Công ty cổ phần tập đoàn Thế Giới Điện Giải
Địa chỉ: 118, Đường số 2, Vạn Phúc City, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, HCM
GPKD số: 0314854299
Copyright © 2009 - 2023
Xu hướng thực hiện chế độ ăn giàu kiềm giúp ngăn ngừa ung thư đang dần phổ biến. Cùng tìm hiểu những cơ chế, phương pháp thực hiện chế độ ăn có lợi cho sức khỏe này.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng môi trường axit là điệu kiện thích hợp để sản sinh bệnh tật, tiêu thụ các loại thức phẩm có tính axit như thịt đỏ, đồ nướng, chiên, xào, thức ăn nhanh hay rượu bia thuốc là là căng nguyên dẫn đến các bệnh nguy hiểm.
Trong cuốn “Alkalize Or Die” của tiến sĩ Bác Sĩ Theodore Baroody nói rằng “Tên gọi của vô số bệnh tật không phải là vấn đề. Vấn đề ở chỗ là chúng đều đến từ cùng một nguyên nhân gốc: Tế bào trong cơ thể mang quá nhiều chất thải axit ”
Trong khi đó các thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, trái cây, các loại hạt lại thân thiện với cơ thể. Chúng ta thường xuyên nghe các chuyên gia, y bác sĩ khuyên về việc tăng cường rau cho bữa ăn và uống đủ nước. Thực chất là để cân bằng lại lượng axit dư thừa sinh ra trong cơ thể. Chế độ ăn giàu kiềm là phương pháp duy nhất phòng tránh bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Trước khi biết thế nào là chế độ ăn giàu kiềm, chúng ta nên nắm rõ về độ pH. Độ pH là thang đó tính axit hoặc tính kiềm của vật chất. Thang đo trải dài từ 0 đến 14 thể hiện các trạng thái, tính chất khác nhau:
pH từ 0 – 6.5 : Thể hiện mức độ axit giảm dần
pH từ ở mức 7.0: Là mức độ trung tính
pH từ 7.5 đến 14: Tính kiềm sẽ tăng dần.
Trong đó các mức pH quan trọng như:
Từ 7.0 đến 7.4 là mức pH cân bằng thường thấy trong cơ thể người, ví dụ mức pH ổn định trong máu là sấp xỉ 7.34.
Mức 8.0 đến 9.5 là tính kiềm tự nhiên có trong rau xanh, trái cây, các loại hạt và nước ion kiềm cho phép nạp vào cơ thể.
Một số cơ quan trong cơ thể thực hiện chức năng cân bằng độ pH ổn định, gọi là cơ chế cân bằng nọi môi axit – kiềm. Thận là cơ quan chính thực hiện chức năng này, thận sản sinh ra ion bicarbonate trung hòa lại lượng axit trong máu, cho phép cơ thể điều chỉnh lại mức pH hợp lý. Kết hợp với hệ hô hấp, khi ion carbonate tác dụng với lượng axit dư thừa trong máu sẽ sản sinh Carbon dioxit (CO2) thải ra qua đường hô hấp và H2O qua nước tiểu.
Vẻ bắt mắt của các thực phẩm mang tính axit là nguyên nhân chính khiến chúng ta dù biết nó có hại vẫn cố chấp sử dụng. Tuy nhiên phải hiểu rằng cơ thể chúng ta sẽ chịu áp lực rất nhiều trong việc tiêu hóa các thực phẩm này.
Gan thực hiện chức năng thải độc, axit dư thừa sẽ làm chết các tế bào gan, suy giảm chức năng gan, khi nhà máy hóa học chuyển hóa các chất trong cơ thể bị suy giảm chức năng sẽ gây ra vô số tác hại, cơ thể sẽ bị nhiễm độc các bệnh nan y như ung thư, tim mạch, tiểu đường, gout sẽ xuất hiện và phát triển nhanh. Cơ chế cân bằng axit tự nhiên của cơ thể sẽ hoạt động hết công suất, gây nên cảm giác mệt mỏi kéo dài thường xuyên.
Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn khi cơ thể ưu tiên chế độ ăn giàu kiềm. Trái ngược lại với việc môi trường nội môi mang tính axit, khi cơ thể mang tính kiềm các cơ quan thực hiện chức năng nhẹ nhàng hơn, trôi chảy hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Đối với chế độ ăn giàu kiềm bạn nên ưu tiên ăn rau xanh và uống đủ nước tốt. Một số loại rau nên đưa vào bữa ăn hằng ngày:
Cải bó xôi: Hay rau bina, rau chân vịt đây là loại rau có tính kiềm cao, giàu chất diệp lục, chất này hoạt động như một chất kiềm hóa giúp cân bằng pH trong cơ thể. Đồng thời giúp tăng cường cơ bắp, chống thiếu máu, cải thiện sức khỏe của tim…
Quả bơ: Bơ mang tính kiềm, giúp trung hòa lại lượng axit trong dạ dày.Đồng thời chứa các chất giúp chống lại qua trình oxy hóa như alpha carotene, beta carotene, lutein... giúp cơ thể khỏe mạnh, tươi trẻ.
Cần tây: Giúp cân bằng lại lượng axit dư thừa, nhờ vào chất coumarin giúp giảm khả năng ung thư, chất phtalic giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Dưa chuột: Loại quả quen thuộc này thực hiện chức năng cân bằng axit trong dạ dày, đồng thời chứa nhiều chất lariciresinol, pinoresinol giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng.
Ớt chuông: Đây là thực phẩm có tính kiềm cao, ăn nhiều ớt chuông giúp tăng cường thị lực, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời cải thiện tâm trạng thoải mái vui vẻ hơn.
Quả hạch, các loại hạt: Nho khô, quả chà và có tính kiềm cao, nho khô giúp giữ ni tơ giúp tăng cường cơ bắp, còn hạnh nhân lại giàu canxi giúp tăng cường cơ bắp.
Tuân theo lời khuyên của chuyên gia bác sĩ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh. Cụ thể mỗi ngày nên:
Uống 6 – 18 cốc nước mỗi ngày. Không quá 200 ml mỗi lần uống.
Uống sau khi ngủ dậy và trước khi ăn 30 phút sẽ làm giảm lượng calo hấp thu trong ngày, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Trong 10 năm trở lại đây, trên thế giới phổ biến một loại nước có tính kiềm cao đến từ Nhật Bản đó là nước ion kiềm – dòng nước hỗ trợ, điều trị và bảo vệ sức khỏe an toàn hiệu quả.
Cụ thể nước ion kiềm sản xuất bằng công nghệ điện phân, từ dòng nước tự nhiên được lọc sạch cặn bẩn, hóa chất độc hại, trải qua quá trình điện phân cho ra đời dòng nước ion kiềm, có tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể.
Giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh: Nước ion kiềm mang tính kiềm tự nhiên, với độ pH vào khoảng 8.0 đến 9.5 giúp trung hòa lại lượng axit dư thừa trong cơ thể, nguyên nhân gốc rễ của vô số bệnh tật.
Khả năng chống oxy hóa mạnh: Quá trình điện phân nước đã giải phóng Hydrogen, khi nạp vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình oxy hóa, thải độc tế bào, tái tạo tế bào mới giúp cơ thể trẻ khỏe, tươi tắn hơn.
Lưu ý đối với nước ion kiềm là không nên uống trong bữa ăn, nên uống sau bữa ăn 30 phút vì quá trình tiêu hóa dạ dày sẽ tiết các axit có lợi để tiêu hóa thức ăn, uống nước kiềm lúc này sẽ gây ra các rối loạn không mong muốn.
Trúc Linh
Theo: thegioidiengiai.com