ thể nó nhiều hơn, nó sẽ lắng đọng ở trong khớp nhiều hơn. Có nhiều người người ta vẫn ăn rất nhiều thịt cá và nhiều hơn so với khuyến nghị nhiều nhưng người ta lại cân đối chế độ ăn làm cho môi trường trong cơ thể của người này không có bị axit vì cái quá trình chuyển hóa để tạo ra nhiều axit uric bị giảm xuống.

    Nhóm thực phẩm thứ hai chúng ta cần chú ý là nước ngọt, nước có gas, đặc biệt là bia rượu. Ở nam giới khi uống bia rượu thì sẽ bộc phát cái cơn đau cấp tính của bệnh gout và người ta rất sợ uống bia rượu. Và một yếu tố liên quan nữa là nam giới bị bệnh gout nhiều hơn nữ giới vì tiêu thụ bia rượu nhiều. Nhóm thực phẩm thứ ba cần hạn chế mà ít được chú ý là các loại nước lèo được hầm ra từ các loại xương, bởi vì khi chúng ta hầm các loại xương, các chất mà nó tiết ra từ xương gồm rất là nhiều nhân Purin.

    • Nước uống KHÔNG NÊN dùng cho bệnh nhân mắc bệnh gout:

    Đối với nước uống ngoài rượu bia, còn có loại khác là nước có gas, nước ngọt sẽ làm axit hóa trong cơ thể và đó là môi trường để chuyển hóa rất nhanh và rất mạnh các nhân purin thành các axit puric và các axit uric này sẽ lắng đọng nhiều ở trong khớp tích lũy dần thành những tinh thể urat và khi nhìn chân của những người bệnh gout , đặc biệt ở những chỗ khớp lồi ra là ngón chân cái hoặc phần trên của khớp gối, do chúng ta tiêu thụ nhiều bia rượu, nước ngọt. Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu liên quan đến việc ăn của những người bệnh gout, thì nhận thấy những người bệnh gout là những người thích ăn các món có nhiều nước lèo, ví dụ như ăn phở, bún... thì thường những người này trong thời gian rất là dài họ uống hết tất cả các loại nước lèo đấy. Đây là nước trong thực phẩm trong món ăn nhưng chúng ta cũng cần liệt kê vào đề hạn chế

    • Thực đơn cho người bệnh gout:

    Đầu tiên hạn chế các loại thịt đỏ, các loại hạt đậu cũng có nhiều thành phần để tạo nên axit uric, hạn chế tất cả các loại phủ tạng, các loại xương hầm lên , các loại măng, các loại khô như cá khô, tôm khô

    Bữa sáng:

     Ưu tiên ăn bánh cuốn, bánh ướt, xôi (nên ăn các loại xôi mặn), bánh mì (không ăn ba tê vì làm ra từ gan), chà bông với xôi, xôi đậu đen, xôi đậu xanh. Khi ăn các loại đậu này nên nấu với hàm lượng vừa phải tỉ lệ 15% là các loại đậu còn lại là nếp. Ăn sáng các loại đồ ăn có nước sẽ không có lợi nên chúng tôi tư vấn các loại thực phầm như bánh ướt, bánh cuốn, xôi, bánh mì.

    Bữa trưa:

     ưu tiên những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, giàu chất đạm sẽ tốt hơn. Ví dụ món: đậu hũ xốt cà, đậu hũ luộc , đậu hũ chiên thông thường, các loại rau xanh, nấu canh đơm giản không nhất thiết phải nấu canh với thịt, canh thông thường là hoàn toàn đạt được yêu cầu rồi. Ưu tiên chọn món luôn hon là xào như: bông cải luộc chúng ta ăn với canh rau muống. 

    Bữa tối:

     ăn cơm với món thịt gà kho gừng, ăn rau ( canh rau và rau xào), chúng ta có thể ăn canh khoai mỡ nên nấu với tôm và bỏ phần đầu ( lượng tôm nấu tối đa là 10 -30g). Về sau thì nên ăn ớt chuông (ớt Đà Lạt) để chúng ta xào hoặc nướng. 

    Khuyến cáo: Đối với người bệnh gout thì lượng thịt, cá tính tương đương thì nên ăn 70g một bữa không nên ăn quá nhiều hơn 70g 
    Bữa phụ cho người bị bệnh gout:

     Có thể sử dụng sữa chua, sữa đậu nành, điều quan trọng là nếu không bị thừa cân, béo phì thì co thể chọn các loại bánh bích quy nên chọn các loại bánh có nhiều chất xơ, bánh nguyên cám hoặc làm từ yến mạch.  Những người bị bệnh gout càng nên uống nước nhiều. Vì sẽ dễ dàng thải axit uric ra khỏi cơ thể nhiều hơn. Nên uống nước kiềm, nước ion hóa, chúng ta nên ưu tiên các loại nước thảo dược như trà xanh hoặc vối. 

    Nước ion kiềm có tính kiềm như rau xanh: 

    Rau xanh có tính kiềm là chính xác rồi, nước ion kiềm bản thân nó đã là có tính kiềm rồi. Tuy nhiên không thay thế nhau được. Bởi vì rau có tính kiềm là khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa và mang các ion kiềm hóa môi trường trong cơ thể, nhưng rau còn cung cấp chất dinh dưỡng, có rất nhiều vitamin B, C, chất xơ hòa tan và không hòa tan. Về vai trò cung cấp chất dinh dưỡng thì nước kiềm không làm được nhưng nước ion kiềm lại làm được một việc là không cần chuyển hóa, nó đã kiềm sẵn rồi cho nên nó sẽ trung hòa nhanh các axit trong môi trường cơ thể người bị gout 

    Nước ion kiềm là nước đã được điện phân, phân tử nước nhỏ cho nên quá trình chuyển hóa nhanh hơn, nó lôi axit uric ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Vậy nên hai loại này nên kết hợp với nhau. 

    Nguồn: Chương trình Radio NƯỚC UỐNG TỐT - SỨC KHỎE VÀNG

    VOH - Đài Tiếng Nói Nhân Dân TP.HCM

    __________

    CÁC KỲ ĐÃ PHÁT SÓNG:

    1. Uống nước đúng cách:https://youtu.be/Wyv_KTUsPxw

    2. Bạn có đang uống axit mỗi ngày: https://youtu.be/3EKIU0T6_oc

    3. Chế độ ăn uống cho bệnh dạ dày: https://youtu.be/Fm276FLZfrE

    4. Chế độ ăn uống cho bệnh gout: https://youtu.be/-_dSfcrgo1Q

    5. Nước uống hỗ trợ giải độc rượu bia: https://youtu.be/s6G5mz3wt0U

    6. Nước uống giúp detox: https://youtu.be/vCINIFwPpTI

    7. Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường: https://youtu.be/Uwe_Y7giCFM

    8. Nấu ăn sạch và ngon: https://youtu.be/ZIb1XoXU-gQ

    9. Nước điện giải ion kiềm cho người tập thể thao: https://youtu.be/ScGgiyKtsOE

    10. Máy điện giải tạo nước đa năng hỗ trợ cuộc sống: https://youtu.be/Xfk96Tq-0dw

    11. Chế độ ăn uống kiềm hóa hỗ trợ điều trị ung thư: https://youtu.be/WJ2XlzOfuUw

    12. Chế độ ăn uống kiềm hóa hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính cho người cao tuổi: https://youtu.be/CLJud55dnBw

    13. Cẩm nang thức uống thực dưỡng: https://youtu.be/XK5SkVAyB2U

    14. Những sai lầm trong ăn uống dẫn đến ung thư: https://youtu.be/d6pGriA3hPE

    15. Nước uống tốt cho giới trẻ: https://youtu.be/XVXS5FwT4RM

    16. Nước điện giải ion kiềm vì một sức khỏe tốt hơn: https://youtu.be/S9FSgTOJjzg

    17. Chế độ ăn uống cho bệnh viêm loét dạ dày: https://youtu.be/RMRIxyC_RxI

    18. Chế độ ăn uống cho bệnh táo bón: https://youtu.be/NhCY0OmMxgY

    19. Chế độ ăn uống cho bệnh viêm đại tràng: https://youtu.be/EZOuscudvYQ

    20. Chế độ ăn uống cho bệnh trào ngược dạ dày: https://youtu.be/94DwD_FdM2I