10/03/2018

Nguyên nhân đau dạ dày, triệu chứng, cách trị & Ăn gì? Không nên ăn gì

Đau dạ dày nên ăn uống gì (hay còn gọi đau bao tử) là câu hỏi gây đau đầu những ai đang mắc phải căn bệnh này. Vì vậy Thế Giới Điện Giải đã tổng hợp những loại thức ăn, nước uống phù hợp với người bị đau dạ dày trong bài viết sau đây.

đau bao tử nên ăn uống gì

Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày hay đau bao tử là một trong những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến hệ tiêu hóa. Khi dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ. Bệnh chủ yếu là do viêm loét dạ dày gây nên. Những người có thói quen thức khuya, sử dụng rượu bia, ăn đồ cay nóng có nguy cơ dẫn đến đau dạ dày nhiều hơn.

Có nhiều triệu chứng đau dạ dày khác nhau, các triệu chứng khác nhau báo hiệu bạn đang đau dạ dày ở mức độ nào. Các triệu chứng đau bao tử phổ biến sau:

Có cảm giác chán ăn, suy nhược cơ thể: không có cảm giác thèm ăn, muốn ăn dẫn đến suy nhược cơ thể, đắng miệng, là do chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, không ổn định, là những triệu chứng đau dạ dày nhẹ điển hình. 

đau bao tử nên ăn uống gì

Bị ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu hoặc không tiêu hoá được. Thường xuyên ợ chua, ợ hơi hoặc có thể ợ ra chất đắng như mật. Hiện tượng này xảy ra do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi.

Đau ở vùng thượng vị, có trường hơp đau âm ỉ nhưng cũng có trường hợp lại đau dữ dội. Bệnh càng nghiêm trọng thì càng đau thường xuyên hơn.

Buồn nôn hoặc nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa được nên bị đẩy ra ngoài qua đường miệng.

Chảy máu đường tiêu hóa: khi bị nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu thì tình trạng đau dạ dày của bạn đã rất nặng, có thể bệnh đã chuyển biến thành loét dạ dày, tá tràng hoặc ung thư dạ dày. Nôn ra máu hoặc đi cầu ra máu là do máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. 

Vì sao lại bị đau bao tử?

Nhiều nghiên cứu cho rằng vi khuẩn HP (Helicobacter Polyri) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày. Khi xâm nhập vào dạ dày, vi khuẩn HP sẽ phá hủy lớp nhầy che phủ bề mặt dạ dày. Lớp nhầy này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị chất acid và các men tấn công.

Dùng thuốc giảm đau thường xuyên trong thời gian dài: rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Chẳng hạn các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân đau dạ dày

Thói quen ăn uống không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bao tử. Chẳng hạn: ăn quá nhanh, ăn trước khi đi ngủ, ăn vặt trước bữa ăn, ăn không đúng bữa, hoạt động ngay sau khi ăn, Stress căng thẳng, thường xuyên sử dụng các loại thức ăn, nước uống chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, các loại thức ăn cay, nóng.

Các triệu chứng đau dạ dày phổ biến nhất

Khi mắc bệnh đau dạ dày, tùy theo các mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Trong đó, ở mức độ nhẹ thì bệnh này có các dấu hiệu phổ biến như sau:

  • Có cảm giác đầy bụng

Một trong những biểu hiện đầu tiên của đau dạ dày mà bạn cần phải lưu ý là sau khi ăn xong dễ mắc tình trạng đầy bụng. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đầy hơi, chướng bụng một cách thường xuyên dù sau khi ăn đã lâu. Cho đến khi bạn làm việc hoặc tập thể dục, hoạt động thể chất thì cảm giác này mới giảm dần.

Bệnh còn hiểu hiện là dễ bị mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt ở các bữa ăn. Bệnh có thể chuyển biến thành các tình trạng nặng nề hơn nếu không được cải thiện nhanh chóng.

triệu chứng đau dạ dày

Bị đau dạ dày thường dẫn đến chướng bụng, khó chịu

  • Có cảm giác bụng cồn cào và đau rát

Đột nhiên đau tức vùng thượng vị, vùng bụng là triệu chứng cho thấy bạn đã bị mắc bệnh viêm loét dạ dày trong giai đoạn đầu. Ở mức độ nhẹ nhất, bạn sẽ thấy đau mỗi khi ăn quá no hoặc quá đói. Tuy nhiên, về sau này, các cơn đau sẽ xuất hiện thất thường, không báo trước, tình trạng sẽ ngày càng thường xuyên và dày đặc trong những chuyển biến tiếp theo nếu không chữa trị.

  • Cơ thể suy nhược, chán ăn

Khi chức năng của hệ tiêu hóa hoạt động bất ổn định và bị suy giảm sẽ khiến bạn chán ăn, kén ăn, ăn không ngon, bỏ bữa vì mất cảm giác mùi vị ngon miệng, bị đắng miệng. Nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến suy nhược vì không nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

  • Đau dạ dày, buồn nôn

Nôn và buồn nôn cũng là biểu hiện thường thấy của bệnh đau dạ dày, tình trạng này xuất hiện rất phổ biến ở nhiều bệnh nhân. Nguyên nhân là vì dạ dày lúc này thường tiết ra nhiều dịch vị, lượng axit bị dư gây trào ngược, dẫn đến buồn nôn. Ngoài ra, hệ tiêu hóa hoạt động không khỏe mạnh rất dễ bị kích thích dẫn đến nôn, không tiêu.

Đặc biệt, quá trình trào ngược axit dạ dày có thể dẫn đến biến chứng gây rách thực quản nếu bị nặng.

Người đau dạ dày nên ăn uống gì?

Những bệnh nhân bị đau dạ dày nên ăn những loại thức ăn mềm như cháo, súp… các loại bột ngũ cốc, bột mè đen, bột mgạo lứt… Nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên để bụng quá đói và cũng không nên ăn quá no. Nhai thật kỹ trước khi nuốt. 

Các loại thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Một số loại thực phẩm giải đáp câu hỏi: đau dạ dày nên ăn uống gì?

Đau dạ dày nên ăn gì?

  • Chuối

Chuối là loại quả rất thân thiện với dạ dày. Chuối có tính kiềm giúp trung hòa axit dư thừa bên trong dạ dày, làm giảm nguy cơ viêm, sưng tấy đường ruột. Chuối giàu hàm lượng Kali giúp bình ổn dạ dày, giảm chứng ợ chua, trung hòa lượng nước cho cơ thể. Ăn chuối chín giúp tăng cường năng lương, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, có tác động tốt cho bệnh đau dạ dày.

  • Cà rốt

Trong cà rốt chứa nhiều vitamin A. Ăn nhiều cà rốt để cải thiện lá lách, gan, tăng cường chức năng đường ruột và da dày, bảo vệ mắt và tăng cường miễn dịch đối với nhiều bệnh khác. Nhưng bạn nên nấu cà rốt cho mềm, vì ăn cà rốt còn cứng sẽ không tốt cho dạ dày.

  • Bắp cải

Bắp cải chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ bệnh đau bao tử. Những bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng có thể giảm bớt bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải. 

  • Khoai lang

Khoai lang giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt ...Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da, bảo vệ và hỗ trợ dạ dày làm việc hiệu quả.

  • Khoai tây

Khoai tây chứa  lượng lớn tinh bột. Khi tinh bột vào cơ thể nó có thể được chuyển hóa nhanh chóng thành glucose. Glucose có thể bảo vệ dạ dày và thúc đẩy nhu động dạ dày, đường ruột.

  • Cải bó xôi (Rau chân vịt)

Cải bó xôi có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện, thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện hệ tiêu hóa. Người bệnh đang dùng thuốc đau dạ dày kết hợp với việc thường xuyên ăn cải bó xôi thì bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

  • Bí ngô (bí đỏ)

Trong bí ngô có chất pectin sẽ làm giảm vết loét dạ dày rất hữu hiệu và an toàn, hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hoa slàm việc tốt hơn.

Đau dạ dày nên uống gì?

Nước ion kiềm giúp trung hòa axit trong dạ giày

  • Mật ong + nghệ vàng

Nghê và mật ong có tác dụng phục hồi vết loét, giúp làm giảm các cơn đau do loét dạ dày, phòng ngừa đau dạ dày. Bạn có thể dùng 1 đến 2 muỗng cà phê mật ong mỗi ngày, hoặc kết hợp mật ong với bột nghệ vàng để đạt kết quả tốt nhất,

  • Sữa thực vật

Những loại sữa làm từ thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa mè đen, sữa hạt lanh, sữa  óc chó…đều rất tốt. Chẳng hạn trong sữa hạnh nhân có chứa kiềm giúp trung hòa axit trong dạ dày, sữa đậu nành thì lại cực ít chất béo và tuyệt đối an toàn, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

  • Nước điện giải ion kiềm

Nước điện giải ion kiềm được tạo ra bởi máy điện giải. Máy điện giải là phát minh vĩ đại của các nhà khoa học Nhật Bản. Nước điện giải ion kiềm có 4 tính chất vô cùng quý giá, giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh đau dạ dày. Bốn tính chất đó là giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, dồi dào hydro phân tử, giàu vi khoáng tự nhiên và phân tử nước siêu nhỏ. Trong đó, tính kiềm tự nhiên như rau xanh và các phân tử nước nhỏ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau dạ dày vô cùng hiệu quả.

Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên sẽ giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày rất hiệu quả, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích nhu động ruột. Còn các phân tử nước siêu nhỏ sẽ giúp dạ dày hấp thụ thức ăn tốt hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất.

Nước điện giải ion kiềm hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày - Thế Giới Điện Giải

Nguyên tắc ăn uống cho người đau dạ dày

Khi bị bệnh này, bạn cần lưu ý kỹ đến việc nên ăn, không nên ăn gì và cả vấn đề chế biến thức ăn, ăn khi nào… Dưới đây là các nguyên tắc ăn uống cho bệnh này mà bạn cần phải chú ý để bệnh mau được cải thiện:

Nguyên tắc ăn uống lành mạnh

- Để làm giảm áp lực hoạt động tiêu hóa thức ăn ở dạ dày thì thức ăn cần được thái nhỏ, nấu chín kỹ và mềm, đồng thời chọn cách luộc, hấp hoặc om là tốt nhất. Tránh các thức ăn chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ.

- Cần phải ăn chậm, nhai kỹ để nước bọt đủ thấm vào thức ăn giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn.

- Không để bụng quá đói hoặc ăn quá no cũng gây đau. Cần chia các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và ăn đúng giờ.

- Không ăn các thức ăn quá khô hoặc cơm và canh trộn chung làm bạn không nhai kỹ khiến dạ dày dễ bị đau nhiều hơn.

- Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh làm kích thích dạ dày, co bóp mạnh gây đau. Bạn chỉ nên dùng thức ăn ấm ở khoảng 40 – 50 độ C là tốt nhất.

- Sau khi ăn xong không hoạt động, vận động nhiều như làm việc, chạy nhảy hoặc đi nằm… mà cần ngồi nghỉ ngơi.

Đau dạ dày không nên ăn gì?

Các thực phẩm cần tránh khi bị đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, người bệnh đặc biệt cần chú ý đến việc ăn uống. Trong đó, cần phải kiêng cử, hạn chế các thực phẩm gây tổn hại, tác động xấu đến dạ dày như sau:

- Hạn chế các thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như củ cải già, rau đậu già, rễ cây. Ngoài ra, các thức ăn khiến dạ dày phải hoạt động vất vả để tiêu hóa cũng không nên sử dụng như thức ăn cứng (rau sống), thực phẩm quá nhiều chất xơ, trái cây xanh vỏ cứng, hạt cứng (xoài, táo, cóc, ổi…), thịt nhiều gân sụn.

- Không ăn các gia vị cay nóng, dễ kích thích dạ dày như tiêu, ớt, gừng.

- Những món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, tẩm ướp gia vị, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh các loại hoặc thực phẩm chứa chất bảo quản, thức ăn chứa nhiều muối như thịt xông khói, lạp xưởng, xúc xích, chả lụa, thịt nguội.

- Các thực phẩm làm tăng tạo hơi trong dạ dày gây khó tiêu, chướng bụng như xôi nếp, dưa cà muối, rau muống, hành, hẹ, cần tây...

- Bạn không nên ăn trứng chưa chín kỹ khi bị bệnh này, nhất là lòng trắng trứng khi chưa chín sẽ chứa chất antitrypsin làm ngăn cản sự tiêu hóa protein.

- Các thực phẩm, đồ uống chua như cam, chanh, quýt, khế, xoài, dấm, mẻ… cũng nên hạn chế.

- Không nên ăn các loại nấm vì chất phalin trong nấm thường không tốt đối với những người có dạ dày yếu.

- Một điều đáng ý khi bạn bị đau dạ dày, bạn không nên ăn trái cây nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi… sau khi ăn hải sản. Nguyên nhân là acid lactic trong các loại trái cây này sẽ làm mất đi dinh dưỡng hải sản hoặc sinh ra các chất gây kích thích đường ruột hoặc gây khó tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, nôn ói, khó chịu.

- Tránh xa các thức uống như rượu, bia, nước ngọt có gas, cà phê, chè đặc… Thay vào đó là chọn các loại trà thảo dược, các loại sữa hoặc nước lọc, nước ion kiềm là tốt nhất.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích để bạn biết đau dạ dày nên ăn uống gì, từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, góp phần điều trị đau dạ dày hiệu quả.

Theo Thế Giới Điện Giải