09/02/2021

Chuyên gia mách bí quyết “biến” nước giếng thành nước chuẩn y tế

Cho đến thời điểm này, máy lọc nước ion kiềm từ Nhật Bản hay Hàn Quốc… đã không còn quá xa lạ với người Việt. Ai ai cũng muốn sở hữu chiếc máy này vì khả năng hỗ trợ sức khỏe, tăng cường đề kháng cũng như hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mà nó mang lại. Đặc biệt hơn, máy lọc nước ion kiềm đã được chứng nhận là thiết bị Y tế giúp chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nhưng liệu sản phẩm này có phù hợp với nguồn nước giếng tại Việt Nam hay không? Hãy cùng Thế Giới Điện Giải tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

biến nước giếng thành nguồn nước chuẩn y tế bằng bộ tiền xử lý Digisui"Biến" nước giếng thành nước chuẩn Y tế như thế nào?

1. Báo động thực trạng ô nhiễm nước giếng và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe 

Thực trạng nguồn nước giếng ở Việt Nam hiện nay

Nhiều người nghĩ rằng, nước giếng sẽ không bị ô nhiễm bởi vì nó chính là nước ngầm sâu bên dưới lòng đất và chỉ có nước bề mặt như sông, ao, hồ… thì mới dễ bị ô nhiễm. Nhưng thực tế, nước ngầm cũng bị ô nhiễm hơn bạn tưởng rất nhiều.

Khí thải từ nhà máy, khói bụi, hay các chất độc trên mặt đất khi gặp mưa đều có thể bị ngấm vào lòng đất khiến nguồn nước ngầm nhiễm độc. Đặc biệt nếu là nguồn nước ngầm ở khu vực có nhiều nhà máy, khu công nghiệp thì mức độ ô nhiễm còn cao hơn nữa. Thậm chí, nước qua các tầng địa chất trước khi trở thành nước ngầm cũng dẫn theo một số chất có sẵn như magie, canxi và clorua hay các nguyên tố hòa tan như mangan, boron, radon, selen hoặc asen. Tất cả những chất này đều không thể thấy được bằng mắt thường nên nhiều người vẫn nghĩ nước giếng nhìn trong là đã sạch mà không biết rằng trong nước đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm rất cao.

Nước ngầm có thể bị ô nhiễm khi các chất độc, chất thải từ nhà máy hay từ sinh hoạt của con người ngấm vào sâu bên dưới lòng đất

Nước ngầm có thể bị ô nhiễm khi các chất độc, chất thải từ nhà máy hay từ sinh hoạt của con người ngấm vào sâu bên dưới lòng đất

Thực tế, có đến khoảng 40% các hộ dân tại Việt Nam đang sử dụng nước giếng, thậm chí là một số hộ dân ở thành thị dù đã có nước thủy cục nhưng vẫn sử dụng nước giếng vì thói quen cũng như để tiết kiệm chi phí. Chính vì thế nguồn nước giếng sẽ không thực sự đảm bảo an toàn để sử dụng nếu người dân không sử dụng giải pháp pháp lọc nước chuyên dụng.

Theo thống kê, tại TP. HCM có khoảng 10.000 giếng khoan và nhiều mẫu nước trong số đó sau khi xét nghiệm cho thấy chất lượng nước chưa đạt yêu cầu vì độ pH quá thấp, hàm lượng amoni cao, nhiễm vi khuẩn hay vi sinh như E. Coli, Coliforms...

Tác hại của nguồn nước giếng ô nhiễm đối với sức khỏe

Trong nước giếng khoan có thể chứa nhiều vi khuẩn hay vi sinh hay như E. Coli, Coliforms… khiến người mắc phải gặp các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, nôn mửa, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Nghiêm trọng hơn, khi sử dụng nguồn nước giếng nhiễm nhiều chất độc nguy hiểm như Asen, Mangan, Sắt… vượt quá hàm lượng cho phép sẽ khiến cơ thể gặp nhiều triệu chứng như sừng hóa da, lở loét, xanh xao, ốm yếu hay mắc bệnh suy thận thậm chí là ung thư. 

Sử dụng nước giếng nhiễm Asen, Amoni, vi khuẩn… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Sử dụng nước giếng nhiễm Asen, Amoni, vi khuẩn… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Uống nước nhiễm Asen có thể gây ung thư

Asen hay còn gọi là thạch tín, là một trong những chất độc cực kỳ nguy hiểm (độc gấp 4 lần so với thủy ngân) và chúng có thể tồn tại trong nước giếng khoan. Asen giống như “sát thủ vô hình” bởi theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho rằng khó nhận biết chất này bằng cảm quan như nhìn, nếm hay ngửi bởi vì Asen là chất không vị, không mùi, không màu. 

Asen độc hơn thủy ngân gấp 4 lần

Asen độc hơn thủy ngân gấp 4 lần

Asen có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như: đông tụ protein, phá hủy quá trình phốt-phát trong cơ thể và từ đó làm tăng tỷ lệ tử vong khi ngộ độc asen. Trên thực tế, việc sử dụng nguồn nước có nhiễm Asen với lượng nhỏ và được tích tụ hằng ngày thì người bệnh sẽ có thể phát hiện ra bằng các triệu chứng hay các dấu hiệu quan sát được như: chân răng đen, da sạm, gây ra các vết loét ở tay, chân, sừng hóa da… Nếu nặng hơn một chút thì sẽ mắc các bệnh như suy gan, tiểu đường, tim mạch, thậm chí là ung thư…

Uống nước nhiễm Mangan ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh

Theo Thạc sĩ Lê Quang Hân, hiện đang là Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm nguồn nước tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường cho biết với cấu tạo địa chất đặc trưng của nước ta nên nguồn nước ngầm có thành phần Mangan (Mn) khá cao. Trong tiêu chuẩn mà Bộ Y tế quy định, hàm lượng Mn trong nước cho phép là nhỏ hơn 0.5mg/l, nhưng nếu để đảm bảo sức khỏe thì nên nhỏ hơn 0.1mg/l. Do đó, nếu hàm lượng Mn từ 1-5mg/l có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người đặc biệt là ảnh hưởng hệ thần kinh.

Sử dụng nguồn nước nhiễm Mn thì chất độc này sẽ được tích tụ lâu dài trong cơ thể sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc Mn. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, suy giảm chức năng vận động, giảm trí nhớ (dáng đi không bình thường và ngôn ngữ bất thường).

Tác hại nguy hiểm của Mn đến sức khỏe nếu có trong nước > 0.4mg/l.

Tác hại nguy hiểm của Mn đến sức khỏe nếu có trong nước > 0.4mg/l. 

Nước nhiễm Mn thường sẽ có màu đen/đục đó là do Mn tiếp xúc với oxy sẽ bị oxy hóa thành mangan dioxit. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà nước nhiễm Mn cũng thường làm hư hỏng dụng cụ chứa nước, ố quần áo...

Uống nước nhiễm sắt khiến viêm đường ruột

Nước giếng khoan có nhiễm sắt thường có mùi tanh và màu vàng nhạt hoặc đậm thay đổi theo thời gian (do sắt trong nước bị oxy hóa). Việc sử dụng nguồn nước nhiễm sắt trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như vàng da, da khô, nổi nhiều mẩn đỏ, tiêu chảy, viêm đường ruột,… Hàm lượng sắt trong nước được quy định có trong nước uống và nước sạch bắt buộc phải nhỏ hơn 0.5mg/l. 

Nước giếng nhiễm sắt thường có mùi tanh và màu vàng và ngày càng đậm dần theo thời gian

Nước giếng nhiễm sắt thường có mùi tanh và màu vàng và ngày càng đậm dần theo thời gian

Uống nước nhiễm Amoni có thể dẫn đến tử vong

Amoni có thể chuyển thành chất gây ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu tồn tại trong nước quá lâu với hàm lượng vượt mức cho phép nên nước nhiễm Amoni còn nguy hiểm hơn Asen. Uống nước nhiễm Amoni khiến cơ thể xanh xao, ốm yếu, dễ ngộp thở và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Cách đơn giản để nhận biết nguồn nước có nhiễm Amoni không đó chính là dùng nguồn nước này luộc thịt. Sau 30 phút thịt vẫn còn màu hồng (như thịt sống) thì nước đã nhiễm Amoni. Nguyên nhân là vì Amoni không thể chuyển hóa hồng cầu nên dù luộc lâu hơn thì thịt vẫn còn màu hồng hoặc các tụ máu.

Hiện tượng thịt vẫn còn màu hồng/đỏ sau khi luộc hoặc nấu chín

Hiện tượng thịt vẫn còn màu hồng/đỏ sau khi luộc hoặc nấu chín

Theo trung tâm Phân Tích Quan Trắc Môi Trường Việt Nam cho biết, nếu nồng độ Amoni trong nước quá cao rất dễ tạo thành Nitrit và Nitrat (NO2- và NO3-). Nếu vào cơ thể, 2 chất này có thể biến thành chất tiền ung thư - Nitroso. Khi uống nước có nhiễm Amoni được chuyển hóa thành Nitrit và Nitrat có thể dẫn đến tình trạng xanh xao, thiếu máu vì 2 chất này sẽ lấy mất oxy của hồng cầu và khiến cho Hemoglobin mất khả năng trao đổi oxy. (Hemoglobin là một protein phức hợp có trong các tế bào hồng cầu chứa một phân tử sắt có chức năng vận chuyển oxy tới các mô của cơ thể). Nguy hiểm hơn nó còn gây ra các khối u ở gan, phổi… và dẫn đến ung thư.

Uống nước nhiễm vi khuẩn E. Coli gây nhiễm trùng máu, suy thận

Vi khuẩn E. Coli gây ra bệnh đường ruột và nhiều căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, thực phẩm tái sống… Cụ thể, E. Coli gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm màng não, nhiễm trùng máu, xuất huyết đại tràng, suy thận, vỡ hồng cầu… Chính vì thế, nguồn nước nhiễm E. Coli sẽ thật sự nguy hiểm nếu không được xử lý triệt để.

Uống nước nhiễm khuẩn Coliforms gây rối loạn máu, suy thận

i khuẩn Coliforms gây ra bệnh tiêu chảy, sốt, mệt mỏi hay thậm chí nguy hiểm hơn là rối loạn máu, suy thận...

Vi khuẩn Coliforms gây ra bệnh tiêu chảy, sốt, mệt mỏi hay thậm chí nguy hiểm hơn là rối loạn máu, suy thận...

Vi khuẩn Coliforms là một loại vi khuẩn gram âm kỵ khí không có bào tử và có hình que. Nếu uống nước nhiễm phải loại vi khuẩn này có thể gây ra bệnh tiêu chảy, sốt, mệt mỏi… Đối tượng thường dễ mắc các bệnh này là người có sức đề kháng yếu như người già và trẻ em. Còn đối với người khỏe mạnh bình thường các triệu chứng bệnh này thường bị bỏ qua do đó, bệnh sẽ ủ lâu dài gây ra tình trạng mất nước nặng, suy thận, rối loạn máu thậm chí là tử vong.

Vì thế, việc sử dụng nguồn nước nhiễm các chất độc hay vi khuẩn có hại khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Do đó, để tránh việc “rước bệnh” vào người, chúng ta cần có biện pháp xử lý nước giếng bằng các phương pháp lọc. Nhưng phương pháp lọc nào mới thật sự phù hợp cho nguồn nước giếng? 

2. Giải pháp giúp nước giếng đạt tiêu chuẩn uống trực tiếp

Hiện nay có 3 giải pháp xử lý nước được nhiều người biết đến nhất đó chính là công nghệ lọc RO, công nghệ lọc Nano và công nghệ điện giải. Mỗi công nghệ đều có ưu và khuyết điểm riêng, cùng tìm hiểu ngay để biết được đâu là giải pháp tốt nhất!

Xử lý nước giếng với công nghệ lọc RO

Công nghệ lọc RO hay còn gọi là công nghệ lọc thẩm thấu ngược là một trong những giải pháp lọc nước tối ưu hiện nay khi nó có thể xử lý được nhiều nguồn nước trong đó có cả nước giếng. Nhờ đó, các cặn bẩn, chất độc, vi khuẩn… của nước đầu vào có thể được giải quyết nhanh chóng và cho ra nguồn nước tinh khiết để uống trực tiếp..

Lọc thẩm thấu ngược RO cho ra nguồn nước tinh khiết (không còn khoáng chất)

Lọc thẩm thấu ngược RO cho ra nguồn nước tinh khiết (không còn khoáng chất)

Ưu điểm

Công nghệ lọc RO được biết là một trong những phương pháp xử lý tốt nhất hiện nay nhờ ưu điểm màng lọc với lỗ lọc siêu nhỏ (0,0001μm), có thể:

  • Tương thích được nhiều nguồn nước (nước giếng, nước máy, nước lợ…).
  • Lọc sạch mọi tạp chất, vi khuẩn, chất độc… cho ra nguồn nước tinh khiết đạt tiêu chuẩn an toàn có thể uống trực tiếp.

Nhược điểm

Mặc dù tạo được nguồn nước tinh khiết có thể uống trực tiếp và lọc được nước giếng, nhưng công nghệ lọc RO vẫn có nhiều nhược điểm:

  • Loại bỏ cả khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể. Do đó, nước từ công nghệ lọc RO chỉ có thể chống khát, không có tác dụng cân bằng điện giải hay cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
  • Lãng phí nước khi tỷ lệ giữa nước tinh khiết và nước thải là 3:7. Chẳng hạn như lọc 10 lít nước thì có đến 7 lít nước thải và chỉ thu được 3 lít nước tinh khiết để sử dụng.
  • Mặc dù công nghệ lọc RO có thể tương thích với nhiều loại nước nhưng đối với nguồn nước ở các vùng quê thường nhiễm phèn chua hay độ cứng cao (hay nguồn nước chưa được qua xử lý – nước thủy cục) thì công nghệ lọc này chưa thể đáp ứng được. Nếu chỉ số TDS (tổng lượng chất rắn hòa tan) từ 500 – 800 ppm thì người dùng cần lắp bộ cốc lọc đầu nguồn xử lý trước khi cho nước vào máy lọc sử dụng công nghệ RO.

Xử lý nước giếng với công nghệ lọc Nano

Công nghệ lọc nước Nano có được cải tiến hơn so với công nghệ lọc RO nhờ khả năng lọc sạch cặn bẩn, chất độc, vi khuẩn… của nước đầu vào mà vẫn giữ được khoáng chất tự nhiên của nước. Nguồn nước lọc đầu ra cũng đủ điều kiện để uống trực tiếp như khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Ưu điểm

  • Máy lọc nước công nghệ Nano giải quyết được vấn đề mất khoáng chất của công nghệ lọc RO nhờ sử dụng màng lọc với khe lọc kích thước nano (Nanofiltration – NF - 0,001μm).
  • Loại bỏ được tạp chất, vi khuẩn, chất độc có trong nước.
  • Nước sau lọc có thể uống trực tiếp.
  • Không có nước thải.

Nhược điểm

  • Chỉ phù hợp với nước máy hoặc nước đã được qua xử lý thô.
  • Không hoặc khó sử dụng cho nguồn nước có độ cứng cao, nước giếng, nước nhiễm mặn.

Xử lý nước giếng với công nghệ điện giải

Công nghệ điện giải được xem là bước tiến vượt bật nhất hiện nay vì vừa có thể xử lý cặn bẩn, vi khuẩn, chất độc… có trong nước đầu vào vừa có thể giữ lại khoáng chất tự nhiên của nước và tạo thêm các tính chất đặc biệt để có thể hỗ trợ sức khỏe cho người sử dụng. Những tính chất đặc biệt phải kể đến như giàu tính kiềm tự nhiên, giàu hydro (chất chống oxy hóa mạnh) và cấu trúc phân tử siêu nhỏ. Nước sau lọc và điện phân còn gọi là nước ion kiềm, nước điện giải ion kiềm, nước hydro… có thể uống trực tiếp mà không cần phải đun sôi. Máy lọc nước sử dụng công nghệ này được gọi là máy lọc nước điện giải ion kiềm hay máy lọc nước ion kiềm...

Ưu điểm

  • Kết hợp lõi lọc tiên tiến và công nghệ điện phân hiện đại.
  • Nước sau khi lọc có thể dùng để uống trực tiếp mà không cần phải đun sôi.
  • Giữ được khoáng chất tự nhiên của nước.
  • Có thể thay đổi độ pH của nước, phù hợp nhiều mục đích sử dụng: uống, nấu ăn, làm đẹp, sát khuẩn, ngâm rửa thực phẩm…
  • Tạo được thêm nhiều đặc tính đặc biệt cho nước như tính kiềm tự nhiên, giàu hydrogen và cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ. Nhờ đó, nước sau lọc và điện phân có tác dụng hỗ trợ sức khỏe.
  • Nước thải ít, có thể tận dụng để làm đẹp hoặc vệ sinh nhà cửa tùy theo độ pH.
  • Kích thước máy lọc nước kết hợp công nghệ điện giải nhỏ, gọn dễ lắp đặt và bố trí.

Khuyết điểm

  • Chưa tương thích với nguồn nước giếng tại Việt Nam.

Mặc dù chưa thực sự tương thích với nguồn nước giếng tại Việt Nam, nhưng giờ đây những người Việt đang sử dụng nước giếng đã có thể hoàn toàn sử dụng được máy điện giải tạo nước ion kiềm nhờ vào Digisui. Digisui chính là giải pháp dành riêng cho máy điện giải tạo nước ion kiềm nhằm mục đích giúp nguồn nước đầu vào khó xử lý như nước giếng được đảm bảo sạch và an toàn hơn trước khi sử dụng máy. Trong đó, phiên bản Digisui Premium+ sở hữu 5 lõi lọc (2 lõi Sediment, 1 lõi Pre-carbon, 1 lõi UF, 1 lõi Post-carbon) hiệu suất cao giúp cho hiệu quả lọc tối ưu. Không những thế Digisui Premium+ còn được kế thừa toàn bộ những tính năng ưu việt nhất từ những phiên bản trước đó và đồng thời được cải tiến bằng công nghệ tân tiến hơn đem đến giải pháp xử lý nguồn nước giếng một cách vượt trội.

Bộ tiền xử lý nước Digisui Premium+ là giải pháp độc quyền dành riêng cho máy điện giải tạo nước ion kiềm giúp xử lý nước giếng

Bộ tiền xử lý nước Digisui Premium+ là giải pháp độc quyền dành riêng cho máy điện giải tạo nước ion kiềm

Cách đơn giản để xử lý nước giếng đó chính là sử dụng bộ tiền xử lý digisui

Làm thế nào để biến nước giếng thành nước chuẩn Y tế?

Digisui Premium+ có thể giải quyết được tình trạng nước giếng nhiễm các chất độc như Asen, Mangan, Sắt, Nitrit, Amoni… Đồng thời loại bỏ được các vi khuẩn có hại cho sức khỏe như E Coli, Coliforms… Chứng nhận này đã được kiểm nghiệm bởi viện Pasteur tại TP. Hồ Chí Minh.

Chứng nhận đạt chuẩn 5 chỉ tiêu vi sinh từ Viện Pasteur của nước đầu ra từ bộ tiền xử lý Digisui

Chứng nhận đạt chuẩn 5 chỉ tiêu vi sinh từ Viện Pasteur của nước đầu ra từ bộ tiền xử lý Digisui

Viện Pasteur chứng nhận nước đầu ra từ bộ tiền xử lý Digisui đạt tiêu chuẩn hóa lý khác

Viện Pasteur chứng nhận nước đầu ra từ bộ tiền xử lý Digisui đạt tiêu chuẩn hóa lý khác

Tuy nhiên, không phải nguồn nước giếng tại khu vực nào cũng giống nhau. Do đó, Thế Giới Điện Giải đã phối hợp cùng các chuyên gia lọc nước hàng đầu Hàn Quốc để nghiên cứu và phát triển Digisui với nhiều phiên bản khác nhau để linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp với nguồn nước ở mỗi khu vực và cho ra kết quả nước đạt chuẩn nhất. Hơn nữa, điều đó có thể giúp người dùng có được nguồn nước tốt và tiết kiệm chi phí tối đa nhất có thể.

Digisui Premium + giúp “biến” nước giếng thành nước chuẩn Y tế

Digisui Premium + giúp “biến” nước giếng thành nước chuẩn Y tế

Mời bạn đọc xem chi tiết hơn về Digisui – Giải pháp xử lý nước dành riêng cho máy lọc nước ion kiềm của Thế Giới Điện Giải TẠI ĐÂY.

Mặc dù có đến 40% gia đình tại Việt Nam đang sử dụng nước giếng nhưng chắc chắn ai cũng có nhu cầu sử dụng một nguồn nước sạch và tốt cho sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình. Giờ đây, những gia đình sử dụng nước giếng sẽ không còn nỗi lo không sử dụng được máy điện giải ion kiềm nữa vì đã có giải pháp tiền xử lý nước Digisui. Digisui - Giải pháp lọc nước dành riêng cho máy lọc nước điện giải ion kiềm giúp “biến” nước giếng thành nguồn nước chuẩn Y tế.

 

Kim Ngân Võ