Công ty cổ phần tập đoàn Thế Giới Điện Giải - GPKD số: 0314854299
118, Đường số 2, Vạn Phúc City, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, HCM
Copyright © 2015 - 2022
Tăng cường sức đề kháng là “vũ khí” mạnh mẽ nhất giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch như hiện nay. Vậy nên thực hiện chế độ dinh dưỡng như thế nào, chăm sóc con ra sao để nâng cao hệ miễn dịch luôn là câu hỏi được các gia đình quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Thế Giới Điện Giải đã tổng hợp cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch từ những chuyên gia sức khỏe hàng đầu. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu để chăm sóc bé đúng cách và toàn diện.
Tăng cường sức đề kháng giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bệnh tật
Sức đề kháng được xem là lá chắn bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút gây hại, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người.
Theo Bác sĩ CKII Võ Minh Tân - Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng TP Cần Thơ, sức đề kháng được hiểu là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Nếu sức đề kháng kém thì cơ thể sẽ dễ dàng mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
Sức đề kháng được hiểu là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
Đối với trẻ sơ sinh, cơ thể có hệ thống kháng thể nhận được từ khi còn trong bào thai. Các nhà nghiên cứu gọi đây là “miễn dịch thụ động”. Hệ miễn dịch này không tạo ra kháng thể lâu dài bởi chúng sẽ suy giảm trong nửa năm đầu đời. Vì vậy trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đây là nguồn cung cấp kháng thể thụ động để bé duy trì hệ miễn dịch.
Từ 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Trong thời gian này, bé tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn, hệ thống miễn dịch non nớt khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đây cũng là lý do khiến bé từ 6 tháng đến 3 tuổi thường mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như dị ứng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy,... Khi trẻ được 3 - 4 tuổi, hệ miễn dịch bắt đầu dần hoàn thiện, cơ thể tự sản sinh kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Từ 6 tháng đến 3 tuổi, trẻ bước vào giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”
Đối với chúng ta và đặc biệt là với trẻ em, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, sức đề kháng bảo vệ các bé khỏi bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, từ đó giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Bên cạnh đó, nếu trẻ thường mắc bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể, giúp chống lại các bệnh này trong tương lai.
Ngược lại, nếu trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc hệ miễn dịch yếu thì cơ thể sẽ thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy để giúp con luôn khỏe mạnh, cha mẹ cần giúp bé tăng cường sức đề kháng.
Hệ miễn dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe bé
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con. Ngay trong 1 giờ đầu sau sinh và 72 giờ đầu, trẻ cần được bú sữa non từ mẹ. Sữa non là loại sữa đặc biệt, thường được tiết ra trong 3 ngày đầu sau sinh. Sữa non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong, giàu kháng thể, nhiều tế bào bạch cầu và dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa của con tiếp tục được hoàn thiện sau khi chào đời.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia, trẻ được bú mẹ đầy đủ sẽ giúp con có sức khỏe ổn định, khỏe mạnh để bước vào giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Trong giai đoạn này, ngoài sữa mẹ thì bé không cần bổ sung thực phẩm nào khác, kể cả nước lọc.
Bước qua thời kỳ 6 tháng đến 1 tuổi, sữa mẹ cung cấp khoảng 70% nhu cầu năng lượng đối với bé, vì vậy trẻ từ 1 tuổi trở lên ngoài sữa mẹ cần được ăn bổ sung. Ngoài ra, bố mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé và không lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho trẻ khiến hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu.
Trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để sức khỏe ổn định
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Trong cơ thể, nước chiếm đến 60 - 70% và có vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe. Nhiều người vẫn có thói quen sử dụng nước tinh khiết để bổ sung lượng nước cần thiết hàng ngày. Tuy nhiên thói quen này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Năm 1980, Tổ chức Y tế Thế giới WHO thông qua nghiên cứu "Rủi ro sức khỏe khi uống nước khử khoáng chất" đã chỉ ra rằng: “Nước khử khoáng là nước hoàn toàn không có khoáng chất hòa tan nhờ áp dụng các kĩ thuật tách như chưng cất, loại khoáng, lọc màng, điện di và các kỹ thuật khác (còn gọi là nước sau màng lọc RO - RO filters). Việc sử dụng nước tinh khiết tạo ra bởi công nghệ RO trong thời gian dài sẽ làm cơ thể thiếu canxi dẫn đến loãng xương, có nguy cơ gây phù não co giật và nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là đối với trẻ em”.
WHO từng cảnh báo hiểm họa việc dùng nước tinh khiết với trẻ nhỏ
Hiện nay, nước iON kiềm tạo ra từ máy lọc nước iON kiềm được xem là nguồn nước tốt nhất dành cho sức khỏe nhờ 4 đặc tính:
Khám phá những lợi ích của nước iON kiềm
Tuy nhiên ở mỗi độ tuổi, bé lại có nhu cầu về lượng và loại nước với pH khác nhau, cụ thể như sau:
Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể uống nước iON kiềm để nâng cao sức khỏe
Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra một số lưu ý để sử dụng nước iON kiềm an toàn với trẻ nhỏ như:
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cân bằng dinh dưỡng là cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch mà cha mẹ không thể bỏ qua. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bé tăng cường sức khỏe trong mùa dịch
Trong bối cảnh đại dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân áp dụng công thức 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia gồm:
- Số 4 - chế độ ăn cân đối 4 yếu tố:
- Số 5 - mỗi bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm sau:
Xem thêm: 10+ loại thực phẩm có tính kiềm nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày
- Số 1: Một bữa ăn hoặc chế độ dinh dưỡng trong một ngày cần sự hài hòa giữa các nhóm chất và thực phẩm, kết hợp lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Chế độ dinh dưỡng 4-5-1 được Bộ Y Tế khuyến cáo nên áp dụng để có một cơ thể khỏe mạnh
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nước iON kiềm mạnh pH ~ 10.0 - 11.5 được xem là phương pháp làm sạch thực phẩm tự nhiên hiệu quả với khả năng bóc tách hóa chất, thuốc trừ sâu,... tồn dư trên bề mặt rau, củ, quả. Đồng thời, đặc tính chống oxy hóa của nước iON kiềm cũng giúp loại bỏ vị chát trên một số loại rau, củ, bảo quản thực phẩm lâu hơn.
Ngoài ra, với khả năng chiết xuất mạnh mẽ, nấu ăn với nước iON kiềm pH ~ 9.0 - 9.5 sẽ gia tăng và làm nổi bật hương vị thơm ngon tự nhiên trong thực phẩm và bảo toàn chất dinh dưỡng mang đến bữa ăn ngon và sạch cho trẻ cũng như gia đình.
Thực nghiệm khả năng loại bỏ thuốc trừ sâu trên thực phẩm của nước iON kiềm
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ
Các loại vi khuẩn, vi rút chính là những tác nhân tấn công hệ miễn dịch, gây ra bệnh tật. Cụ thể, đại dịch COVID-19 có nguyên nhân từ vi rút SARS-CoV-2, lây từ người qua người khi tiếp xúc gần như qua không khí khi ho, hắt hơi, chạm, bắt tay hoặc chạm vào bề mặt có vi rút, sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt trước khi rửa tay.
Vậy nên, cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch đơn giản nhưng vô cùng quan trọng đó là vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở con rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi tay bẩn, không chạm tay vào mắt mũi miệng khi chưa rửa tay, súc họng bằng nước sát khuẩn. Không gian sinh hoạt cần giữ thông thoáng, sạch sẽ, mở cửa sổ vào ban ngày để đón nắng.
Nhắc nhở bé rửa tay khi cần thiết để loại bỏ vi khuẩn
Hiện nay, nước iON axit mạnh (pH ~2.5 - 3.5) tạo ra từ máy lọc nước iON kiềm được Bộ Y Tế Nhật Bản ra công văn 3378 chứng nhận về khả năng sát trùng và diệt khuẩn nhờ thành phần Hypoclorơ - HClO. Nước iON axit mạnh cực kỳ tiện lợi, tiết kiệm chi phí và an toàn.
Axit HClO được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản công nhận là có tính sát khuẩn cao nhưng vẫn an toàn với con người và môi trường, nhờ đặc tính sau khi sát khuẩn xong thì sẽ trở thành nước. Bố mẹ hoàn toàn có thể dùng loại nước này để vệ sinh tay chân, răng miệng hay đồ chơi cho bé, đồng thời khử khuẩn đồ vật, không gian sống một cách hiệu quả.
Trong tài liệu “Làm sạch và khử trùng môi trường trong bối cảnh COVID-19”, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng đã kết luận Axit Hypoclorơ (HClO) hoạt động như một hợp chất chống vi khuẩn hiệu quả.
Xem chi tiết tài liệu: https://www.who.int/publications/i/item/cleaning-and-disinfection-of-environmental-surfaces-inthe-context-of-covid-19
Nước iON axit mạnh pH ~2.5 - 3.5 có khả năng diệt khuẩn khử trùng hiệu quả
Vận động, rèn luyện thể dục thể thao tại nhà giúp bé tăng đề kháng
Trong thời kỳ dịch bệnh, đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội, các bé phải hạn chế hoặc không thể ra ngoài vui chơi và hoạt động thể chất. Tuy nhiên bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con vận động bằng cách cùng con tập thể dục tại nhà như nhảy dây, nhảy múa theo nhạc, chạy vòng tròn,...
Thời gian giãn cách cũng là lúc gia đình có nhiều thời gian bên nhau hơn, do đó cha mẹ nên dành thời gian chơi cùng con như đọc sách, vẽ tranh và tâm sự với trẻ, giúp trẻ nhận thức tốt hơn về dịch bệnh, giảm lo âu, buồn chán, giữ tinh thần vui vẻ.
Cha mẹ nên dành thời gian chơi cùng bé giúp con khỏe mạnh, giảm buồn chán
Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến bé suy giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên, dễ mắc bệnh hơn, đồng thời khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo.
Vì vậy, thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng và đủ giờ chính là cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch mà cha mẹ cần lưu ý. Tùy vào độ tuổi, mỗi bé sẽ cần thời gian ngủ khác nhau, cụ thể:
Ngủ đủ giấc là cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch mà cha mẹ cần lưu ý
Tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch
Vắc-xin là chế phẩm có chứa kháng nguyên dùng để kích thích cơ thể tạo miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Đối với trẻ, việc tiêm chủng là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển sau này. Vắc-xin giúp cơ thể trẻ tạo ra các kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, vi rút trong máu để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh ở lần tấn công sau.
Để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm và thực hiện tiêm phòng đầy đủ
Để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm và thực hiện tiêm phòng đầy đủ, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc tiêm chủng và chăm sóc con sau khi tiêm một cách tốt nhất.
Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cha mẹ cần nắm rõ những cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch, giúp con bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện. Vì một tương lai Việt Nam “khỏe mạnh”, hãy chăm sóc những “mầm non” từ những điều nhỏ nhất.
Chuyên viên tư vấn sức khỏe Hoài Thu