25/10/2018

Mẹo kiểm soát và cải thiện stress của người thông minh

Ở Nhật Bản, thường có cụm từ Karoshi, có nghĩa là “chết vì làm việc quá nhiều”. Đây là những người trông khỏe mạnh nhưng bị đột tử bất thình lình. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa stress và hiện tượng đột tử, tức tình trạng ngưng đập của tim.

Cứ 40 giây trôi qua, ai đó lại tự kết thúc cuộc sống của mình, phần lớn do trầm cảm và căn bệnh stress gây nên
Cứ 40 giây trôi qua, ai đó lại tự kết thúc cuộc sống của mình, phần lớn do trầm cảm và căn bệnh stress gây nên

 1. Stress là gì?

Stress là trạng thái tâm sinh lý được nảy sinh khi các kích thích tác động quá mức, vượt ngưỡng giới hạn cho phép/chịu đựng của các nhân dẫn đến sự thay đổi đáng kể về nhận thức, hành vi và thái độ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra, người trải qua stress cao có nguy cơ tử vong cao hơn 43%.

2. Stress có thể giết chết chúng ta?

Cortisol là loại hormone được sinh ra để chống lại stress. Nhưng nếu sản sinh quá nhiều và trong thời gian dài sẽ làm hệ miễn dịch suy giảm mạnh, tế bào máu trắng (bạch cầu) mất dần khiến cơ thể dễ bị viêm nhiễm hoặc dễ mắc các bệnh thông thường.

Điều này được chứng minh ở loài khỉ. Khi nghiên cứu trên động vật này, các nhà khoa học nhận thấy những con khỉ hay bị căng thẳng, cáu bẳn thường bị xơ vữa, tắc nghẽn động mạch, gây ra nhồi máu cơ tim và nguy cơ tử vong cao. Tương tự trên loài chuột bạch, những con vật có biểu hiện stress thường có các tế bào não nhỏ hơn so với những con chuột khác. Tế bào não bị teo ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ghi nhớ của não, những người thức khuya học bài thường không ghi nhớ tốt bằng những người ngủ đủ giấc. Đặc biệt, stress thúc đẩy quá trình làm suy giảm telomere – trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể. Đồng thời telomere suy giảm dần theo tuổi già và nếu hết telomere, con người sẽ chết.

Có thể thấy, tress gây ra nhiều phản ứng ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và thể chất, có thể làm bạn tổn thương theo nhiều cách mà bạn chưa tưởng tượng được hết. Theo các nhà nghiên cứu, stress tác động không nhỏ đối với sức khỏe con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh như dạ dày, rối loạn tiêu hóa, huyết áp và nhất là các bệnh về tim mạch…

3. Stress ảnh hưởng đến chất lượng sống như thế nào?

  • Stress làm bạn kém “hấp dẫn”

Theo chuyên gia tâm lý David Posen, tác giả cuốn “Is Work Killing You?” (Công việc có thể giết bạn không) cho biết, khi trạng thái căng thẳng kéo dài, bạn dễ gặp phải những biểu hiện như mụn xuất hiện, da lão hóa sớm, rụng tóc và tăng cân. Nguyên nhân là, để chống lại stress, cơ thể sản sinh ra hoormone cortisol nhưng hoormone này lại có tác động xấu đến ngoại hình. Ngoài ra, những người bị stress, thường xuyên trong trạng thái căng thẳng thường có biểu cảm, thái độ không thoải mái, kém thu hút.

Phụ nữ quyến rũ cần có “thần thái”
Phụ nữ quyến rũ cần có “thần thái”

  • Stress làm thay đổi hành vi

Một số hành vi gây ra bởi stress thường gặp là ngại giao tiếp, dễ nổi nóng, không quan tâm, chăm sóc bản thân như tập thể dục, ăn uống thất thường và sử dụng chất kích thích… Khảo sát của Hiệp hội Tâm lý học nước Mỹ cho biết, có đến 66% người bị stress gây biến đổi hành vi và tâm lý, thậm chí nếu không được khắc phục dễ dẫn đến trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực…

4. Kỹ năng hạn chế sự lo lắng và căng thẳng

  • Biến stress tiêu cực thành stress tích cực

Theo H. Selye, bác sĩ người Áo, nhà nghiên cứu tại Đại học McGill, Canada, stress được phân thành 2 loại là Eustress (stress tích cực) và Dystress (stress tiêu cực). Trong đó, stress tích cực giúp chủ thể đối phó được, đó là phản ứng stress thích nghi, kích thích sự hoạt động của chủ thể giúp con người phát triển và ngày càng tiến bộ. Đây là loại stress không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Còn stress tiêu cực là cả giai đoạn tiếp sau giai đoạn báo động và chống đỡ, là giai đoạn kiệt sức với khả năng thích nghi bình thường bị thất bại.

Để vượt qua stress, bạn cần biến stress tiêu cực thành tích cực bằng cách kiên trì và không ngừng cố gắng. Song song rèn luyện “tư duy tích cực”, nhìn nhận cuộc sống theo hướng phát triển, là cơ hội bạn cần nắm lấy giúp mang lại kiến thức và thành tích. Điều này thúc đẩy động lực để bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Luôn duy trì tinh thần tích cực là cách kiểm soát stress tốt nhất
Luôn duy trì tinh thần tích cực là cách kiểm soát stress tốt nhất

  • Thường xuyên đi bộ hoặc chạy bộ

Theo nghiên cứu các nhà khoa học từ Đại học Brigham Young ở Provo (Utah) cho thấy một số hình thức tập thể dục có tác dụng bảo vệ não, làm giảm tác động của stress mạn tính lên trí nhớ. Còn theo trang Medical News Today cho biết, chạy bộ và các loại tập thể dục khác giúp bạn kiểm soát hoặc ngăn ngừa chứng trầm cảm, giữ cho trí não khỏe mạnh lâu hơn và thay đổi hỗn hợp vi khuẩn đường ruột.

Nếu được, bạn hãy đi dạo hoặc chạy bộ đến những nơi có nhiều cây xanh như công viên, các con đường rợp bóng cây vì theo các nhà khoa học, thiên nhiên đem đến cảm giác tích cực và làm thay đổi tâm trạng con người. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe Cộng Đồng (International Journal of Environmental Research and Public Health) bởi tiến sĩ Peter Dockrill.

  • Nghe nhạc sóng não/nhạc trị liệu

Bạn có biết, những nhịp đập trong tiết tấu âm nhạc của thể loại này có tác dụng kích thích sóng não, cộng hưởng trong đồng bộ nhịp đập của tim, tạo nên trạng thái thư giãn hơn. Những nhịp đập nhanh của nhạc mang lại sự tập trung sắc nét, còn những nhịp đậm chậm giúp não trở về trạng thái thiền định, bình tĩnh. Thông qua hệ thống thần kinh tự chủ, sự thay đổi trong sóng não ảnh hưởng liên hoàn đến các chức năng khác trong cơ thể cụ thể là nhịp tim và nhịp thở. Đó là lý do liệu pháp âm nhạc sóng não giúp đánh bại tác hại của stress, đưa cơ thể cân bằng trở lại. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tiến sĩ David Lewis-Hodgson, nhạc sóng não có tác dụng giảm stress hiệu quả nhưng một số người trong đó cảm thấy buồn ngủ, vì vậy ông đưa ra khuyến cáo là cần tránh nghe khi đang lái xe vì có thể gây nguy hiểm.

Theo tiến sĩ David Lewis-Hodgson, nhạc sóng não có tác dụng giảm stress hiệu quả
Theo tiến sĩ David Lewis-Hodgson, nhạc sóng não có tác dụng giảm stress hiệu quả

  • Dùng tinh dầu giảm stress

Tiến sĩ Pamela Dalton tại Trung tâm Monell, Philadelphia, Hoa Kỳ (Mỹ) chuyên nghiên cứu về tương tác giữa giác quan con người với hóa chất nhận ra rằng “bộ phận tiếp nhận và xử lý mùi hương ở não bộ rất gần với các phần não đảm nhiệm ký ức và cảm xúc của con người”. Điều này có nghĩa, khi chúng ta ngửi được mùi hương (thơm) mình thích thường thường có xu hướng hít thở dễ dàng và sâu hơn, tim đập với nhịp độ chậm rãi, huyết áp được hạ xuống, bạn sẽ cảm thấy thư giãn, khỏe khoắn và thư thái hơn. Trong đó, các tinh dầu như hoa oải hương, hoa nhài, chanh, bưởi, cam, bạc hà, trầm hương, hoa cúc la mạ… có tác dụng rất tốt trong việc giảm stress. Bạn có thể dùng một ít để tắm, xông hơi hoặc xịt như nước hoa.

  • Massage

Massage không chỉ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng cho các cơ, mạch máu toàn cơ thể mà còn tác động tích cực đến nồng độ hormone trong cơ thể. Những nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles cho biết, sau khi được massage 45 phút, những người tham gia đã giảm mức độ "hormone stress" cortisol và giảm vasopressin – loại hormone đóng một vai trò quan trọng trong các hành vi hung hăng, xung đột. Bạn có thể kết hợp dùng tinh dầu để massage giảm stress.

Massage với tinh dầu giúp giảm stress
Massage với tinh dầu giúp giảm stress

  • Ngủ đủ giấc

Nhiều nghiên cứu cho thấy có những sự liên quan nhất định giữa sức khỏe tâm thần và giấc ngủ. Nghiên cứu năm 2010 tại Học viện giấc ngủ Calyton cho thấy, những người bị stress mãn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp. Ngược lại, một giấc ngủ dài có thể là biểu hiện của việc stress, hoặc nghiêm trọng hơn là trầm cảm. Ngủ đủ và ngủ sâu là cách để bạn cải thiện sức khỏe, hạn chế tình trạng stress.

  • Giảm tiêu thụ caffein và cồn

Việc uống caffeine hoặc sử dụng các chất kích thích khác thường sản sinh ra adrenaline trong cơ thể. Adrenaline mặc dù có tác dụng giúp bạn tỉnh táo, sảng khoái hơn trong thời gian ngắn nhưng lại đưa cơ thể vào trạng thái siêu kích thích gây căng thẳng, cảm xúc dễ bị hành vi lấn át hoàn toàn. Nghiêm trọng hơn là tác dụng gây nghiện, cơ thể phụ thuộc bởi những chất kích thích này.

Thay vào đó, bạn nên thay đổi thói quen bằng cách uống các loại nước tốt cho sức khỏe, nhất là nước có tính kiềm tự nhiên như nước chanh, nước cam, nước mía hoặc nước ion kiềm. Tuy nhiên, nước chanh, cam hay nước mía… không thể uống quá nhiều và uống hằng ngày (thay cho nước lọc). Còn nước ion kiềm uống hàng ngày giúp trung hòa lượng axit tiết ra bởi stress, hạn chế nguy cơ phát sinh nhiều loại bệnh và cải thiện bệnh stress hiệu quả.

Như vậy, qua bài viết trên, chắc bạn đã biết cách kiểm soát và cải thiện tình trạng stress tốt nhất cho mình rồi, hãy bắt đầu ứng dụng và thực hiện ngay hôm này nhé! Ngoài ra, để cải thiện stress, nhiều gia đình hiện nay tại Việt Nam ưa chuộng sử dụng nước ion kiềm. Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh stress, nước này còn giúp ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, thậm chí là các bệnh mạn tính.

Nếu bạn quan tâm đến loại nước này, có thể liên hệ qua hotline 1800 7028 của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn cụ thể hơn.

Tác giả: Lệ Huyền

Nguồn: Theo Vnexpress, Vietnammoi