21/08/2020

7 Công dụng của rau má đối với sức khỏe

Rau má và thành phần dinh dưỡng trong rau má

Rau má còn được gọi là tinh huyết thảo, là loại cỏ mọc bò, cuống lá dài từ 2-4cm nối dài từ thân. Rau má được xem là một loại thảo dược có lá xanh hình quạt, thường được thu hoạch và dùng cho các mục đích y học. Loại thảo dược này có nguồn gốc và lịch sử lâu đời ở Nhật Bản, Trung Quốc, và Ấn Độ. Hiện nay, giới y học Hoa Kỳ và châu Âu đã bắt đầu chú ý tới các lợi ích về sức khỏe của loại thảo dược này.

công dụng của rau má

Thành phần dinh dưỡng của rau má bao gồm: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc cùng các loại vitamin B1, B2, B3, C và K. Mỗi người một ngày có thể dùng 30-40g rau má để đạt được những lợi ích sức khỏe sau.

Tuy nhiên, trung tâm y tế đại học Marryland (Mỹ) đã đưa ra cảnh báo khi dùng loại thảo dược này quá 6 tuần mà không có ý kiến của bác sĩ. Bên cạnh đó, những người từng mắc bệnh gan và những người có tiền sử bị tổn thương da do ung thư cũng không nên uống rau má.

Công dụng của rau má đối với sức khỏe

  • Chữa các bệnh về tĩnh mạch

Rau má có tác dụng làm giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch.

Theo một nghiên cứu được công bố trong ngành mạch học vào năm 2001, các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch dùng giả dược hay rau má trong 4 tuần thì những triệu chứng như phù mắt cá, sưng tấy, đau nhức, chuột rút, mệt mỏi ở chi dưới đều giảm rõ rệt.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng dùng rau má khoảng 180mg một ngày có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

  • Giúp phục hồi vết thương

Rau má có chứa các hóa chất được gọi là triterpenoids có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị tổn thương, giúp da khỏe mạnh, tăng cường lưu thông máu huyết đến vùng da bị thương, giúp vết thương mau lành.

rau má

Một nghiên cứu vào năm 2006 thử nghiệm tác dụng hồi phục của rau má đối với các vết thương ở chuột. Kết quả cho thấy các vết thương được điều trị bằng chiết xuất lá rau má hồi phục nhanh hơn nhiều so với các vết thương không được chữa trị. 

  • Giảm lo âu

Chất triterpenoid có trong rau má có thể giúp giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh ở nhiều người.
Một nghiên cứu vào năm 2000 được đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng cho thấy bệnh nhân thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn từ 30-60 phút kể từ khi uống rau má.

  • Cải thiện khả năng nhận thức

Chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể, tăng cường đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Các chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.

Đã có nghiên cứu chứng minh rau má có thể giảm tốc độ ảnh hưởng của bệnh Alzheimer và chứng mất trí.

  • Hỗ trợ hệ tuần hoàn

Hai vai trò lớn của rau má trong hệ tuần hoàn có thể kể đến là:

Chiết xuất rau má có khả năng cường hóa thành mạch máu và mao mạch, giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.

Bên cạnh đó, rau má giúp kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng, từ đó giúp các bộ phận và cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả.

  • Thanh lọc cơ thể

Từ rất xa xưa gười ta đã biết dùng rau má như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ. Rau má có thể kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Quá trình thanh lọc cơ thể nhờ rau má giúp giảm bớt áp lực đối với thận, giữ cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dịch.

  • Bên cạnh đó, rau má còn có một số lợi ích khác như:

Dân gian dùng rau má để chữa bệnh như bệnh chàm, phế quản, vẩy nến, nhiễm trùng đường hô hấp, loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt , hen suyễn và giang mai. Trong y học Trung Quốc, rau má còn được gọi là thảo dược “suối nguồn của cuộc sống” vì người ta cho rằng loại rau này giúp kéo dài tuổi thọ. Dù vẫn chưa được các nghiên cứu khoa học hiện đại chứng minh nhưng các nhà thảo dược học đôi khi vẫn kê đơn rau má để chữa chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, cao huyết áp, mất trí nhớ, sẹo…

Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được rau má. Một số người dị ứng với rau má có thể gặp một số triệu chứng như đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da, đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ, chóng mặt… Do đó nếu bạn dị ứng với rau má, tốt nhất là bạn không nên ăn loại rau này.

Những lợi ích của rau má đối với sức khỏe đã và đang được nghiên cứu. Do đó, bạn không nên quá lạm dụng loại rau này. Thêm rau má vào thực đơn một cách hợp lý, rau má sẽ phát huy tốt công dụng của nó đối với sức khỏe của bạn.

Theo /