21/08/2020

Nước ion kiềm và bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh thường để lại hậu quả xấu như gãy xương hoặc các bệnh về đau lưng xương khớp. Vậy, làm cách nào để cải thiện tình trạng này? Cùng Thế Giới Điện Giải tìm hiểu ngay sau đây.

Vì sao lại bị bệnh loãng xương?
Vì sao lại bị bệnh loãng xương?

1. Nguyên nhân gây ra loãng xương

Loãng xương (osteoporosis) là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương. Loãng xương làm giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng canxi gắn trên các khung này. Bệnh gây phá vỡ sự cân bằng bình thường của quá trình tạo xương và hủy xương: quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương bình thường.

Theo thống kê, có tới 1/2 số phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương. Và tỷ lệ này ngày càng tăng và trẻ hóa, có không ít trường hợp bệnh nhân trên 30 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu loãng xương với các nguyên nhân phổ biến sau.

- Do lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh (loãng xương tuýp I) và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

- Do tuổi tác: người cao tuổi bị loãng xương (loãng xương tuýp II) do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi.

- Cơ thể thiếu các nguyên tố vi lượng: thiếu các dưỡng chất như phospho, canxi, acid amin, magne, albumin dạng keo và các nguyên tố vi lượng khác cũng góp phần gây loãng xương.

- Do hệ miễn dịch bị suy giảm khiến bệnh loãng xương xảy ra hoặc do cơ thể mắc các bệnh lý như bệnh thận, các bệnh về nội tiết hoặc do hậu quả của việc sử dụng thuốc corticoid kéo dài.

- Do thiếu canxi trong máu: canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu. Khi đó hormone cận giáp được tiết ra để điều canxi trong xương bổ sung vào trong máu nhằm duy trì ổn định nồng độ canxi trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.

Chế độ ăn nhiều thực phẩm có tính axit, ít rau xanh và các loại thực phẩm kiềm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loãng xương
Chế độ ăn nhiều thực phẩm có tính axit, ít rau xanh và các loại thực phẩm kiềm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến loãng xương

- Yếu tố di truyền  cũng là nguyên nhân gây loãng xương như người tạng gầy, người mất kinh sớm, người châu Á, người da trắng…

- Ít hoạt động thể lực cũng như ít hoạt động ngoài trời ảnh hưởng lớn đến việc hấp thụ canxi. Trong khi những trẻ hiếu động, tinh nghịch thường ít mắc các bệnh về xương khớp hoặc các nguy cơ về loãng xương.

- Do trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thể chất yếu, chế độ ăn thiếu chất… sẽ làm bộ xương không đạt được khối lượng cần ở độ tuổi trưởng thành. Điều này dễ dẫn đến tình trạng loãng xương hoặc các bệnh lý liên quan đến xương khớp sau này.

2. Nước ion kiềm giúp xương khỏe mạnh như thế nào?

  • Mối liên quan giữa cơ thể nhiễm axit cấp thấp và bệnh loãng xương

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên kết trực tiếp giữa nhiễm axit cấp thấp và bệnh loãng xương theo cơ chế: nếu máu bị acid hóa, canxi được lấy từ trong xương để duy trì độ pH trong máu và tự cân bằng môi trường cơ thể.

Tiến sĩ Susan E. Brown – nhà nhân chủng học Y tế tại New York, chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu chuyên ngành về thiếu xương và loãng xương. Bà là người có hơn 20 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng lâm sàng, chuyên nghiên cứu sức khỏe của xương và giáo dục chuyên nghiệp Y tế. Tiến sĩ Susan được giảng dạy trong các trường đại học danh tiếng cả hai miền Bắc và Nam Mỹ, bà cũng là tác giả của nhiều bài báo khoa học.

Theo Tiến sỹ Susan E. Brown,  sự cân bằng độ pH có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho bộ xương khỏe mạnh. Thông thường, xương phát triển tốt nhất trong môi trường kiềm. Môi trường cơ thể chúng ta nghiêng về tính kiềm với độ pH > 7.0 và các enzym, các chất miễn dịch có chức năng tốt nhất trong môi trường này. Do đó, cần cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể.

Tuy nhiên trong quá trình sinh hoạt và quá trình trao đổi chất, do sự ảnh hưởng của môi trường, do thực phẩm trong ăn uống hoặc do stress… tạo ra một lượng lớn chất thải axit trong cơ thể. Khi chúng ta vận động, cơ thể sẽ sản xuất ra carbon dioxide và axit lactic. Ngoài ra, để đáp ứng miễn dịch của chúng ta, biểu hiện như mẫn cảm và dị ứng, hay các phản ứng căng thẳng tạo ra một lượng đáng kể các sản phẩm phụ có tính axit. Các axit này được tạo ra khi chúng ta ăn và tiêu hóa thức ăn.

Điển hình như phụ gia thực phẩm của nhiều loại thức ăn là axit photphoric hay quá trình chuyển hóa các axit amin có chứa lưu huỳnh sẽ tạo ra axit sulfuric, axit béo chuỗi dài khi chuyển hóa cũng sản xuất ra chất thải axit… Như vậy, có vô số các phản ứng hóa học cần thiết trong cơ thể với môi trường pH ổn định vì vậy cơ thể luôn tìm cách cân bằng và duy trì độ pH trong phạm vi ổn định. Đó là lý do, khi môi trường cơ thể bạn quá axit, cơ thể sẽ tự cân bằng bằng cách “rút” dần canxi trong xương để trung hòa axit trong máu, đưa cơ thể về môi trường ổn định hơn.

  • Vì sao nên duy trì trạng thái kiềm trong cơ thể?

Đối với trạng thái cơ thể, môi trường kiềm rất cần thiết giúp chúng ta tồn tại và khỏe mạnh. Bởi vì tất cả các nguồn trong cơ thể khi tạo ra chất thải axit đều được đệm bằng môi trường kiềm và vô hiệu hóa các chất thải này thông quá các cơ chế khác nhau như các muối khoáng kiềm của các anion hữu cơ, đặc biệt là canxi trong xương được lấy ra để trung hòa axit…

Vì vậy, nếu chúng ta có chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả thì kali malat và citrat kali được tìm thấy trong các loại thực phẩm này khi chuyển hóa có khả năng chấp nhận các ion hydro giúp giảm tải axit và ổn định sự cân bằng kiềm toan (tránh nhiễm độc axit).

Duy trì môi trường kiềm ổn định trong cơ thể giúp bạn khỏe mạnh hơn
Duy trì môi trường kiềm ổn định trong cơ thể giúp bạn khỏe mạnh hơn

Tuy nhiên, khi chế độ ăn không cung cấp đủ chất đệm kiềm, các chất khoáng đặc biệt là canxi trong cơ thể dùng để trung hòa axit sẽ bị dần cạn kiệt, môi trường nội bào trở nên acidotic. Từ đó dẫn đến bệnh loãng xương. Ngoài ra, chất thải axit chuyển hóa trong cơ thể cũng là yếu tố đóng góp vào tất cả các bệnh thoái hóa và tự miễn. Vì khi môi trường bị axit hóa, thường xảy ra các tác dụng phụ trên chuyển hóa tế bào, bao gồm tích tụ nước và phù nề, tăng khả năng sản xuất các gốc tự do hoặc suy giảm năng lượng.

Các chuyên gia cho rằng, thận làm việc tốt hơn khi được cân bằng môi trường axit-kiềm trong cơ thể. Hầu hết người Mỹ, khi có tuổi, họ thường bị nhiễm toan chuyển hóa ở mức độ thấp và có thể gây nên các bệnh mãn tính. Đây là tình trạng làm suy giảm sức khỏe, dễ mắc các bệnh loãng xương, suy yếu xương (do bị mất các chất khoáng), giảm khối cơ bắp hay giảm hormone tăng trưởng và có thể hình thành nên sỏi thận.

Vì vậy, sự phục hồi cân bằng kiềm toan trong cơ thể là điều cần thiết giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao sức khỏe và tái tạo sức khỏe của xương. Trong đó, việc thường xuyên sử dụng nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên để kiềm hóa cơ thể đưa pH trong cơ thể về mức cân bằng và ổn định này.

  • Tác dụng của nước ion kiềm đối với bệnh loãng xương

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra 4 lợi ích cơ bản mà uống nước kiềm có thể cung cấp cho sức khỏe của xương:

- Nước ion kiềm có đặc tính giàu vi khoáng thiết yếu như Ca, Mg, K, Na,… giúp cung cấp các khoáng chất có lợi mà bạn cần mỗi ngày giúp xương chắc khỏe hơn. Đồng thời các khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

- Khác với các loại nước thông thường thường tồn tại ở dạng phân tử, nước ion kiềm tồn tại ở dạng ion hóa. Vì vậy, nước ion kiềm có cấu trúc phân tử siêu nhỏ, nhỏ gấp 5 lần các phân tử thông thường và chỉ với kích thước khoảng 0.5nm nên dễ dàng thấm sâu vào từng tế bào, tăng cường chuyển hóa và các hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Nước ion kiềm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương
Nước ion kiềm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương

- Nước ion kiềm đặc biệt có tính kiềm tự nhiên với độ pH khoảng từ 8.5 – 10.0, phù hợp với nội môi trường cơ thể. Vì vậy, nước này có thể trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, đưa cơ thể về môi trường có độ pH ổn định. Nước ion kiềm được chứng minh là làm giảm lượng canxi đào thải ra trong nước tiểu, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng cơ thể rút canxi trong xương để trung hòa axit, ngăn chặn cơ chế hình thành bệnh loãng xương.

- Nước ion kiềm giàu Hydro – Đây là chất oxy hóa mạnh mẽ giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. 

Như vậy, qua việc tìm hiểu bệnh loãng xương, bạn cũng thấy rõ tác dụng tích cực của nước ion kiềm đối với bệnh này nói riêng và sức khỏe nói chung. Do đó, nếu bạn quan tâm về sức khỏe, về loại nước ion kiềm có giá trị hỗ trợ điều trị bệnh này thì có thể liên hệ qua hotline của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn rõ hơn nhé!

Bài viết bạn có thể quan tâm:
Tìm hiểu giá máy lọc nước Kangen tốt nhất hiện nay >> 
/gia-may-tao-nuoc-ion-kiem-kangen-bao-nhieu-tien

Nguồn: Vietnamnet, Theo Thế Giới Điện Giải