21/08/2020

Chỉ số BMI lý tưởng cho trẻ em? – Chuyên gia chia sẻ!!!

BMI hay còn gọi là chỉ số khối. Thông qua giá trị này mà bạn biết được tình trạng thể trọng cơ thể. Đặc biệt ở trẻ em, đây cũng là cách để phát hiện bệnh thừa cân, béo phì. Cùng chuyên gia của Thế Giới Điện Giải tham khảo các thông tin tư vấn sau về chỉ số BMI cho trẻ em mà bố mẹ cần biết.

1. Chỉ số BMI cho trẻ em là gì?

Con bạn đã phát triển cân đối hay chưa?

BMI là viết tắt của Body Mass Index, còn gọi là chỉ số khối cơ thể. Dựa vào giá trị này để biết được tình trạng thể trọng bị thiếu hay dư cân, thường được tính bằng công thức: cân nặng chia cho bình phương chiều cao.

Đối với cách tính BMI cho trẻ em được xác định dựa trên số tuổi và giới tính cụ thể, gọi tắt là BMI theo tuổi.

2. Biểu đồ tăng trưởng BMI theo tuổi ở trẻ em

BMI trẻ em được tính bắt đầu từ 2 – 20 tuổi. Ở khoảng này, cân nặng và chiều cao thay đổi liên tục theo quá trình phát triển. Chỉ số này có thể được xác định qua biểu đồ tăng trưởng.

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là phương pháp thường được sử dụng để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ. Những giá trị phần trăm trên biểu đồ, biểu thị chỉ số BMI của trẻ so với các trẻ khác cùng tuổi tác, giới tính.

Người ta đánh giá các trạng thái cân nặng dựa trên các kiến nghị của Ủy ban chuyên gia, tỷ lệ phần trăm tương ứng như sau:

Tình trạng cơ thể

Tỉ lệ phần chăm chỉ số BMI

Thiếu cân

< 5%

Bình thường hoặc khỏe mạnh

Từ 5% tới 85%

Thừa cân ( Nguy cơ béo phì)

Từ 85% tới 95%

Béo phì

>95%

3. Công thức và cách tính BMI cho trẻ em

Cách tính BMI cho trẻ em cũng giống như người trưởng thành, áp dụng theo công thức tính BMI phổ biến thường dùng cho cả nam và nữ trưởng thành là: Chỉ số khối = cân nặng / (chiều cao x chiều cao). Trong đó, chiều cao tính theo đơn vị kg và chiều cao là m. Sau khi tính được BMI của trẻ, bạn có thể dùng chỉ số này đối chiếu theo bản đồ để xác định được tình trạng gầy, béo, thừa cân hay thiếu cân. Điển hình như sau:

 - Giả định, bé nhà bạn 5 tuổi, nặng 22kg và cao 1,1m. Lúc này theo công thức trên, bạn sẽ tính ra chỉ số BMI = 22 / (1.1 x 1.1) = 18.2.

- Sau đó bạn xét theo biểu đồ bên dưới, xác định vị trí trên trục ngang là 5 tuổi, vị trí BMI trên trục dọc là 18.2 như đã tính. Sau đó kẻ 2 đường vuông góc với nhau tại 2 điểm này, sẽ cắt nhau tại vị trí số 3 trên bản đồ.

- Xem vị trí số 3 này thuộc phân vùng đường cong nào, vùng thứ 1 (0 – 5%) được xem là thiếu cân, vùng thứ 2 (5 – 50%) là sức khỏe dinh dưỡng tốt, vùng thứ 3 (50 – 85%) là nguy cơ béo phì, vùng thứ 4 (85 – 95%) là béo phì.

Vậy vị trí số 3 thuộc vùng đường cong thứ 3 (50 – 85%) trên bản đồ tức phản ánh tình trạng nguy cơ béo phì (mức cao). Bạn có thể áp dụng để tính tương tự cho số tuổi và cân nặng khác nhau.

4. Mối quan hệ BMI đối với sức khỏe của trẻ

Ngoài tác dụng đo thể trọng cơ thể, các chuyên gia thường xem chỉ số BMI cho trẻ em là một cách đo chất béo trong cơ thể hiệu quả, phát hiện trường hợp thừa cân béo phì. Khi có một chỉ số BMI lý tưởng, cân đối tỉ lệ giữa cân nặng và chiều cao thì cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, năng động và ít nguy cơ bệnh tật.

Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm

Tuy nhiên, đánh giá chỉ số BMI còn tùy thuộc vào thể trạng từng người, nếu không sẽ gây hiểu nhầm. Ví dụ một số trẻ ở tuổi dậy thì, cơ thể lực lưỡng và có cơ bắp có thể rơi vào loại thừa cân tuy nhiên thể trạng này là bình thường nên không cần phải quá lo lắng.

Vì chỉ số BMI cho trẻ em liên quan trực tiếp đến sức khỏe và quá trình phát triển, nên chuyên gia khuyên bạn nên đưa con khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để có phương pháp cải thiện nguy cơ béo phì hay các bệnh có thể mắc phải.

5. Chỉ số BMI lý tưởng cho trẻ em?

Chỉ số BMI cho trẻ em khi nằm ở vùng đường cong thứ 3 (màu xanh trên biểu đồ trên), tức thuộc mức % từ 5 – 85% được coi là lý tưởng nhất. Khi thấp hơn mức này, trẻ em sẽ bị gầy guộc, thiếu cân và ngược lại, vượt ngưỡng này, trẻ đang có nguy cơ béo phì hoặc đã bị béo phì, dễ bị nhiễm các bệnh khác như tim mạch, đường huyết, máy nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ…

Từ mức 5 – 85% là mức tình trạng sức khỏe dinh dưỡng tốt, cơ thể khỏe mạnh mà bạn cần chú ý duy trì cho con trẻ của mình.

6. Làm gì để duy trì cân nặng cho trẻ?

Để theo dõi đạt hiệu quả nhất thì các bậc phụ huynh nên theo kỳ là 6 tháng một lần đo chỉ số BMI theo từng độ tuổi của bé. Qua đó sẽ đánh giá được con của bạn có phát triển bình thường và khỏe mạnh như những đứa trẻ khác hay không?

Trẻ em ở mọi lứa tuổi tốt nhất là điều chỉnh cân nặng trong tầm kiểm soát, giữ ở phạm vi khỏe mạnh cho phép. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên bạn nên thực hiện theo quy tắc 5-2-1-0 mỗi ngày để cân bằng như sau:

Trong vòng 24h thì bạn cần cho trẻ ăn khoảng 5 phần trái cây (bao gồm rau, củ, quả, hạt…); ít hơn 2 giờ xem tivi và máy tính; tập thể dục ít nhất 1 giờ và 0 sử dụng nước ngọt có gas, đồ uống ngọt nhiều đường.

Sử dụng nước lọc hoặc nước ion kiềm cho trẻ cân đối và khỏe mạnh hơn

Thay vào đó, bạn có thể dụng nước uống ion kiềm cho trẻ, nhất là trẻ em từ 5 tuổi trở lên. Với các đặc tính ưu việt của nước ion kiềm hay còn gọi là nước chứa nhiều hydro, nước hydro, hydrogen… sẽ giúp cung cấp đầy đủ nước tốt cho cơ thể, loại bỏ các độc tố, nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.

Nước này còn giúp trẻ giảm mệt mỏi khi vận động và vui chơi nhiều. Ngoài ra, chất kháng oxy hóa mạnh – hydrogen trong nước ion kiềm còn giúp trẻ duy trì cân nặng, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính hiệu quả như tim mạch, tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thậm chí là ung thư…

Mỗi ngày bạn nên cho trẻ uống từ 1.5 – 2 lít nước ion kiềm tùy thể trạng của từng người. Nước ion kiềm còn có nhiều công dụng khác đối với trẻ em mà bạn có thể tìm hiểu thêm.

Nếu bạn quan tâm về nguồn nước uống ion kiềm tốt nhất cho sức khỏe, giúp duy trì cân nặng lý tưởng của trẻ, bạn có thể chọn loại nước uống này. Để biết thêm về nước uống ion kiềm, bạn có thể liên hệ qua hotline 1800 7028 của Thế Giới Điện Giải.

Tác giả: Cẩm Tú