21/08/2020

Công dụng của nước ion kiềm đối với bệnh máu nhiễm mỡ?

Máu nhiễm mỡ (rối loạn lipid máu) là căn bệnh phổ biến, ngay cả người gầy cũng có nguy cơ mắc phải. Để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị, cùng Thế Giới Điện Giải tìm hiểu công dụng của nước ion kiềm đối với bệnh máu nhiễm mỡ.

Bệnh máu nhiễm mỡ thường chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ

1. Tìm hiểu về bệnh máu nhiễm mỡ

1.1. Rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì?

Theo báo cáo mới nhất năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một trong các nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh liên quan đến tim mạch là do chứng rối loạn lipid máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ. Theo thống kê, mỗi năm căn bệnh rối loạn mỡ máu cướp đi sinh mạng gần 18 triệu người trên toàn thế giới, tỉ lệ người tử vong do bệnh này tăng lên đáng kể qua các năm. Có khoảng 26% người Việt Nam ở lứa tuổi 25 – 74 bị rối loạn mỡ máu tức mỡ trong máu cao, đặc biệt ở Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ này lên đến 44%.

Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?

Bệnh máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng mỡ trong máu, tăng cholesterol trong máu… là sự rối loạn chuyển hóa của các thành phần mỡ trong máu như tăng thành phần mỡ gây hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cơ thể. Rối loạn mỡ máu là nguy cơ chính dẫn đến các biến chứng nguy hiên nhưng bệnh ít có triệu chứng rõ ràng.

1.2. Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu

- Nguyên phát: Những rối loạn có yếu tố di truyền làm suy giảm hoạt tính LDL receptor (thụ thể LDL), suy giảm liporotein lispase.

- Thứ phát: Do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, công việc căng thẳng/stress, do sử dụng thuốc và bisn chứng của một số bệnh. Đặc biệt, từ sau tuổi 30, chức năng của các tế bào bị suy giảm, chuyển hóa cơ bản giảm làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.

1.3. Làm sao để nhận biết cơ thể bị rối loạn lipid máu?

Khi xét nghiệm mỡ máu, 4 chỉ số quan trọng cần được quan tâm là cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride. Trong 4 thành phần này có đến 3 thành phần dư thừa gây hại là cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol và triglyceride và chỉ có 1 thành phần giúp bảo vệ là HDL-Cholesterol. Khi có sự bất thường ở một trong những thông số thành phần mỡ máu (hoặc có sự kết hợp trong bảng trị số) có nghĩa là bạn đang bị rối loạn lipid máu.

Bảng phân tích trị số mỡ máu dùng để đối chiếu và đánh giá về tình trạng bệnh

Loại mỡ trong máu

Trị số bình thường

Trị số không tốt và gây hại cho sức khỏe

Cholesterol toàn phần

Dưới 200 mg/dL

(< 5.2 nmol/L)

Trên 240 mg/dL

(> 6.2 nmol/L)

LDL-Cholesterol

Dưới 130 mg/dL

(< 3.3 nmol/L)

Trên 160 mg/dL

(> 6.2 nmol/L)

Triglyceride

Dưới 160 mg/dL

(< 2.2 nmol/L)

Trên 200 mg/dL

(> 2.3 nmol/L)

HDL-Cholesterol

Trên 50 mg/dL

(> 1.3 nmol/L)

Dưới 40 mg/dL

(< 1 nmol/L)

 

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới, nếu cholesterol toàn phần giảm 23mg% sẽ giúp giảm 20%-54% nguy cơ bệnh tim mạch. Còn nếu HDL-c tăng 1,2 mg% thì giảm được 3% nguy cơ bệnh tim mạch.

1.4. Biến chứng của bệnh

Rối loạn lipid máu có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời bởi máu nhiễm mỡ là điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch trong máu gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim hoặc thiếu máu não, thậm chí là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim. Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Nếu Triglycerin quá cao (> 1000 mg/dL) có thể gây ra viêm tụy cấp.

Biến chứng của bệnh máu nhiễm mỡ

1.5. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao

Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia hay ăn nhiều thức ăn chứa chất béo làm tăng lượng triglycerid trong máu là những người có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, máu nhiễm mỡ còn do các biến chứng của các bệnh như đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan… hoặc những người bị nghiện rượu, hay những thường xuyên uống thuốc tránh thai hoặc thuốc tim mạch như thuốc ức chế beta giao cảm, các nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. Máu nhiễm mỡ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người gầy, nhưng nếu người gầy có chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh cũng dễ dẫn đến bệnh này. Bệnh không nên chủ quan và cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.

2. Nước ion kiềm có công dụng gì đối với bệnh máu nhiễm mỡ?

2.1. Nước điện giải ion kiềm là gì?

Nước điện giải ion kiềm còn được gọi là nước ion kiềm, nước kiềm, nước ion kiềm giàu Hydro hoặc là nước Hydro/Hydrogen, nước hoàn nguyên trong tiếng Nhật. Nước ion kiềm được tạo ra ở cực âm của máy điện giải qua quá trình điện phân nước. Loại nước này được ra đời đầu tiên tại Nhật Bản, được Bộ Y tế Nhật Bản công nhận là loại nước tốt cho sức khỏe và khuyến khích người dân sử dụng trong công văn Dược phẩm 763 năm 1965. Nước ion kiềm pH 8.5 – 9.5 không chỉ là loại nước sạch mà còn là loại nước tốt cho sức khỏe và có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.


Nước ion kiềm là gì?

Nước ion kiềm được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng trong thông cáo Dược phẩm số 763 năm 1965

2.2. Vì sao nước ion kiềm có tác dụng ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ?

Bản chất của cholesterol hoặc triglyceride đều là các axit béo vì vậy nếu uống nước điện giải ion kiềm hàng ngày giúp trung hòa axit, giảm thiểu tình trạng một cách nhanh chóng. Tính kiềm tự nhiên như rau xanh của nước ion kiềm tốt cho các cholesterol có lợi, làm tăng loại cholesterol này nhưng lại kiềm hóa các loại cholesterol xấu. 

BÀI VIẾT BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

Khi vào cơ thể, tính kiềm này được hấp thụ trực tiếp (không cần chuyển hóa như rau xanh) giúp trung hòa nhanh chóng lượng axit dư thừa trong máu, hạn chế tối thiểu tình trạng tích tụ axit gây hại cho cơ thể.

Nước ion kiềm với tính kiềm tự nhiên trung hòa nhanh các axit dư thừa, hạn chế tích tụ và làm giảm cholesteron có hại – nguyên nhân dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ

Nước ion kiềm còn có các phân tử nước siêu nhỏ, chỉ khoảng 0.5 nm, nhỏ hơn gấp 5 lần so với phân tử nước bình thường nên dễ dàng hấp thụ nhanh qua màng tế bào đồng thời thanh lọc giải độc, đào thải axit trong máu hiệu quả hơn, làm giảm các chỉ số mỡ có hại trong máu tăng cao.

Phân tử nước siêu nhỏ của nước ion kiềm

Đặc biệt, loại nước này giàu Hydro, là chất chống oxy hóa cực mạnh có tác dụng loại bỏ các gốc tự do – nguyên nhân gốc rễ gây ra các bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh máu nhiễm mỡ.

Nước ion kiềm chứa nhiều Hydro – vật chất chống oxy hóa hoàn hảo

Loại nước này còn giàu vi khoáng như Na, K, Mg, Ca giúp xây dựng các mô tế bào, tăng hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các bệnh tật hiệu quả.

Bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về công dụng của nước ion kiềm đối với bệnh máu nhiễm mỡ từ đó có cách phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn còn thắc mắc là làm sao để có nước ion kiềm thì có thể liên hệ qua hotline của Thế Giới Điện Giải để được hỗ trợ.

Theo Thế Giới Điện Giải