21/08/2020

Nước điện giải ion kiềm và bệnh trào ngược axit

Nếu bị trào ngược axit nhiều hơn hai lần một tuần, có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ợ nóng thường xuyên, các triệu chứng của bệnh bao gồm khó nuốt, ho hoặc thở khò khè, đau ngực.

Làm gì khi bị trào ngược axit?
Làm gì khi bị trào ngược axit?

1. Bệnh trào ngược axit là gì?

Trào ngược dạ dày – thực quản, còn gọi là viêm thực quản trào ngược, là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày như HCl, pepsin, dịch mật… trào ngược từng lúc hay thường xuyên lên thực quản, gây ra các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Khi các axit dư thừa trong dạ dày chảy ngược vào ống dẫn thức ăn (thực quản), kích thích các niêm mạc trong thực quản sẽ gây ra cảm giác nóng trong lồng ngực, ợ chua, đau ngực khó nuốt và ho khan. Triệu chứng bệnh bao gồm các vị axit trào sau miệng, ợ nóng, nôn mửa, đau ngực, vàng răng hoặc khó thở. Các biến chứng bao gồm bệnh thực quản Barrett, viêm thực quản trào ngược, viêm mũi xoang mãn…

Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày có thể thấy ngay ở đường tiêu hóa mà cơ quan gần nhất phải gánh chịu là thực quản và hệ thống hô hấp. Điển hình như viêm mũi xoang mãn, viêm thực quản trào ngược, hẹp thực quản, ung thư thực quản, thậm chí là có thể đột tử trong một số trường hợp trào ngược ở trẻ nhỏ.

Bất cứ ai cũng có thể bị trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng thường xuyên, bạn có thể gặp các triệu chứng sau khi ăn quá nhanh, ăn nhiều chất béo hay tiêu thụ các món cay nóng. Trong đó, bạn có khả năng cao mắc bệnh này nếu mắc các bệnh lý như thừa cân, béo phì, tiểu đường, mang thai hoặc cả những người hút thuốc lá thường xuyên.

2. Cơ chế chống trào ngược axit, bảo vệ thực quản của cơ thể

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi yếu tố tấn công thực quản lấn át yếu tố bảo vệ nó. Yếu tố bảo vệ thực quản gồm:

- Trương lực của cơ thắt thực quản dưới (độ khỏe của cơ để đảm bảo thức ăn hay dịch vị trong dạ dày không trào lên thực quản).

- Chất nhầy trên niêm mạc thực quản (bảo vệ niêm mạc không bị trợt, loét khi bị axit trong dịch vị tấn công).

- Chiều co bóp tự nhiên của cơ thực quản (co bóp từ trên xuống dưới, đẩy dịch vị và thức ăn trở lại dạ dày).

- Tính kiềm của nước bọt: giúp trung hòa một phần axit dịch vị trào lên.

Yếu tố tấn công thực quản gồm:

- Tính axit trong dịch vị dạ dày, pepsin hay dịch mật.

- Áp lực của dạ dày chứa thức ăn lên cơ thắt thực quản dưới.

Cơ chế trào ngược sinh bệnh chính là do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công thực quản. Cơ chế bảo vệ chống trào ngược gồm nhiều yếu tố trong đó, hoạt động cơ thắt dưới thực quản quyết định hiện tượng trào ngược dạ dày đến thực quản. Hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc thực quản đối với các loại dịch axit trong dạ dày.

Bình thường, cơ thắt dưới thực quản chỉ giãn và mở ra khi nuốt, sau đó sẽ co thắt và đóng kín ngăn không cho dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, có lúc trương lực cơ bị giảm dẫn dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi có sự trào ngược, dịch nhày thực quản với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa HCI của dịch vị làm giảm hoặc mất sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản, nhu động của thực quản đẩy dịch trào ngược trở xuống dạ dày. Khi cơ thắt dưới thực quản hoạt động không tốt sẽ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Vì sao dịch axit có thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản?
Vì sao dịch axit có thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản?

Một số nguyên nhân làm gia tăng yếu tố tấn công, suy yếu yếu tố bảo vệ, cũng chính là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản:

- Stress: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra trào ngược và làm cho bệnh kéo dài dai dẳng. Căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng tiết cortisol. Cortisol làm tăng axit trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày, đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Căng thẳng thần kinh kéo dài cũng là nguyên nhân chính làm rối loạn nhu động thực quản khiến cho cơ thắt thực quản dưới trở nên nhạy cảm, việc giãn mở cơ xảy ra thường xuyên và kéo dài làm dịch vị trào ngược lên thực quản gây ra hiện tượng đau rát khó chịu, buồn nôn và làm cho hệ thống tiêu hóa dễ bị viêm nhiễm.

- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Dạ dày có chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn nên khi dạ dày bị loét, tổn thương, chức năng tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Quá trình làm rỗng thức ăn ở dạ dày bị chậm, làm tăng áp lực cho cơ thắt thực quản, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, acid HCl, có thể cả dịch mật trào ngược lên ống thực quản.

- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… là những thói quen xấu nhưng phổ biến trong đời sống hiện nay. Nhiều người cho rằng, ăn đêm để tẩm bổ, tuy nhiên đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc ăn đêm không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng mà còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.

3. Quá trình diễn ra trào ngược axit dạ dày

Axit và pepsin chứa trong dạ dày: các ion H+ trong chất dịch đi ngược lên và tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc thực quản gây nên các tổn thương, đặc biệt ở 1/3 dưới thực quản. Pepsin làm tăng tính kích thích của trào ngược, phá huỷ các chất nhầy bảo vệ trên bề mặt niêm mạc thực quản, tạo điều kiện cho ion H+ tiếp xúc gây tổn thương niêm mạc thực quản. Như vậy, dịch vị dạ dày có chưa 2 tác nhân có khả năng phá hủy niêm mạc thực quản. Bên cạnh đó, hiện tượng trào ngược lặp lại nhiều lần, dịch dạ dày sẽ tồn đọng lâu trong thực quản. Lúc này, chất dịch trong thực quản không còn sức chống đỡ trước sự tấn công của axit nữa.

Sự ứ đọng thức ăn quá lâu trong dạ dày (quá trình làm rỗng dạ dày bị làm chậm lại) xảy ra, thức ăn chưa được tiêu hóa ứ lại trong dạ dày lâu hơn. Phần thức ăn tiếp tục buộc dạ dày làm việc. Sự co bóp sẽ làm tăng áp lực trong dạ dày. Khi đó, áp lực dạ dày và áp lực thực quản có sự chênh lệch – kích thích cơ vòng thực quản dưới giãn ra, gây ra trào ngược.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản, hoạt động của cơ thực quản dưới này bị rối loạn, tức là việc đóng mở hay co giãn của cơ này diễn ra không bình thường. Áp lực đóng yếu hơn bình thường, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản. Lúc này, tần số giãn của cơ vòng dưới thực quản là lên đến trên 8 lần/giờ. Trong khi đó, người bình thường, cơ này chỉ giãn cho thức ăn đi vào dạ dày khi có phản xạ nuốt và giãn nhất thời 3-4 lần trong 1h, sau đó sẽ co thắt và đóng kín lại.

Người bị trào ngược dạ dày có hoạt động các cơ thực quản bị rối loạn
Người bị trào ngược dạ dày có hoạt động các cơ thực quản bị rối loạn

4. Nước điện giải có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược axit

Nước điện giải ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh pH 8.5 -9.5, giúp trung hòa các axit dư thừa trong dạ dày, các axit dư thừa do thực phẩm nhiều axit và axit do cơ thể tiết ra khi bị stress, giúp tăng tính kiềm trong nước bọt, trung hòa một phần axit dịch vị trào lên.

Các nhà khoa học tại Đại học Shiga và bác sĩ tại bệnh viên quốc gia Okura – Nhật Bản đã thực hiện các cuộc nghiên cứu và khảo sát thực tế về tác dụng của nước ion kiềm đối với bệnh nhân mắc phải bệnh dạ dày như các dư thừa axit, trào ngược axit. Kết quả cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu đã kết luận: “Nước ion kiềm có những tác dụng đáng kể góp phần cải thiện các chứng bệnh về đường ruột, dạ dày giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn”.

Nước ion kiềm giúp nâng cao độ pH trong dạ dày
Nước ion kiềm giúp nâng cao độ pH trong dạ dày

Ngoài ra, nhà khoa học Sang Whang đã trả lời cho thắc mắc này như sau: Để tiêu hóa thức ăn và giết chết các loại vi khuẩn và vi rút trong dạ dày thì dạ dày (bao tử) luôn tiết ra axit để giá trị PH dạ dày được duy trì ở mức khoảng 2- 4. Khi chúng ta ăn thức ăn và uống nước, đặc biệt là nước điện giải ion kiềm, giá trị pH trong dạ dày tăng lên. Điều này xảy ra thì sẽ có một cơ chế phản hồi trong dạ dày bắt buộc thành dạ dày tiết ra axit hydrochloric nhiều hơn để đưa pH trong dạ dày trở về theo cơ chế tự cân bằng.

Trong đó, các phân tử nước siêu nhỏ của nước ion kiềm giúp thấm sâu vào tế bào, bóc tách các mảng bám ở thành ruột, đào thải axit dư thừa và làm sạch toàn bộ hệ thống đường tiêu hóa. Ngoài ra, đối với những người bị bệnh trào ngược axit, lượng axit dư thừa ở dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản, nhất là khi nốt nước bọt làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

Thông thường, thực quản rất dễ bị tổn thương nhất là với axit vì tại đây là môi trường kiềm. Khi axit dư thừa ở dạ dày trào ngược và tích tụ tại thực quản, vô tình khi mọi người nuốt nước bọt (có tính kiềm) làm trôi các axit dạ dày. Tuy nhiên, khi ăn thức ăn quá nhiều axit và không tiêu hóa được, lượng axit tích tụ này rất khó bị trôi theo nước bọt, kết quả tạo nên các chứng đau hỗn tạp được gọi là viêm loét thực quản. Điều này cũng giống như việc xác cồn lên vết thương và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi trung hòa được lượng axit dư thừa trong dạ dày, chống tình trạng chảy ngược.

Do đó, uống nước kiềm không chỉ có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa, tránh tình trạng chảy ngược axit lên thực quản, hạn chế ợ nóng mà còn giảm nhanh các cơn đau viêm loét từ thực quản, hỗ trợ cho vết viêm loét nhanh chóng lành, bệnh tình được thuyên giảm và cải thiện đáng kể.

Chọn nước kiềm và nước ion, vừa ion vừa kiềm là tốt nhất, vì khi nước kiềm là nước ion hóa thì sẽ có nhiều phân tử Hydro. Hydro này khi đi vào dạ dày sẽ hỗ trợ cho quá trình điều hòa chức năng dạ dày tốt hơn, giảm tình trạng sinh hơi, đầy hơi ở trong dạ dày, giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

Vật chất Hydro trong nước ion kiềm giúp hỗ trợ và điều hòa chức năng dạ dày tốt hơn, nhất là ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra
Vật chất Hydro trong nước ion kiềm giúp hỗ trợ và điều hòa chức năng dạ dày tốt hơn, nhất là ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra

Trường hợp đau dạ dày ở cấp độ nặng, cần sử dụng một số các loại thuốc để làm giảm nhu động ở dạ dày, tăng tình trạng bong niêm mạc dạ dày, giảm thiểu tình trạng co dãn không phù hợp của các cơ vòng thực quản, cũng như cơ vòng ở môn vị sẽ giải quyết được tình trạng trào ngược axit. Tuy nhiên, kết hợp dùng với nước ion kiềm giúp trung hòa được lượng axit dư thừa trong dạ dày, đồng thời hỗ trợ cùng với các loại thuốc chữa dạ dày tốt hơn. Còn trường hợp trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ chỉ nên điều trị bằng chế độ ăn uống, nước uống kiềm và lối sống khoa học.

Như vậy, qua bài viết trên, hi vọng sẽ giúp bạn điều trị tốt các bệnh về dạ dày, nhất là trào ngược axit. Trong đó, nếu bạn quan tâm về nước ion kiềm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày thì có thể liên hệ qua hotline của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn cụ thể hơn.

Bài viết bạn có thể quan tâm >> /gia-may-tao-nuoc-ion-kiem-kangen-bao-nhieu-tien

Theo Thế Giới Điện Giải