28/09/2018

Thớt gỗ bẩn “gấp 200 lần bồn cầu” nếu không biết cách vệ sinh

Cùng Thế Giới Điện Giải khám phá cách vệ sinh thớt gỗ và các bí quyết làm sạch, khử trùng thớt hiệu quả. Chế biến thức ăn sống, chín lẫn lộn trên cùng một thớt, dùng thớt mốc, nứt nẻ hay vệ sinh, khử trùng thớt không đúng cách… là những hiểm họa khôn lường đe dọa đến sức khỏe của bạn và gia đình. 

Sử dụng thớt cũ, bị mốc meo là nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo
Sử dụng thớt cũ, bị mốc meo là nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo

1. Thực trạng thớt bẩn: nguy hại như thế nào?

Theo nghiên cứu của Global Hygiene Council – một Tổ chức Y tế trên thế giới tìm thấy trên bề mặt thớt có chứa nhóm vi khuẩn Fecal, E.coli (tìm thấy nhiều trong phân) nhiều hơn bồn cầu vệ sinh tới 200 lần. Điều này thật sự kinh khủng.

Tiến sĩ Lisa Ackerley, chuyên gia An toàn thực phẩm của Đại học Salford (Anh) cũng giải thích thêm: “Khi để thớt trong một giờ mà không được rửa sạch sẽ, vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và khó loại bỏ, nhất là đối với thớt gỗ cũ, nhiều rãnh sâu. Trong đó, vi khuẩn E.coli, Salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) dễ dàng lây lan từ thớt sang thức ăn và gây ra nhiều bệnh".

Vì sao cần vệ sinh, sát trùng thớt thường xuyên?
Vì sao cần vệ sinh, sát trùng thớt thường xuyên?

Vi khuẩn thường trú ẩn bên trong các vết xước trên mặt thớt
Vi khuẩn thường trú ẩn bên trong các vết xước trên mặt thớt

Ngoài ra, độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ thớt gỗ được cho là “sát thủ” giết người. Aflatoxin gây biến đổi tế bào dẫn đến quái thai hoặc gây ung thư. Chỉ cần hấp thu khoảng 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày, chỉ sau 1 năm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan. Aflatoxin là độc tố gây ung thư mạnh nhất. Tại Trung Quốc, một gia đình có 3 người bị ung thư gan, nguyên nhân được xác định là chất độc aflatoxin (tức nấm mốc) trên thớt gỗ là câu chuyện gây xôn xao và được lan truyền chóng mặt trên mạng, vì liên quan trực tiếp đến tình trạng sử dụng thớt của nhiều gia đình hiện nay. Điều đáng nói, việc chùi rửa bình thường lại không thể rửa sạch được độc tố này vì aflatoxin là tinh thể trắng, bền với nhiệt, chịu nhiệt độ cao (lên đến hơn 280 độ C), không phân hủy khi đun nấu nhiệt độ thường. Có đến 17 loại aflatoxin khác nhau nhưng độc nhất vẫn là aflatoxin B1.

Theo các chuyên gia, nguy cơ mang bệnh từ thớt thật ra không nằm ở chuyện thớt làm bằng nguyên liệu gì, bằng gỗ hay bằng nhựa, mà chủ yếu là do thói quen dùng và cách bảo quản, vệ sinh thớt không đúng. Đề phòng nhiễm bệnh từ thớt, trước tiên bạn nên biết cách chọn thớt và sử dụng với từng mục đích, công dụng riêng.

2. Bí quyết chọn mua thớt phù hợp và an toàn cho sức khỏe

Nếu bạn băn khoăn không biết nên chọn thớt loại gì để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe cả gia đình thì tham khảo cách chọn thớt sau:

Chọn thớt: cần phù hợp với mục đích sử dụng
Chọn thớt: cần phù hợp với mục đích sử dụng 

- Băm chặt mạnh nên chọn thớt gỗ

Là vật liệu truyền thống, thớt gỗ được ưa chuộng sử dụng vì có độ đàn hồi cao, thích hợp với các loại dao, có thể dùng băm, chặt thức ăn với trọng lượng nặng. Tuy nhiên, nhược điểm của thớt này là dễ thấm hút nước và các loại mùi, dễ nứt, mốc, mục và nhanh cong vênh.

 - Thái thức ăn chín nên chọn thớt nhựa

Đây là loại thớt không chịu được các tác động lớn nên khi chặt, băm mạnh, thớt có thể bị nứt vỡ. Bạn nên dùng thớt này để thái các loại thức ăn đã qua chế biến, không cần dùng nhiều lực. Trong quá trình sử dụng thớt nhựa, bạn cũng không nên dùng dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên thớt, tạo đường rãnh, khe hở cho vi khuẩn tấn công.

 - Thái hoa quả, thức ăn mềm bằng thớt thủy tinh

Được làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn hay oxy hóa, thớt thủy tinh còn dễ lau rửa và chịu được nhiệt độ cao. Nhưng bên cạnh đó, bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn , không thích hợp băm, chặt thức ăn. Sử dụng thớt thủy tinh cũng cần chú ý vì bề mặt thớt trơn nhẵn, dễ khiến dao bị trượt, gây nguy hiểm. Bạn nên dùng thớt thủy tinh để thái thức ăn mềm, trái cây, rau củ, sushi, các món cơm cuốn, thức ăn đã được chế biến như thịt quay, thịt luộc, chả, giò…

- Những lưu ý khi chọn thớt và dùng thớt

Ngoài chọn thớt phù hợp thì bạn còn chọn thớt chất lượng, tránh mua thớt không rõ nguồn gốc, nên chọn các loại thớt có màu tự nhiên, không phủ màu độc hại nhằm hạn chế tối thiểu chất độc, phẩm màu thấm vào các loại thực phẩm và truyền vào cơ thể người gây ra bệnh.

Tối kỵ trong việc dùng thớt mà nhiều người hiện nay thường mắc phải là dùng chung thức ăn sống và thức ăn chín trên cùng 1 thớt. Trong thực phẩm sống chứa rất nhiều vi sinh vật, dễ nhiễm khuẩn chéo vì khi tiếp xúc với bề mặt thớt, vi khuẩn dễ dàng trú ngụ và ung dung di chuyển đến các thực phẩm chín, xâm nhập vào cơ thể gây bệnh nếu chỉ dùng 1 thớt trong chế biến. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng 2 mặt của thớt. Cần có ít nhất 3 loại thớt trong gia đình và được đặt cách xa nhau: thớt dùng cho thực phẩm sống, thớt dùng cho các thực phẩm chín và thớt để thái hoa quả. Bên cạnh đó, người Việt Nam thường có thói quen dùng thớt lâu ngày. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, trung bình bạn nên thay thớt định kỳ 6 tháng/lần và không dùng thớt quá 1 năm vì sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn có hại dù có tẩy rửa, vệ sinh hay khử trùng đều không thể loại bỏ hết.

Không dùng thực phẩm sống và chín trên cùng 1 thớt
Không dùng thực phẩm sống và chín trên cùng 1 thớt

3. Những cách khử trùng, làm sạch hóa chất tẩy rửa trên thớt

Theo Stephanie C., một biên tập viên web mẹo vặt gia đình Expert Home Tips thì nước rửa bát thường không diệt được hết vi khuẩn trong thớt, ngay khi bạn rửa với nước ấm. Bên cạnh đó, Stephanie còn chia sẻ thêm, hóa chất tẩy rửa thường kém an toàn cho sức khỏe con người. Thay vào đó, bạn có thể dùng các cách diệt khuẩn, khử trùng tự nhiên dưới đây để giúp làm sạch các loại hóa chất và diệt hết các vi khuẩn còn sót lại sau khi vệ sinh thớt bằng nước rửa chén.                                  

- Chanh và muối

Chanh và muối là hai nguyên liệu có khả năng diệt khuẩn tốt, khử sạch vết bẩn cũng như mùi hôi trên thớt gỗ, nhất là chất axit có trong chanh. Sau khi vệ sinh thớt, bạn khử trùng thớt bằng cách vắt chanh lên thớt, dùng muối rắc vào với nước cốt chanh rồi dùng miếng chanh đã cắt chà đều trên bề mặt thớt khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, bạn rửa sạch lại với nước và phơi thớt ngoài ánh nắng cho khô.

Dùng chanh và muối để sát trùng thớt
Dùng chanh và muối để sát trùng thớt

- Dùng giấm

Bạn có biết, đối với thớt gỗ, việc thường xuyên chà rửa bằng nước rửa chén hoặc hóa chất tẩy rửa có thể làm thớt nhanh bị mục hơn. Nhất là, nếu rửa không rửa kỹ dễ lưu lại các hóa chất trên thớt. Vì vậy, chúng ta có thể sát khuẩn thớt gỗ bằng giấm vì trong giấm trắng chứa nhiều axit có tác dụng khử nhanh mùi hôi và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bạn có thể dùng cách khử trùng này bằng việc thoa đều giấm nguyên chất lên hai mặt của thớt rồi dùng khăn giấy lau khô lại.

Sử dụng nước ion axit mạnh để khử trùng, sát khuẩn bề mặt thớt gỗ

Như bạn đã biết, hầu hết các cách tẩy rửa truyền thống đều sử dụng các dung dịch hóa chất tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nước điện giải, cụ thể là nước ion axit mạnh là giải pháp giúp khử trùng an toàn và tuyệt vời.

Ngoài cách dùng chanh và muối hoặc dùng giấm ở trên để diệt khuẩn trên thớt gỗ, dùng nước ion axit cũng có tác dụng tương tự bởi đặc điểm chứa chất axit. Tuy nhiên, so với cách dùng các sản phẩm tự nhiên, dùng nước ion axit là cách đơn giản hơn nhưng đem lại hiệu quả cao hơn. 

  • Vậy, nước ion axit là gì? Nước ion axit được tạo ra như thế nào?

Nước ion axit, còn được gọi là nước điện giải ion axit, nước axit… thường dùng để làm đẹp (nước axit yếu) và vệ sinh, tẩy rửa (nước axit mạnh). Như vậy, loại nước ion axit dùng để vệ sinh thớt gỗ hiệu quả là nước ion axit mạnh, có độ pH 2.5 – 3.5.

Nước ion axit là gì?
Nước ion axit là gì?

Nước ion axit là loại nước chứa nhiều ion H+ và O2 được tạo ra ở cực dương của máy điện giải
Nước ion axit là loại nước chứa nhiều ion H+ và O2 được tạo ra ở cực dương của máy điện giải

Để hiểu hơn về loại nước này, bạn nên biết về quá trình tạo ra nước ion axit mạnh, được mô tả đơn giản như sau: Khi nước máy (đã lọc) chuẩn chất lượng đầu vào được đưa vào máy điện giải, qua bộ lọc nước thông minh của máy điện giải giúp loại bỏ các vi khuẩn, tạp chất và giữ lại các khoáng chất tạo kiềm. Sau đó, nguồn nước đạt chuẩn lại tiếp tục đưa vào buồng điện phân, qua các tấm điện cực quý, nước này được phân tách cấu trúc thành dạng ion H+ và OH –. Trong đó, nước ion kiềm giàu Hydro được tạo ra ở cực âm, còn nước ion axit chứa nhiều ion Hydro (H+) và Oxi (O2) được tạo ra tại cực dương.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Quá trình điện phân tạo ra nước ion axit
Quá trình điện phân tạo ra nước ion axit

  • Nước ion axit có phải là nước thải, nước “bỏ đi” của máy điện giải?

Nước ion axit không phải là nước thải, mà ngược lại, loại nước này có nhiều công dụng hữu ích, trong đó phải kể đến việc làm sạch thớt, hạn chế tối thiểu lượng hóa chất tẩy rửa có nguy cơ thấm vào cơ thể con người. Sau khi rửa sạch thớt bằng nước rửa chén, bạn nên rửa lại thớt gỗ bằng nước axit mạnh pH 2.5 – 3.5 để sát trùng.

Không chỉ khử khuẩn thớt gỗ, nước axit mạnh còn sát trùng khăn lót, khăn rửa bát, kéo, dao, bàn chải đánh răng, hoặc khử trùng khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh, và cả đồ chơi của trẻ em. Nước ion axit mạnh sẽ bảo về sức khỏe của bạn khỏi sự tấn công của vi khuẩn bằng cách tiêu diệt chúng ngay khi tiếp xúc. Đặc biệt, nước này còn dùng khử khuẩn các loại thịt, cá… hoặc vật dụng nấu ăn. Ngoài nước ion axit, các loại nước khác của máy điện giải còn có nhiều công dụng hữu ích trong việc sơ chế thực phẩm. Và để giúp bạn có được bữa ăn ngon và sạch hơn, bạn có thể tuân thủ quy trình sơ chế chuẩn dưới đây.

  • Quy trình sơ chế thực phẩm an toàn mà phụ nữ muốn chăm sóc tốt gia đình đừng bỏ qua

5 bước sơ chế thực phẩm bằng nước điện giải giúp bữa ăn sạch và ngon hơn
5 bước sơ chế thực phẩm bằng nước điện giải giúp bữa ăn sạch và ngon hơn

- Bước 1: Bạn nên buộc tóc gọn gàng khi nấu ăn và tháo các trang sức trên tay và đeo tạp dề vào.

- Bước 2: Bạn dùng nước axit mạnh pH 2.5 – 3.5 để xịt lên tay và các dụng cụ làm bếp như: dao, thớt, kéo, chén, bát… khoangr 30 giây để diệt sạch vi khuẩn. Sau đó, bạn dùng nước kiềm pH 9.5 để rửa lại.

- Bước 3: Bạn có thể dùng nước kiềm pH 9.5 hoặc nước trung tính 7.0 để rửa sạch bụi bẩn, đất cát bám trên thực phẩm.

- Bước 4: Bạn nên ngâm rau, quả và các loại hạt trong nước kiềm mạnh pH 10.0 – 11.5 khoảng 10 – 15 phút để rửa sạch chất bảo quản, các loại thuốc trừ sâu. Đối với gạo, bạn chỉ ngâm từ 3 – 5 phút. Còn đối với rau ăn sống, trước khi ngâm trong nước kiềm mạnh pH 10.0 – 11.5 bạn nên ngâm trong nước axit mạnh 2.5 – 3.5 trong khoảng 30 giây để diệt khuẩn. Đối với thịt, cá, gia cầm thì bạn cũng dùng nước axit mạnh pH 2.5 – 3.5 xịt lên để trong 30 giây để sát khuẩn. Nếu cần rã đông thì bạn dùng nước axit yếu 5.5 để ngâm.

- Bước 5: Dùng nước kiềm 9.5 hoặc nước trung tính 7.5 của máy điện giải để rửa lại lần cuối.

Nói tóm lại, dùng thớt nói chung và thớt gỗ nói riêng không đúng cách đều tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh.  Bài viết không chỉ nêu ra cách vệ sinh thớt mà còn giúp bạn khử trùng, làm sạch thớt hiệu quả và an toàn hơn. Nếu bạn cảm thấy thắc mắc về các loại nước của máy điện giải, trong đó có cách loại nước giúp vệ sinh, khử trùng thớt thì có thể liên hệ với Thế Giới Điện Giải qua hotline 1800 7028 để được tư vấn rõ hơn.

Tổng hợp: /​

Tác giả: Lệ Huyền

Nguồn: Theo báo Tiền phong