Công ty cổ phần tập đoàn Thế Giới Điện Giải
Địa chỉ: 118, Đường số 2, Vạn Phúc City, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, HCM
GPKD số: 0314854299
Copyright © 2009 - 2023
Căng thẳng, lo nghĩ quá mức về một vấn đề nào đó (công việc, gia đình, tài chính…) hoặc tự suy diễn, làm phức tạp mọi việc sẽ khiến bạn dễ bị stress tiêu cực. Theo thống kê của Bộ Y tế tại Việt Nam, có đến khoảng 15% dân số mắc các bệnh liên quan tâm thần vì bị stress này, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe nếu không biết cách khắc phục hiệu quả.
Stress gây ra các tác hại như thế nào, bạn đã biết?
Nếu theo từ điển tiếng Việt thì "Stress nói chung là những rối loạn tâm lý xảy ra đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như xúc động mạnh, sốc hay lao động quá sức…”
Theo các nhà tâm lý học, stress là các cảm giác dồn nén và bị căng thẳng. Khi áp lực với cường độ thấp, stress giúp cơ thể thêm động lực giải quyết công việc. Nhưng khi áp lực quá lớn rất có hại cho tinh thần và sức khỏe.
Còn theo các nhà sinh lý học, sinh học thì stress là các phải ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về tinh thần và thể chất. Stress là phương thức thách thức cơ thể bằng cách kích thích hệ thần kinh giao cảm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh stress, để điều trị cũng như để phòng ngừa cần phải nắm rõ được nguồn gốc, nguyên nhân phát sinh bệnh như:
- Do môi trường tác động: ô nhiễm không khí, khói bụi, thay đổi thời tiết hay ùn tắc giao thông, quá ồn ào hoặc do môi trường sống không lành mạnh là các tác nhân gián tiếp khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái.
- Áp lực từ công việc, gia đình, xã hội: công việc quá nhiều cùng thời hạn hoàn thành gấp gáp, mẫu thuẫn gia đình, bạn bè, xã hội, tài chính, cú sốc tâm lý… đều khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ và căng thẳng.
Tình cảm bị rạn nứt cũng là nguyên nhân của stress
- Vấn đề sức khỏe: Các vấn đề sức khỏe có thể gây ra căng thẳng ở cả trẻ em và người lớn. Mắc các bệnh lý dễ khiến bạn mệt mỏi, suy nghĩ và lo âu, dễ dẫn đến stress, đồng thời không tốt cho bệnh tình.
- Suy nghĩ của bản thân: Bạn tự tạo ra áp lực, căng thẳng cho bản thân vì suy nghĩ quá nhiều hoặc suy diễn vấn đề thêm phức tạp. Vì thế bạn cần phải học cách biến chúng đơn giản hơn để giúp cuộc sống vui vẻ hơn mỗi ngày.
- Do tâm lý không ổn định: Bạn thường có tâm lý tiêu cực nên nhìn nhận vấn đề bị sai lệch với thiên hướng tồi tệ. Chính điều này khiến cho sức khỏe, tinh thần của bạn không ổn định, dễ khiến bạn mất niềm tin về cuộc sống, sinh ra các tâm lý mệt mỏi, chán nản…
Để nhận biết bạn có đang mắc phải bệnh này hay không, bạn có thể theo dõi các triệu chứng xảy ra thường xuyên sau:
- Khó ngủ, ngủ không sâu: Stress thường khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ như ngủ li bì liên tục hoặc không ngủ được, tăng tình trạng ngủ ngày, ngủ không ngon, không sâu về đêm, thường xuyên mơ về điều gì đó khi ngủ…
- Ăn uống thất thường: Khi bị stress, bạn thường cảm thấy không ngon miệng, không muốn ăn cơm. Tuy nhiên, lại có xu hướng ăn vặt, các món ngọt, món béo hoặc thức ăn nhanh…
- Cơ thể luôn mệt mỏi: Nghĩ nhiều, ngủ ít, lười ăn và suy nghĩ tiêu cực thường xảy ra đồng thời khiến cơ thể mệt mỏi trầm trọng khi bị stress.
- Dễ nổi nóng: Người bị stress dễ dàng rơi vào cuộc tranh cãi “nảy lửa” hoặc sẵn sàng cáu gắt khi đứng trước vấn đề rất nhỏ như ùn tắc giao thông, môi trường ồn ào…
- Khó tập trung: Stress khiến bạn lo lắng, hoảng loạn và rất khó tập trung vào bất cứ việc gì, bạn còn thường xuyên quên trước quên sau, khả năng lưu giữ và xử lý thông tin kém.
Stress khiến bạn không thể tập trung, làm giảm năng suất làm việc và học tập
Nếu không kiểm soát được stress sẽ gây nên nhiều bệnh nguy hiểm, suy giảm hệ miễn dịch, khiến tình trạng tinh thần và sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ:
- Gây tăng cân, béo phì: Cortisol – loại hormone được giải phóng trong thời gian stress gây tăng cảm giác thèm ăn, nhất là các chất đường và chất béo. Các loại hormone stress còn làm tăng kích thước các tế bào chất béo, làm tăng lượng mô mỡ trong cơ thể dễ khiến bạn tăng cân và béo phì.
- Mất ngủ: Bị stress có thể gây gián đoạn giấc ngủ và gây rối loạn giấc ngủ của bạn, mất ngủ là tình trạng thường thấy. Tác động ngược lại, càng mất ngủ thì bạn càng dễ bị stress.
- Thường xuyên đau đầu: Các chất adrenalin và cortisol tiết ra khi bạn bị stress có thể gây ra những thay đổi trong mạch máu, dẫn đến đau nửa đầu hoặc đau đầu. Stress còn khiến các cơ bắp căng thẳng khiến cho tình trạng đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn.
- Sụt giảm trí nhớ: Quá nhiều hormon stress cortisol sẽ cản trở khả năng hình thành kí ức mới, cản trở chất dẫn truyền thần kinh làm giảm thiểu khả năng ghi nhớ của bạn.
- Làm tăng đường huyết: Nếu bạn bị tiểu đường týp 2, bạn sẽ thấy mức đường huyết cao hơn khi bị stress.
- Tăng huyết áp: Stress thường tạo ra các hormone như cortisol gây tăng huyết áp. Stress còn có thể gây tăng huyết áp tạm thời bằng cách co các mạch máu và tăng nhịp tim.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và về hệ tim mạch: Stress kéo dài dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… do sự sản xuất quá mức của các tế bào bạch cầu (hay còn gọi là tế bào máu trắng).
Stress làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Stress làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng, đau bụng và tiêu chảy, tăng hội chứng kích thích đường ruột (IBS). Ngoài ra, các bệnh về dạ dày, táo bón xuất hiện thường xuyên cũng từ stress gây ra.
- Giảm lượng mô não: Stress làm giảm lượng mô ở khu vực não – nơi điều chỉnh và tự kiểm soát.
- Các vấn đề về da: Stress thường gây ra mụn trứng cá và các vấn đề về da khác như lão hóa, hình thành vết nhăn…
- Gây rụng tóc: Stress nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc của tóc. Đây cũng là tác nhân gây rụng tóc ở bệnh tự miễn như alopecia areata, tức rụng tóc từng mảng.
- Đau lưng: Stress thường gây ra các cơn đau lưng cấp tính, là nguyên nhân dân dẫn đến đau lưng mạn tính.
Stress tác động khiến hệ thần kinh bị căng thẳng sẽ làm tăng tiết dịch axit HCl trong dạ dày. Điều này là nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm loét dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung, kéo theo sự tổn hại đến sức khỏe.
Stress gây dư thừa axit trong cơ thể, có thể dẫn đến rất nhiều bệnh lý khác nhau như tăng cân, béo phì, tăng đường huyết, các bệnh về tim mạch… Nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên với mức pH 8.5 – 9.5 có thể giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày và phòng chống, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa.
Không chỉ làm giảm các triệu chứng do stress gây ra mà nước ion kiềm còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bằng cách ngăn ngừa axit dư thừa tác động ngược đến hệ thần kinh gây ra căng thẳng và stress.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, hệ thần kinh khi bị tác động trở nên căng thẳng sẽ gây ra stress. Stress gây tiết nhiều dịch vị axit trong cơ thể. Quá nhiều axit dư thừa sẽ tác động ngược đến hệ thần kinh, khiến chúng trở nên căng thẳng hơn. Nếu không có giải pháp ngăn chặn, vòng tuần hoàn được lặp lại. Trong đó, nước ion kiềm có tác động trung hòa axit dư thừa, hạn chế stress, đồng thời cung cấp nước và khoáng chất giúp hệ thần kinh thư giãn, hoạt động trí não tốt hơn – là cách hỗ trợ điều trị stress tốt nhất.
Nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể
Nước ion kiềm còn có đặc tính giàu Hydrogen – chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể giúp bạn phòng chống các bệnh do gốc tự do gây ra như các bệnh mạn tính: bệnh tim mạch, huyết áp cao, gout, tiểu đường…
Nghiên cứu về khả năng chống oxy hóa của Hydro trong nước ion kiềm của Giáo sư Hatana Gya Suki tại trường Đại học Shimane, Nhật Bản
Stress thường gây ra mất ngủ, các tác động xấu đến ngoại hình như lão hóa da, rụng tóc… Nước ion kiềm có tác dụng chống lão hóa (nhờ lượng Hydrogen cao trong nước) và cải thiện ngoại hình. Nước ion kiềm có phân tử nước siêu nhỏ, nhỏ hơn gấp 5 lần so với phân tử nước bình thường nên có khả năng cấp nước nhanh cho tế bào, tăng cường quá trình chuyển hóa, hấp thụ trong cơ thể giúp nuôi dưỡng tóc và làn da tốt hơn. Uống nước ion kiềm trước khi đi ngủ cũng là cách để hạn chế tình trạng mất ngủ, giúp bạn ngủ ngon (sâu) hơn.
Nước ion kiềm giúp đào thải độc tố nhanh chóng, nhất là đưa lượng axit dư thừa ra khỏi cơ thể bằng hệ bài tiết phòng tránh axit tích tụ trong thành mạch gây tắc nghẽn động mạch. Đồng thời nước ion kiềm có tác dụng làm sạch lòng mạch, loại bỏ các mảng bám axit, lưu thông máu, ngăn ngừa tốt nhất các bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp hoặc các biến chứng bệnh nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
Nước ion kiềm còn chứa nhiều chất điện giải như Ca, Na, Mg, K… giúp cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể phòng chống các loại bệnh tật hiệu quả.
Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã biết các tác động của nước ion kiềm đối với bệnh stress. Đây được coi là nguồn nước vô giá giúp nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều trị các loại bệnh hiệu quả. Nếu bạn thật sự quan tâm đến nguồn nước này, có thể liên hệ qua hotline của Thế Giới Điện Giải để sở hữu ngay nguồn nước quý này tại nhà.