21/08/2020

Nước điện giải ion kiềm và bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến biến chứng nếu người bệnh xấu hổ và giấu bệnh. Đây là căn bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn nhập viện. Tính đến năm 2013 có đến 60% dân số Việt Nam bị mắc bệnh trĩ. con số này khiến Việt Nam có tên trong danh sách những nước có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất thế giới.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất

1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

  • Stress

Khi bị căng thẳng, cơ thể thường tiết ra các chất hóa học như catecholamine (Adrenaline, Noradrenalin) hoặc Glucocorticoid (cortisol) để chống lại quá trình stress. Tuy nhiên, những chất này có tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, co giãn cơ vùng hậu môn bị giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

  • Lười vận động

Khi ngại vận động, cơ thể trở nên nặng nề và không hoạt bát. Ngoài ra, các cơ không được massage làm lượng máu lưu thông chậm. Như vậy, nếu chúng không được bơm đủ máu liên tục sẽ dẫn đến độ đàn hồi kém, cơ thắt hoạt động suy yếu, lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.

  • Đứng hoặc ngồi quá lâu

Do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên ngồi nhiều hoặc đứng lâu, liên tục trong thời gian dài. Điều này rất gây hại cho cơ thể vì toàn bộ áp lực cơ thể sẽ bị dồn xuống vùng hậu môn trực tràng, cản trở lưu thông máu ngược trở lại, có thể dẫn đến các tắc nghẽn tĩnh mạch trĩ gây sưng phồng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh “khó nói” này.

  • Không cung cấp đủ chất xơ trong bữa ăn

Những người ăn ít chất xơ thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Vì vậy, trong các bữa ăn cần phải cung cấp đủ rau xanh, hoa quả nhằm bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Các chất này giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn, hạn chế các nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.

  • Uống nước ít

Ai cũng biết, hơn 80% cơ thể là nước. Nước không chỉ giúp tuần hoàn máu tốt, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tránh bị táo bón. Mỗi người mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước. Không đủ nước cung cấp cho cơ thể không những gây ra các bệnh về tiêu hóa, lâu ngày sự co bóp của hậu môn yếu dần và hình thành nên bệnh trĩ.

  • Mang thai và sinh con

Khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ. Lúc này, trọng lượng thai nhi rất lớn sẽ dồn sức nặng xuống vùng xương chậu, vùng hậu môn. Trong đó, các tĩnh mạch trĩ bị chèn ép lớn gây ra bệnh trĩ. Tương tự sinh con cũng cần tác động một lực mạnh vào hậu môn khiến trĩ phát triển nặng.

  • Tuổi tác

Những người cao tuổi thường có hệ tiêu hóa kém, nhất là các cơ dọc theo ống hậu môn hay cơ vòng bị suy giảm chức năng vì tuổi tác. Độ đàn hồi của cơ vòng kém làm cho tĩnh mạch trĩ dễ bị trượt xuống vùng hậu môn gây ra bệnh này.

  • Táo bón, tiêu chảy

Những người táo bón hay tiêu chảy phải đi vệ sinh liên tục dẫn đến thành ruột bị tổn thương, gây áp lực lên vùng xương chậu và vùng hậu môn, các tĩnh mạch trĩ cũng bị chèn ép. Do đó, những người thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa… là nguyên nhân của bệnh trĩ chiếm đến 80%.

  • Làm việc nặng thường xuyên

Những người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, bị ho nhiều hay thường xuyên làm việc nặng gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ suy yếu lâu dần dẫn đến bệnh trĩ.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ

2. Nước ion kiềm và bệnh trĩ

Về bản chất, trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch ở xung quanh trực tràng hoặc hậu môn bị phình, sưng gây đau đớn cho bệnh nhân. Nguyên nhân là do các bộ phận này phải chịu áp lực mạnh kéo dài, ngoài các tác nhân trực tiếp như đứng lâu hay ngồi lâu thì “thủ phạm” thường thấy nhất là bệnh táo bón.

Tình trạng phân khó thoát ra ngoài khi bị táo bón khiến bệnh nhân thường phải rặn mót làm gia tăng áp lực cho trực tràng hay hậu môn dẫn tới việc hình thành các búi trĩ. Bệnh này xảy ra còn do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ và nước, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ cay nóng dễ dẫn đến việc tích tụ chất độc vào cơ thể. Khi đó, cơ thể thường không đủ nước khiến phân thường bị khô cứng, khó di chuyển, là nguyên nhân dẫn đến táo bón. Ngoài ra, các chất độc tích tụ lâu ngày trong thành ruột hay đại trực tràng trở thành các hạt cứng, làm ngăn chặn sự di chuyển của phân, dẫn đến táo bón.

Để cải thiện tình trạng này, bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nước giúp làm nhuận tràng, làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón, hạn chế các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Uống nhiều nước vốn là một trong những phương pháp hiệu quả để khắc phục bệnh táo bón. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đại học Tokyo, uống nước ion kiềm có tác dụng vượt trội với 88% bệnh nhân giảm hẳn các vấn đề táo bón chỉ sau 2 tuần. Nhờ công nghệ điện giải hàng đầu Nhật Bản, nước ion kiềm hỗ trợ chữa bệnh trĩ tận gốc. Nước này đã được các nhà khoa học chứng minh là có tác dụng cực kỳ tích cực đối với các bệnh về đường tiêu hóa:

Theo nghiên cứu của Giáo sư, bác sĩ Hiromi Shinya – chuyên về phẫu thuật của Trường Đại Học Y khoa Albert Einstein, Trưởng khoa Nội soi của Bệnh viện Beth Israel ở New York đã cho các bệnh nhân của mình dùng nước điện giải ion kiềm để hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Kết quả, sau 90 ngày sử dụng, hình ảnh đường ruột trước khi dùng nước ion kiềm (bên trái) có thành ruột bám dày đặc chất bẩn, còn hình ảnh đường ruột sau 90 ngày dùng nước ion kiềm (bên phải) có thành ruột hồng hào và sạch sẽ.

Hình ảnh tình trạng đường ruột trước khi sử dụng nước ion kiềm ở bên trái và kết quả sau 90 ngày là bên phải
Hình ảnh tình trạng đường ruột trước khi sử dụng nước ion kiềm ở bên trái và kết quả sau 90 ngày là bên phải

  • Kết quả đối với rối loạn tiêu hóa

25 tình nguyện viên có triệu chứng bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa được cho uống 01 lít/ngày nước ion kiềm có độ pH – 9.51 trong vòng 02 tuần thì nhận thấy: 88% người cảm thấy phần nào được cải thiện, 52% cảm thấy được cải thiện một phần, 24% được cải thiện, 12% được cải thiện nhiều, 12% không thấy thay đổi gì, và không ai có biểu hiện triệu chứng tồi tệ hơn.

  • Kết quả đối với các trường hợp tiêu chảy

Theo thử nghiệm lâm sàng “mù đôi” đối chứng cho thấy, nước ion kiềm có hiệu quả chống lại tiêu chảy mãn tính hơn so với nhóm đối tượng chỉ sử dụng nước sạch. Nước ion kiềm đạt hiệu quả ở 94.1% số tình nguyện viên so với khoảng 64.7% ở nhóm đối chứng.

  • Kết quả đối với các trường hợp táo bón

Nước ion kiềm và nước sạch đã được gửi cho 163 tình nguyện viên có những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa và được yêu cầu uống với số lượng 500 ml/ngày, liên tục trong 04 tuần thì nhận thấy: Tỷ lệ cải thiện chung nhóm người sử dụng nước ion kiềm cao hơn đáng kể so với nhóm sử dụng nước thường. 79% các tình nguyện viên sử dụng nước ion kiềm cảm thấy hiệu quả. Trong khi nước sạch đạt 64.9%. Như vậy, tỷ lệ không hiệu quả nhóm sử dụng nước ion kiềm là 21% và nhóm sử dụng nước sạch là 35.1% .

Vì sao nước ion kiềm có tác dụng hỗ trợ chữa trị tận gốc?

Nguyên nhân là, phần lớn thức ăn khi vào cơ thể sẽ “thải ra” rất nhiều axit sau quá trình tiêu hóa, khiến môi trường bên trong nhiễm tính axit, tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại hoạt động mạnh. Chúng sẽ tấn công đường ruột và các cơ quan khác, dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có chứng táo bón hoặc các vấn đề về trực tràng, hậu môn, là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Nước ion kiềm với pH 8.5 – 9.5 sẽ có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, làm sạch đường ruột, đồng thời giúp thanh lọc, đào thải chất độc một cách hiệu quả, đặc biệt là ở trực tràng, hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách tận gốc. Thông thường, ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ sẽ tốt cho bệnh táo bón và bệnh trĩ, nước ion kiềm có tính kiềm tự nhiên như rau xanh nên có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, khi rau xanh vào cơ thể, cần quá trình chuyển hóa thành tính kiềm, trong khi đó, nước kiềm vốn đã có tính chất này nên nhanh chóng hấp thu trực tiếp vào cơ thể.

Thường xuyên ăn rau xanh tốt cho bệnh trĩ
Thường xuyên ăn rau xanh tốt cho bệnh trĩ

Bên cạnh đó, nước ion kiềm có cấu trúc phân tử siêu nhỏ, nhỏ hơn gấp 5 lần so với phân tử nước thường nên giúp làm mềm phân và vận chuyển phân dễ dàng hơn, tránh tình trạng mót rặn dễ dẫn đến sa búi trĩ. Đồng thời hoạt chất Hydro trong nước ion kiềm giúp loại bỏ các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh mạn tính, chống lão hóa giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất, tăng độ đàn hồi của các cơ vòng, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch trĩ.

Ngoài việc uống ion kiềm đã được khoa học chứng minh là có tác dụng đối với các bệnh đường ruột, hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị trĩ thì bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để bệnh trĩ được chữa tận gốc. Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế các nguyên nhân gây ra bệnh như đứng hoặc ngồi lâu, lười vận động hoặc làm việc nặng thường xuyên.

Tập thể dục đều đặn cũng là cách chữa trĩ hiệu quả
Tập thể dục đều đặn cũng là cách chữa trĩ hiệu quả

Như vậy, qua bài viết bạn đã biết tác dụng cụ thể của nước ion kiềm đối với bệnh trĩ. Nếu bạn quan tâm đến nguồn nước này thì có thể liên hệ qua hotline của Thế Giới Điện Giải để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Theo Thế Giới Điện Giải