26/09/2022

Nên chưng yến trong bao lâu để giữ trọn giá trị dinh dưỡng

Yến sào là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng của yến sào thì một trong những yếu tố quan trọng cần phải biết đó là thời gian chưng yến bao lâu là đúng? Hôm nay, Thế Giới Điện Giải sẽ chia sẻ đến bạn thông tin này nhé!

1. Thời gian chưng yến bao lâu là phù hợp?

Chưng yến

Thời gian chưng yến quyết định đến độ ngon và giá trị dinh dưỡng

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và yến sào cho hay, thời gian chưng yến lý tưởng từ khi bắc nồi lên bếp để chưng đến khi hoàn thành là từ 15 - 20 phút, nếu chưng quá thời gian trên lượng dưỡng chất sẽ dần biến mất theo thời gian. Mức độ chênh lệch về thời gian tổng thể thường đến từ việc sơ chế và ngâm yến trước khi chưng của từng loại yến sào sau:

Đối với yến thô

  • Thời gian ngâm cho tổ yến tơi ra: 30 - 60 phút
  • Thời gian rút lông và làm sạch: Khoảng 30 phút 1 tổ yến
  • Thời gian chưng trên bếp: 15 - 20 phút
  • Tổng thời gian: 1 giờ 15 phút - 1 giờ 50 phút

Đối với yến tinh chế

  • Thời gian ngâm cho tổ yến tơi ra và xé sợi: 30 - 60 phút
  • Thời gian chưng trên bếp: 15 - 20 phút
  • Tổng thời gian: 45 phút - 1 giờ 20 phút

Đối với yến sơ chế

  • Thời gian ngâm cho tổ yến tơi ra và xé sợi: 60 phút
  • Thời gian chưng trên bếp: 15 - 20 phút
  • Tổng thời gian: 1 giờ 15 phút - 1 giờ 20 phút

2. Lưu ý khi thực hiện chưng yến

Chưng yến riêng cùng hạt sen

Chưng yến riêng sẽ giúp cho hương vị được vẹn nguyên hơn

Để có thể giữ được và tận dụng tốt nhất lượng dưỡng chất có trong yến sào ngoài những bí quyết như sử dụng nước ion kiềm nhằm chiết xuất tốt dưỡng chất có trong yến, thì bạn cần tuân thủ những lưu ý sau để việc chưng yến đạt được kết quả tốt nhé:

  • Không nên chưng yến quá lâu: Dựa theo thời gian chưng yến lý tưởng trên bếp là từ 15 - 20 phút nhằm giúp yến giữ trọn dinh dưỡng cũng như mang lại sự thơm ngon khi sử dụng thì bạn không nên chưng yến quá lâu, đặc biệt nếu chưng yến từ 60 phút trở lên sẽ khiến các khoáng chất có trong yến dần biến mất.
  • Chưng riêng yến nếu muốn giữ trọn hương vị: Việc chưng yến sào chung với các thành phần khác như táo đỏ, hạt sen,… sẽ không làm mất đi dưỡng chất có trong yến, tuy nhiên nó có thể làm thay đổi mùi vị tinh khiết của yến. Vì vậy, nếu muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị tinh khiết của yến bạn có thể chưng yến và các nguyên liệu khác riêng rồi kết hợp các nguyên liệu cùng yến sau.
  • Chưng yến ở nhiệt độ (mức lửa) vừa phải: Không nên chưng yến ở mức lửa cao vì điều này sẽ làm cho các dưỡng chất có trong yến nhanh chóng bị biến mất hơn bao giờ hết. Giải pháp hữu hiệu là nên chưng yến ở mức lửa vừa phải để hạn chế tốt nhất sự biến mất của các khoáng chất có trong yến.
  • Liều lượng phù hợp: Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và yến sào thì liều lượng sử dụng yến sào phù hợp đối với người trưởng thành là từ 3 - 5 gram/ ngày và nếu thường xuyên sử dụng thì cần cách đều ngày. Việc sử dụng liều lượng nhiều sẽ gây lãng phí và thậm chí là phản tác dụng vì khả năng hấp thụ dưỡng chất của con người là có giới hạn.
  • Nên sử dụng các chén chưng bằng gốm, sứ: Việc sử dụng các chén chưng bằng kim loại, nhôm, inox sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro vì khi chưng yến ở nhiệt độ cao các kim loại này có thể tích tụ vào trong yến và gây nên những ảnh hưởng khôn lường khi sử dụng.

Lý do nước ion kiềm giúp chiết xuất tốt nhất dưỡng chất:

Với cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ cùng tính kiềm tự nhiên như rau xanh nước ion kiềm giúp chiết xuất dinh dưỡng từ yến tốt hơn cũng như giúp mùi vị của yến được thơm ngon hơn. Đặc biệt nước ion kiềm còn rất giàu vi khoáng tự nhiên có lợi giúp cho món yến chưng bổ dưỡng hơn gấp nhiều lần so với nước thông thường.

 

Xem thêm:

Cách làm yến chưng đường phèn chiết xuất tối đa dưỡng chất

5 cách làm yến chưng táo đỏ mang lại nhiều dưỡng chất nhất

3. Cách bảo quản yến sào sau khi chưng

Bảo quản yến trong hũ

Sử dụng các hũ hoặc hộp nhựa để đựng yến và bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu dài

Yến sau khi chưng xong không nên sử dụng ngay lập tức mà để nguội trong khoảng tối thiểu 2 phút để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày rồi mới sử dụng, lúc này hãy thưởng thức vị ngon của yến sào trong từng sợi yến hòa quyện cùng các nguyên liệu được chưng cùng. Phần còn dư sau khi sử dụng cần tiến hành bảo quản như sau:

Bước 1: Để nguội phần yến chưng nhưng dùng chưa hết

Bước 2: Cho phần yến dư vào hộp đựng có nắp và đậy kín lại, lưu ý nên sử dụng các loại nhựa an toàn khi bảo quản thực phẩm.

Bước 3: Tiến hành bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với thời gian sử dụng phần yến chưng để được tối đa 3 ngày tính từ ngày chưng yến.

4. Hướng dẫn sử dụng nồi chưng yến hiện nay trên thị trường

Nồi chưng yến

Bạn có thể sử dụng nồi chưng yến chuyên dụng để chưng yến

Hiện nay, ngoài việc chưng yến bằng bếp ga - theo chúng tôi đây là một giải pháp tiện lợi và nên sử dụng để chưng yến. Tuy nhiên, ngoài việc chưng yến bằng bếp ga bạn hoàn toàn có thể chưng yến bằng việc sử dụng năng lượng điện như dùng nồi chưng yến với những công dụng như:

  • Giúp kiểm soát thời gian chưng yến.
  • Đa dạng công dụng và khả năng chế biến yến.

Cách chưng yến với nồi chưng chuyên dụng:

Bước 1: Cho tổ yến hoặc chân yến vào chén và ngâm cùng nước sôi để nguội rồi làm sạch cũng như xé tơi yến trước khi chưng.

Bước 2: Yến sau khi làm sạch sẽ cho vào trong tô chưng có sẵn rồi đổ nước ngập phần yến và tối đa không vượt quá 80% tô chưng yến.

Bước 3: Lau sạch phần bên ngoài của tô chưng yến và đặt tô chưng vào trong lòng nồi chưng rồi đổ nước không vượt quá vạch max của lòng nồi chưng

Bước 4: Cắm dây, chọn chế độ chưng yến và đợi đến khi yến chưng xong là có thể sử dụng được rồi.

Trên đây là những chia sẻ về thời gian chưng yến trong bao lâu mới phù hợp. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có được những thông tin mà mình cần. Nếu có bất kỳ một thắc mắc nào về nước và máy lọc nước ion kiềm thì đừng ngần ngại liên hệ với Thế Giới Điện Giải qua số Hotline miễn phí cước hoặc đến trực tiếp Showroom để được hỗ trợ. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

Xem thêm:

9+ tác dụng của yến sào và hàm lượng dùng cho mọi đối tượng

Cách thu hoạch tổ yến hiệu quả và các lưu ý cần nắm chắc