21/08/2020

Tìm hiểu công dụng của tỏi đen - Tác dụng thần kỳ !!

Tỏi đen – vị thuốc được mệnh danh  là “kim cương đen” cho sức khỏe. Đông y nhắc nhiều đến công dụng của tỏi đen trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có cả ung thư.

Tìm hiểu chung về tỏi và tỏi đen

Theo Đông y, tỏi có vị nóng, tính cay, được sử dụng rộng rãi và có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt giải độc, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ…  Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ có hiệu quả đặc biệt trong việc kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của tế bào và của cơ thể, chống lão hóa và chống ung thư hiệu quả.

tỏi đen

Gần đây, các nhà khảo cổ học phát hiện, từ ngàn xưa người Ai Cập cổ đại đã biết dùng tổi để làm thuốc chữa bệnh, cụ thể là các nhà khỏa cổ đã tìm thấy những đơn thuốc từ tỏi trong các lăng cổ mộ.

Còn ở Nga từ thế kỷ 19, người dân đã coi tỏi là một loại thần dược có thể chữa được bách bệnh. Năm 1983, các nhà y học Nhật Bản phát hiện, tỏi có công dụng vô cùng hiệu quả trong việc trị bệnh trĩ và bệnh tiểu đường mà không hề có tác dụng phụ.

Ở châu Âu, tạp chí Praxis cũng từng công bố một công trình nghiên cứu về tác dụng của tỏi. Bác sĩ Piotrowski (Đại học Geniva) đã dùng chất chiết xuất từ củ tỏi để điều trị cho 100 bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp và đạt được kết quả giảm huyết áp tốt. 40% bệnh nhân đã cải thiện huyết áp chỉ sau 3-5 ngày.

Tỏi đen được chế biến từ tỏi tươi qua quá trình lên men chậm trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Sau khoảng 45-60 ngày lên men, các hoạt chất trong tép tỏi tăng lên đáng kể, bao gồm: hàm lượng đường tổng tăng khoảng 13 lần, lượng fructose tăng 52 lần, hoạt chất SAC (sallyl lcystein – hoạt chất quan trọng nhất trong tỏi đen) tăng 6 lần, hợp chất superoxide dismutase (SOD) có tác dụng phòng chống ung thư tăng gấp 10 lần so với tỏi tươi. Bên cạnh đó, 18 loại axit amin cũng được tạo ra sau quá trình lên men dài ngày.

tỏi đen

Ngày nay tỏi đen được dùng trong ngành thực phẩm và y học từ nhiều năm qua tại các nước phát triển như Singapore, Hàn quốc, Nhật Bản…

Tại Việt Nam, các nhà khoa học của Học viện Quân Y là đơn vị đầu tiên nghiên cứu thành công quy trình lên men, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của tỏi đen đối với cơ thể trong các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước.

BẠN ĐỌC QUAN TÂM:

Khám phá công dụng của tỏi đen

Ngày nay, tỏi đen được nhiều người biết đến và sử dụng bởi công dụng bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh vô cùng hiệu quả của nó.

  • Phòng chống ung thư

Quá trình lên men làm cho chất SAC và một dẫn xuất của amino acid cysteine trong tỏi đen có hàm lượng cao hơn nhiều so với tỏi tươi. Các chất này có tác dụng chống lại gốc tự do, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra dịch chiết từ tỏi đen có hiệu lực hạn chế sự phát triển tế bào khối u. Đặc biệt, cơ chế chống ung thư của tỏi đen không trực tiếp gây độc cho tế bào u mà qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch của cơ thể. 

  • Chống lại mạnh mẽ vi khuẩn, virus, kháng nấm

Trong tỏi tươi vốn đã chứa các tác nhân chống vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm do có chứa chất allicin. Khi tỏi tươi được lên men thành tỏi đen, chất S-ally-L-cysteine tạo ra sẽ hỗ trợ cho sự hấp thụ và chuyển hóa allicin dễ dàng hơn, từ đó thúc đẩy mạnh mã khả năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập, nhiễm nấm.

tỏi đen

  • Phòng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính

Tỏi đen đã được chứng minh có đặc tính chống oxy hóa cao gấp 2 lần so với tỏi tươi. Các chất chống oxy hóa trong tỏi đen giúp bảo vệ tế bào, loại bỏ gốc tự do. Vì vậy tỏi đen giúp làm chậm quá trình oxy hóa, hỗ trợ điều trị và phòng các bệnh mạn tính như huyết áp cao, bệnh Alzheimer, bệnh tiểu đường…

  • Ngoài ra, tỏi đen còn có một số công dụng đáng chú ý sau

Bảo vệ gan: ổn định men SGOT, SGPT, phòng ngừa gan nhiễm mỡ…

Điều biến hệ miễn dịch (immune modulation), hỗ trợ cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc rất hiệu quả.

Tùy vào mục đích sử dụng tỏi đen (để phòng bệnh hay chữa bệnh) và tùy thể trạng của mỗi người mà liều lượng sẽ thay đổi. Người dùng có thể sử dụng tỏi trong hoặc sau khi ăn.

  • Ăn tỏi đen để phòng bệnh: từ 2 đến 3 tép tỏi đen/ngày,
  • Ăn tỏi đen để chữa bệnh: trung bình 1 củ tỏi đen (nhiều tép)/ngày.
  • Lưu ý: Phụ nữ mang thai và trẻ em cần tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng tỏi đen.

Tóm lại, ngày nay, với sự phát triển của y học, tỏi đen đã được nghiên cứu và biết đến như là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như: làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết, chống oxy hóa, loại bỏ gốc tư do, giúp bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ bệnh tật, lão hóa, hỗ trợ đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa, điều trị ung thư và nhiều loại bệnh mạn tính khác như tiểu đường, gout, cao huyết áp… Không chỉ làm thức ăn mà tỏi đen còn được nghiên cứu sử dụng trong ngành công nghệ dược phẩm, thực phẩm chức năng để hỗ trợ sức khỏe con người.

Theo Thế Giới Điện Giải - Trung tâm BH máy điện giải nước ion kiềm