21/08/2020

Nước điện giải ion kiềm và bệnh cận thị

Có khoảng 30-40% người Châu Âu và Mỹ phải cần đến kính, và con số trên lên tới 90% ở một số nước Châu Á, thế nên “cận thị là một bệnh công nghiệp” hay bệnh dịch tại châu Á. Theo bác sĩ Lan Flitcroft  (bác sĩ tư vấn nhãn nhi) ở Bệnh viện Trường Đại Học Nhi ở Dublin – “Gene của chúng ta có thể vẫn đóng một vai trò quyết định ai sẽ bị cận thị, nhưng nó chỉ thông qua sự thay đổi về môi trường mà bệnh bắt đầu xuất hiện”. Vậy, thực hư nguyên nhân của cận thị và làm gì để nâng cao hoạt động của mắt, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh này?

Làm gì để cải thiện thị lực?
Làm gì để cải thiện thị lực?

1. Cận thị là gì? Nguyên nhân phổ biến

Mắt là cơ quan điều tiết giúp cho hình ảnh được hội tụ đúng ở võng mạc, sau đó thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị giúp não bộ nhận biết được hình ảnh quan sát một cách rõ nét. Tuy nhiên khi bị cận thị, hình ảnh hội tụ ở phía trước võng mạc, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi nhìn mọi vật, nhất là khi nhìn xa và mắt phải cố gắng điều tiết để nhìn rõ vật.

1.1. Định nghĩa cận thị

Cận thị còn có tên khoa học là Myopia hay Nearsightedness, là hiện tượng rối loạn thị giác, là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt. Đây cũng là bệnh phổ biến, nhất là trong những năm gần đây. Khi bị cận thị, con người chỉ có khả năng phân biệt các chi tiết nhỏ, các vật, hình ảnh rõ nét nằm trong cự ly gần. Những vật đó nằm ở cự ly xa sẽ được ghi nhận lờ mờ, không rõ nét hoặc không nhận dạng được. Vật nằm xa bao nhiêu thì mắt người nhìn thấy vật đó càng kém bấy nhiêu.

Cận thị là gì?
Cận thị là gì?

Nguyên nhân chính xác của sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ người mắc cận thị trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ nhãn khoa cho rằng, cận thị có liên quan mật thiết đến việc tình trạng mắt mệt mỏi do sử dụng máy tính, các công việc nhìn gần kéo dài khác hoặc do di truyền…

1.2. Triệu chứng và dấu hiệu

Nếu bị cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật khác ở xa hoặc đọc các biển báo trên đường. Tuy nhiên, bạn vẫn nhìn thấy rõ các vật ở gần như sử dụng máy tính hoặc đọc sách. Bệnh kèm theo một số triệu chứng khác của mắt như căng mắt, nhức đầu, nheo mắt, mắt cố gắng điều tiết dễ bị chảy nước mắt…

Do đó, người bị cận thị thường cảm thấy mỏi mắt, đau đầu dẫn đến mệt mỏi khi chơi thể thao hoặc lái xe cũng có thể là triệu chứng của chứng cận thị không chỉnh hình.

1.3. Nguyên nhân gây cận thị?

Cận thị cũng là một bệnh, có thể là do di truyền từ bố mẹ. Các nhà khoa học cho biết, nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì tỷ lệ con cái mắc bệnh là 23-40%. Trong khi cha mệ không bị cận thị thì chỉ có khoảng 6-15% khả năng con mắc bệnh này. Các nghiên cứu cũng tìm thấy có hơn 24 gen di truyền liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển của cận thị.

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhưng sự bùng nổ cận thị trong những năm gần đây liên quan đến tình trạng trẻ em dành nhiều thời gian cho các hoạt động trong nhà gồm học tập, chơi game, dùng máy vi tính, xem tivi, đặc biệt trong thời gian này là điện thoại và máy tính bảng…

Cận thị thường bắt đầu khi còn nhỏ và trong hầu hết trường hợp, bệnh sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành; nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi hoặc do chế độ sinh hoạt kém lành mạnh.

Ngoài ra, cận thị còn xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, liên quan đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc và/hoặc thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, cận thị còn do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.

1.4. Biến chứng cận thị

Trong hầu hết các trường hợp, cận thị gây bất tiện cho người bệnh như phải đeo kính, dùng kính áp tròng để điều chỉnh hoặc phải phẫu thuật… Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tiến triển trầm trọng hơn, gây biến chứng và thoái hóa.

Cận thị nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, mù lòa do những tổn thương ở võng mạc và thủy tinh thể mà người bệnh thường bỏ qua
Cận thị nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, mù lòa do những tổn thương ở võng mạc và thủy tinh thể mà người bệnh thường bỏ qua

Ngoài tầm nhìn bị suy giảm, cận thị có thể dẫn đến biến chứng mù lòa nếu độ cận tiếp tục tiến triển (trên 6 điốp). Khi bị cận thị nặng, nhãn cầu mắt to ra và kéo giãn các thành phần quang học đi kèm gây thiếu hụt cung cấp máu dễ dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể, glôcôm đến sớm.

Võng mạc bị kéo mỏng đi cũng gây ra hàng loạt các biến đổi hoặc gây ra bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc... Đây đều là những bệnh lý mắt có tỷ lệ gây mù hàng đầu hiện nay, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống mà bạn không nên coi thường.

2. Mối liên hệ giữa chất chống oxy hóa với mắt và bệnh cận thị

Các chất chống oxy hóa trong thức ăn thường tồn tại ở trạng thái tự nhiên, khác biệt so với các loại chất nhân tạo có tác dụng trung hòa các gốc tự do. Điều này rất tốt cho mắt nói riêng và cho sức khỏe nói chung.

2.1. Các thực phẩm chống oxy hóa

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa tốt nhất mà người bị cận thị nên bổ sung đầy đủ vào chế độ ăn uống hằng ngày.

  • Trứng

Zeaxanthin và Lutein là 2 trong số chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong trứng có tác dụng chống lại các gốc tự do và nâng cao thị lực. Những chất này kết hợp với hàm lượng kẽm cao trong trứng bổ sung dinh dưỡng cho mắt, làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, bảo vệ thị lực.

Trong trứng chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho mắt như Zeaxanthin và Lutein
Trong trứng chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho mắt như Zeaxanthin và Lutein

  • Khoai lang

Khoai lang rất giàu beta carotene, là thức ăn hoàn hảo giúp cân bằng chế độ dinh dưỡng cho đôi mắt và đảm bảo tầm nhìn của bạn ở mức tốt nhất. 

  • Mầm lúa mì

Mầm lúa mì chứa nhiều vitamin E. Đây là một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào của mắt.

  • Súp lơ

Cùng với zeaxanthin, lutein và lượng vitamin C có nhiều trong súp lơ xanh giúp cho đôi mắt hoạt động trơn tru hơn. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa này giúp ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng hay mất thị lực, cân bằng dinh dưỡng cho đôi mắt và duy trì mắt hoạt động ổn định.

  • Cà chua

Caroten trong cà chua cũng là chất chống oxy hóa tốt. Ngoài cung cấp dưỡng chất cho mắt, cà chua còn bao gồm lycopene hỗ trợ điều trị các bệnh về thị lực một cách hiệu quả.

  • Cá hồi

Axit béo Omega-3 trong cá hồi cũng là một trong những chất chống oxy hóa tốt cho mắt mà bạn không nên bỏ qua. Ngoài tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt, các chất chống oxy hóa trong cá hồi còn giúp đôi mắt sáng khỏe.

  • Cà rốt

Lượng beta-carotene trong cà rốt là một dạng sắc tố hữu cơ có trong tự nhiên, còn được gọi là tiền chất của vitamin A. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với mắt, tăng cường hoạt động của võng mạc và mắt, bảo vệ thị lực.

  • Hạnh nhân

Lượng vitamin E có trong hạnh nhân cung cấp đầy đủ yêu cầu về dinh dưỡng cho đôi mắt, đồng thời làm giảm tốc độ thoái hóa điểm vàng.

  • Một số loại đậu

Đậu xanh, đậu đỏ hay đậu lăng… đều là những thực phẩm có chứa chất oxy hóa tốt cho sức khỏe, nhất là cho đôi mắt của bạn. Chúng cung cấp đầy đủ hàm lượng kẽm cần thiết cho cơ thể giúp kích hoạt vitamin A và các dưỡng chất khác bảo vệ đôi mắt của bạn.

Các loại đậu cũng là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Các loại đậu cũng là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa

  • Các loại rau xanh

Hầu hết các loại rau xanh đều chứa các chất chống oxy hóa như zeaxanthin và lutein… giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và giữ cho đôi mắt khỏe mạnh.

2.2. Vì sao chất chống oxy hóa có tác dụng cải thiện thị lực?

Bạn cần biết rằng, các chất chống oxy hóa là để chống lại các gốc tự do giúp ngăn ngừa bệnh tật và nâng cao chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Đối với sức khỏe của mắt cũng vậy, các nghiên cứu khoa học đều chứng minh rằng, chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa ở mắt giúp phòng ngừa các bệnh về mắt, đồng thời hỗ trợ điều trị các tật mắt như cận thị, viễn thị và các biến chứng của chúng.

Nguyên nhân là, khi không có đủ chất chống oxy hóa để trung hòa gốc tự do trong cơ thể, các gốc tự do này liên tục phá hủy tế bào khỏe mạnh và tiếp tục làm phát sinh các gốc tự do mới. Điều này làm cơ thể mất cân bằng dẫn đến tình trạng stress oxy hóa.

Stress oxy hóa được hiểu đơn giản là tình trạng các chất oxy hóa chiếm ưu thế hơn so với các chất chống oxy hóa bảo vệ trong cơ thể
Stress oxy hóa được hiểu đơn giản là tình trạng các chất oxy hóa chiếm ưu thế hơn so với các chất chống oxy hóa bảo vệ trong cơ thể

Theo thời gian, stress oxy hóa kéo dài gây ra tổn thương không nhỏ đến các quá trình trao đổi chất, hạn chế cung cấp dưỡng chất thiết yếu nuôi cơ thể hoặc làm thay đổi DNA và còn có thể giết chết các tế bào.

Đôi mắt của bạn cũng chịu tác động không nhỏ từ quá trình này. Mắt dễ bị stress oxy hóa vì chúng tiếp xúc thường xuyên với các ánh sáng có hại hoặc các chất kích thích, ô nhiễm trong không khí gây phát sinh gốc tự do. Tổn thương ở mắt do gốc tự do có thể dẫn đến các vấn đề như khô mắt, đục thủy tinh thể, giảm khả năng phòng bệnh ở mắt…

Một nghiên cứu trong tháng 3 năm 2016 của Tạp chí khoa học JAMA Ophthalmology đã có báo cáo rằng, việc tăng lượng nitrat hoặc arginine axit amin có trong củ cải đường, cá, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh giúp làm tăng mức độ oxit nitric – chất chống oxy hóa giúp điều chỉnh áp lực nội nhãn, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy glutathione – một trong những chất chống oxy hóa quan trọng có mức độ thấp sẽ dễ mắc các bệnh về mắt như vàng mắt.

Các chuyên gia nhãn khoa luôn khuyến cáo khi bị cận thị hoặc các bệnh về mắt nên ăn nhiều rau cải, trái cây tươi là cách tốt nhất bổ sung vitamin, chất khoáng thiên nhiên cần thiết, đặc biệt là các dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa như khoáng chất selen, Vitamin A, vitamin C, vitamin E, các carotenoid (tức các thực phẩm có màu đỏ cam như bêta-caroten có trong quả gấc, lutein và lycopen có trong cà chua)… Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp đủ được mà phải được cung cấp qua thức ăn, thức uống hằng ngày.

Cần bổ sung các chất chống oxy hóa bằng con đường ăn uống
Cần bổ sung các chất chống oxy hóa bằng con đường ăn uống

3. Nước ion kiềm và bệnh cận thị

Nước ion kiềm chứa nhiều phân tử Hydro – được coi là vật chất chống oxy hóa hoàn hảo nên có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng thị lực của cơ thể. Bên cạnh nó, nước này còn có các tính chất khác như giàu vi khoáng, phân tử nước siêu nhỏ, giàu tính kiềm tự nhiên giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, phòng chống nhiều bệnh tật.

3.1. So sánh chất chống oxy hóa trong nước ion kiềm và trong các vitamin tổng hợp

 

Chất chống oxy hóa Hydro

Các chất chống oxy hóa khác (vitamin A, C, E…)

Là vật chất nhỏ nhất, có thể thẩm thấu tới mọi nơi trên cơ thể, vượt qua được cả hàng rào máu não

Vật chất có kích thước lớn, không thể chui xuyên qua màng tế bào, nhất là “hàng rào máu não”

  Chỉ loại bỏ các gốc tự do có hại, giữ lại các gốc tự do có lợi hoặc cần thiết cho cơ thể

Có thể lược bỏ cả gốc tự do có hại và có lợi

Chỉ có tác dụng đối với những nơi cần nó, những vùng cơ thể phát sinh nhiều “gốc tự do”. Còn lại được thoát ra khỏi cơ thể thông qua hơi thở và qua da. Uống nhiều vẫn an toàn cho sức khỏe nói chung.

Nếu quá nhiều hoặc dư thừa trong cơ thể sẽ gây ra các tác dụng phụ hoặc các vấn đề cho cơ thể. Các loại vitamin có tính mỡ, ví dụ như vitamin A cần thận trọng trong sử dụng.

 

Các nhà khoa học Mỹ thuộc Viện nghiên cứu Cedars-Sinai Heart ở Los Angeles đã thông báo trên tạp chí chuyên ngành “Stem Cells” rằng: “Việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống oxy hóa như vitamin C và E liều cao (vitamin tổng hợp) làm gia tăng nguy cơ xuất hiện những biến đổi nguy hiểm trong tế bào con người”. “Số lượng lớn chất chống oxy hóa thuộc dạng thực phẩm chức năng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư” – chỉ đạo nhóm nghiên cứu, BS Eduardo Marban giải thích.

3.2. Tác dụng nước ion kiềm đối với bệnh cận thị

Bên cạnh các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho mắt và bệnh cận thị thì nước ion kiềm cũng là loại nước có tác dụng tương tự. Nước ion kiềm chứa nhiều phân tử Hydro/Hydrogen – vật chất chống oxy hóa hoàn hảo có tác dụng loại bỏ các gốc tự do hiệu quả, cải thiện thị lực.

Thông thường, các gốc tự do sản sinh nhiều sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa mắt. Nước ion kiềm chứa nhiều Hydro giúp loại bỏ các gốc tự do hiệu quả, phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (AMD) và chứng suy giảm thị lực, bảo vệ mắt.

Hydro trong nước ion kiềm là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng trung hòa các gốc tự do hiệu quả
Hydro trong nước ion kiềm là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng trung hòa các gốc tự do hiệu quả

Đồng thời Hydro trong nước ion kiềm còn giúp tăng cường sức khỏe của giác mạc và niêm mạc, giúp mắt có thể chống lại các tác nhân có hại như bệnh nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, virus gây ra… Đặc biệt, Hydro còn giúp hạn chế tối thiểu các biến chứng bệnh về mắt gây ra, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh mạn tính, bệnh ung thư trong cơ thể.

Ngoài ra, nước ion kiềm có cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ (nhỏ hơn gấp 5 lần phân tử nước bình thường), là thành phần giữ ẩm cho mắt, hạn chế tình trạng khô mắt. Ngoài 2 tính chất trên, nước ion kiềm còn giàu vi khoáng và có tính kiềm tự nhiên, cung cấp nguồn nước tốt cho cơ thể, tăng quá trình chuyển hóa dinh dưỡng bên trong, thúc đẩy chuyển hóa tế bào mắt, duy trì sự cân bằng của thần kinh thị giác, giúp bảo vệ và ngăn ngừa một số bệnh nhãn khoa. Nước giúp cải thiện tình trạng mờ mắt, khiến mắt mỏi nhanh chóng phục hồi.

Như vậy, so với nước sạch thông thường, nước ion kiềm có 4 tính chất ưu việt hơn nhằm cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe đôi mắt,giữ cho các chức năng mắt hoạt động tốt, giúp giúp kích thích hô hấp mô mắt, phòng ngừa và điều trị chứng mỏi mắt làm mắt điều tiết quá độ dễ dẫn đến cận thị.

Do đó, nếu bạn thật sự quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình cũng như quan tâm đến nguồn nước này thì có thể liên hệ qua hotline của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn chi tiết.

Theo Thế Giới Điện Giải